Giảm tải nhờ bệnh viện vệ tinh
Theo thống kê của Bộ Y tế, sau hơn 5 năm thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh, nhiều kỹ thuật cao của tuyến trên đã được chuyển giao xuống tuyến dưới, giúp nâng cao tay nghề, trình độ của y tế cơ sở, giảm tải cho y tế tuyến trên.
Nhờ việc chuyển giao kỹ thuật, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Đường (Lai Châu) có thể phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý phức tạp hơn cho bệnh nhân Ảnh: DN
Người bệnh hưởng lợi
Thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, từ năm 2013 đến nay, ngành đã xây dựng được 23 bệnh viện hạt nhân và 138 bệnh viện vệ tinh; các bệnh viện hạt nhân đã chuyển giao gần 2.000 kỹ thuật cao cho các bệnh viện vệ tinh; khoảng 85% số bệnh viện vệ tinh có xu hướng giảm chuyển tuyến. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, những kết quả của Đề án bệnh viện vệ tinh đã từng bước giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện, đặc biệt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Theo tìm hiểu phóng viên được biết hiện tại Bệnh viện E có 14 bệnh viện vệ tinh tại các tỉnh, thành với 3 chuyên ngành là tim mạch, chấn thương, hồi sức tích cực – chống độc. Thời gian qua, Bệnh viện E đã chuyển giao với các gói kỹ thuật tới hàng trăm lượt bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tại các bệnh viện vệ tinh như cấp cứu tim mạch ban đầu, phẫu thuật (PT) thay đoạn động mạch chủ bụng, PT tim hở, PT và chăm sóc bệnh nhân u phổi,…
Ông Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, thời gian tới, Bệnh viện E sẽ triển khai mạng lưới thông tin gồm truyền hình thông qua mổ trực tuyến theo các chuyên khoa, giao ban trực tuyến, gửi báo cáo và thực hiện cố vấn giảng dạy và thực hành trực tuyến về chuyên môn cấp cứu phẫu thuật đối với các bệnh viện vệ tinh. Đặc biệt, Bệnh viện E sẽ chú ý đến công tác truyền thông nhằm tuyên truyền các kỹ thuật, các ca bệnh mà các bác sĩ bệnh viện tuyến dưới thực hiện được đến với đông đảo người dân…, giúp người dân tin tưởng vào bệnh viện tuyến dưới, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Nếu mới chỉ nghe hiệu quả của Đề án bệnh viện vệ tinh qua báo cáo thành tích trên giấy sẽ là không đầy đủ. Trong một lần đi công tác về Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu- vệ tinh của Bệnh viện E, phóng viên mới thấy được rõ hơn hiệu quả đề án này mang lại. Thời điểm phóng viên đến làm việc tại đây chứng kiến bệnh nhân Lò Thị Tình nhập viện do cơn đau dữ dội với triệu chứng điển hình của bệnh viêm túi mật như đau vùng hạ sườn phải, cơn đau quặn, lan ra sau lưng hoặc lên vai phải. Sau khi khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được các bác sỹ chẩn đoán là viêm túi mật và được chỉ định phẫu thuật.
Bác sỹ Tao Văn Ngần, Khoa Ngoại sản, Bệnh viện Đa khoa Tam Đường cho biết, trường hợp của bệnh nhân Tình nặng và rất khó điều trị. Do bệnh nhân đã từng mổ mở một lần do chửa ngoài tử cung bị vỡ trong ổ bụng cách đây chưa lâu. Nay, bệnh nhân lại bị viêm túi mật có sỏi lớn, nếu như trước đây, bệnh nhân sẽ phải thực hiện mổ mở, thời gian hậu phẫu kéo dài rất khó khăn cho bệnh nhân hoặc có thể phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị… Nhưng nhờ sự hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật của PGS, TS Đỗ Trường Sơn, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E, Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Đường đã triển khai thành công phẫu thuật cắt túi mật nội soi, với nhiều biến chứng của bệnh nhân Tình.
Video đang HOT
Còn tại Bệnh viện K, theo Giám đốc Trần Văn Thuấn, trước đây công suất giường bệnh của Bệnh viện K lên tới trên 300%, quá tải ở nhiều khoa phòng. Hiện, công suất giường bệnh của bệnh viện còn 106%, tình trạng quá tải đã giảm rất nhiều. Kết quả này là nhờ mô hình bệnh viện vệ tinh, giúp các bệnh nhân có thể điều trị tại địa phương nhưng vẫn được tiếp cận với các bác sĩ tuyến trên mà không phải chuyển tuyến, người bệnh không phải đi lại.
“Bệnh viện K đã trực tiếp thực hiện chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn cho 42 đơn vị điều trị ung bướu thông qua mô hình bệnh viện vệ tinh; thực hiện đề án 1816 tăng cường y, bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới công tác. Một số bệnh viện trước đây bệnh nhân chuyển tuyến gần 100%, nay chỉ còn 10-20%. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ chuyển tuyến với bệnh nhân ung thư hiện khoảng 10%, trong khi trước đây đến 90%. Tại Phú Thọ, trước đây bệnh nhân chuyển tuyến 95%, giờ chỉ còn khoảng 5%”, ông Thuấn nói.
Trong 5 năm, Đề án bệnh viện vệ tinh đã tổ chức 950 lớp đào tạo, chuyển giao 171 gói kỹ thuật với gần 2.000 kỹ thuật gồm các chuyên ngành: Ngoại khoa, tim mạch, nhi khoa, hồi sức, sản khoa, huyết học truyền máu, ung bướu, nội tiết, bệnh nhiệt đới.
Hiện 10 chuyên khoa được đầu tư và ưu tiên phát triển trong đề án bệnh viện vệ tinh là ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản, nhi, nội tiết, thần kinh, huyết học lâm sàng, hồi sức cấp cứu, chống độc.
Cần nhiều “vệ tinh” chất lượng
Tuy đã thu được nhiều hiệu quả tích cực song hiện nhân rộng mô hình này còn gặp một số khó khăn. Cụ thể, các bệnh viện hạt nhân chuyển giao kỹ thuật vất vả, hạn chế về nhân lực, cơ chế bảo hiểm y tế khó thanh toán các kỹ thuật mới; bệnh viện vệ tinh khó giữ bác sỹ ở lại địa phương sau khi được chuyển giao kỹ thuật.
Ông Trần Văn Thuấn thừa nhận, tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị không theo kịp với nhu cầu phát triển chuyên môn của bệnh viện. Bên cạnh đó, tiến độ triển khai kỹ thuật tại các bệnh viện vệ tinh sau giai đoạn đào tạo tập trung còn chậm. Một số bệnh viện vệ tinh không tập trung được bệnh nhân, hoặc không bổ sung kịp trang thiết bị như dự kiến nên không triển khai được kỹ thuật.
“Đa số các bệnh viện vệ tinh chưa có máy xạ trị nên việc đào tạo xạ trị phải lồng ghép với các bệnh viện đã có máy. Cán bộ cử đi học ít, tham gia học về xạ trị nhưng sau khi học xong không được thực hành ngay, hoặc bị bố trí làm công việc khác. Trang thiết bị cho chẩn đoán và điều trị ung bướu tại các bệnh viện vệ tinh không đồng bộ và thiếu”, Giám đốc Bệnh viện K nói.
Còn theo lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng, qua kiểm tra, các phòng chức năng của Sở Y tế phát hiện một số bệnh viện tuyến quận, huyện chưa thực sự quan tâm việc đầu tư nguồn lực để tiếp nhận, dự giao ban tuyến không đầy đủ, không đúng thành phần, không tích cực tham gia học hỏi khi các bác sỹ từ tuyến trên về chuyển giao kỹ thuật, có tư tưởng trông chờ chuyên gia tuyến trên xuống “làm hộ”, tăng cường, thay vì chủ động học tập làm chủ kỹ thuật mới. “Tình trạng này đang khiến việc thực hiện mục tiêu cao nhất của Đề án là giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của các bệnh viện tuyến quận, huyện chưa đạt yêu cầu”, lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng nêu.
Trước thực tế nêu trên, về phía Cục Quản lý Khám chữa bệnh, theo ông Lương Ngọc Khuê, trong năm 2019 và những năm tiếp theo, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến trên tăng cường chuyển giao kỹ thuật và chuyên môn cho tuyến dưới, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các bệnh viện; công bố danh sách các bệnh viện đủ tiêu chuẩn làm bệnh viện hạt nhân để các bệnh viện vệ tinh lựa chọn đề xuất hỗ trợ chuyên môn; khẩn trương ban hành quy định để các chuyên gia, bác sỹ giỏi ở các bệnh viện hạt nhân có trách nhiệm tham gia khám, chữa bệnh ở các bệnh viện vệ tinh.
Dương Ngân
Theo baohaiquan
Nuốt phải xương cá kìm nhưng nghĩ có thể tự tiêu nên không đi viện, người phụ nữ bị thủng ruột non sau 2 tuần
Theo người nhà bệnh nhân, cách đây 2 tuần bệnh nhân có ăn cá kìm và không biết mình nuốt phải xương cá.
Ngày 26/8, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện E vừa mổ cấp cứu thành công cho một trường hợp bệnh nhân nữ (38 tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị thủng ruột non do xương cá kìm sắc nhọn và mảnh.
Theo người nhà bệnh nhân, cách đây 2 tuần bệnh nhân có ăn cá kìm và không biết mình nuốt phải xương cá. Chỉ đến khi cách đây 4 ngày, bệnh nhân mới có biểu hiện đau âm ỉ vùng bụng dưới mới đi khám ở một cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội và được có chẩn đoán có dị vật trong ống tiêu hóa. Nhưng nghĩ là xương cá có thể tự tiêu nên bệnh nhân không mổ, xin điều trị ngoại trú.
Tuy nhiên, đến ngày 25/8, cơn đau bụng của bệnh nhân có biểu hiện tăng lên, đau liên tục vùng bụng dưới. Bệnh nhân được đưa cấp cứu vào Bệnh viện E. Sau khi làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thủng ruột non do dị vật sắc nhọn, mảnh đâm và được chỉ định mổ nội soi ổ bụng cấp cứu.
ThS.BS Nguyễn Quốc Đạt - Khoa Ngoại tổng hợp BV E - người trực tiếp tiến hành ca mổ nội soi cho bệnh nhân này cho biết, khi nội soi vào ổ bụng, các bác sĩ phát hiện một xương cá dài gần 4cm đâm xuyên thủng hồi tràng (đoạn cuối ruột non). Lỗ thủng được mạc nối lớn (tổ chức mỡ trong bụng) bọc lại. Lỗ thủng ruột non kích thước 5mm, bờ viêm dày. Bác sĩ đã tiến hành lấy xương cá, làm sạch, khâu lỗ thủng ruột non qua nội soi ổ bụng hoàn toàn.
Người đàn ông ngồi không được, nằm cũng không xong vì xương cá lọt qua ruột dính vào chỗ hiểm
" Đây là trường hợp khá may mắn vì dị vật được mạc nối lớn bao bọc nên không gây tràn dịch tiêu hóa ra ổ bụng. Các bác sĩ tiến hành thăm dò các tạng khác trong ổ bụng không phát hiện thấy tổn thương khác do dị vật này gây nên. Điều đáng nói, tất cả các công đoạn đều được các BS thực hiện qua nội soi nên giảm biến chứng, giảm đau đớn, giảm thời gian nằm viện cho bệnh nhân" - ThS Đạt cho hay.
ThS.BS Nguyễn Quốc Đạt phân tích thêm: Mức độ nguy hiểm khi nuốt phải xương cá là dị vật có thể mắc ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa (từ thực quản đến hậu môn) và gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu xương mắc ở vùng họng - thanh quản sẽ được các bác sĩ tiến hành nội soi gắp ra. Trường hợp khi xương qua được vị trí này có thể đi xuống những phần dưới của ống tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
Nếu xương đâm thủng thực quản sẽ gây áp xe trung thất, đây là một biến chứng nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu xương đi xuống đâm thủng dạ dày, ruột non, ruột già sẽ gây biến chứng viêm phúc mạc (nhiễm trùng trong ổ bụng) khu trú hoặc toàn thể. Thậm chí, dị vật có thể thoát ra ngoài ổ bụng gây tổn thương các tạng khác. Đây là những biến chứng nặng và thường phải phẫu thuật sớm, nếu không được chẩn đoán, xử trí cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Để tránh những biến chứng đáng tiếc trên, ThS Đạt khuyến cáo: Khi ăn uống, đặc biệt là những thực phẩm có xương như cá, gà... nên người dân nhai kỹ, lựa xương cẩn thận. Nếu không may nuốt phải xương thì đừng cố nuốt hoặc không tự ý móc bỏ xương mà cần đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và xử trí sớm, tránh trường hợp dị vật đi sâu xuống hệ tiêu hóa, gây đâm thủng thành ống tiêu hóa.
Dị vật trong ống tiêu hóa chưa gây thủng, ở vị trí thuận lợi như hầu họng, thực quản, dạ dày thì có thể xử trí bằng phương pháp nội soi qua đường miệng gắp dị vật. Trong trường hợp dị vật gây thủng hoặc ở vị trí khó lấy như ruột non thì cần chẩn đoán và mổ sớm để gắp dị vật và xử trí tổn thương.
Theo Helino
Bác sĩ cảnh báo dịch sốt xuất huyết lan rộng, nguy hiểm đến sức khỏe Trước tình trạng dịch sốt xuất huyết tăng, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động phòng tránh, ngăn chặn ổ dịch phát tán. Theo báo cáo sơ bộ của Sở Y tế Hà Nội, đến nay 2.399 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở một số địa bàn như: Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Đống Đa, Cầu Giấy... Nguyên...