Giảm cân bằng giấm táo đơn giản nhưng cần cẩn thận
Bạn có thể pha giấm táo vào nước hoặc trộn salad nhưng không được dùng quá nhiều.
Giấm táo đã được sử dụng như một loại thuốc bổ trong hàng nghìn năm qua. Nghiên cứu cho thấy loại thực phẩm này có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ảnh: Times of India
Giấm táo là gì?
Giấm táo được làm theo quy trình lên men hai bước từ táo được cắt hoặc nghiền nát. Quá trình sản xuất giấm táo truyền thống mất khoảng một tháng. Hiện nay, một số nhà sản xuất đã đẩy nhanh quá trình này xuống chỉ còn một ngày.
Trong giấm táo có axit axetic – hợp chất hữu cơ có vị chua và mùi mạnh. Một muỗng canh (15 ml) giấm táo chứa khoảng 3 calorie và hầu như không có carb.
Tác dụng giảm cân
Một số nghiên cứu cho thấy axit axetic trong giấm táo thúc đẩy giảm cân bằng cách giảm lượng đường trong máu, giảm mức insulin, cải thiện trao đổi chất, giảm tích trữ chất béo, ngăn chặn sự thèm ăn.
Giấm táo cũng thúc đẩy cảm giác no, làm giảm lượng calorie hấp thụ, chậm tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày.
Tuy nhiên, các tác dụng trên lại gây hại cho những người bị tiểu đường hoặc mắc bệnh dạ dày.
Trong nghiên cứu kéo dài 12 tuần, 144 người trưởng thành béo phì ở Nhật Bản uống 1 muỗng canh (15 ml) giấm táo, 2 muỗng canh (30 ml) giấm táo hoặc đồ uống giả dược mỗi ngày.
Họ có chế độ ăn uống và sinh hoạt như bình thường trong suốt quá trình nghiên cứu.
Những người uống 1 muỗng canh (15 ml) giấm mỗi ngày giảm 1,2 kg, giảm 0,7% mỡ, giảm 1,4 cm vòng eo.
Video đang HOT
Những người uống 2 muỗng canh (30 ml) giấm mỗi ngày giảm 1,7 kg, giảm 0,9% mỡ, giảm 1,9 cm vòng eo.
Những người dùng giả dược tăng trung bình 0,4 kg, vòng eo tăng nhẹ.
Các tác dụng sức khỏe khác
Ngoài việc thúc đẩy giảm cân và giảm béo, giấm táo còn có một số lợi ích khác:
- Giảm lượng đường trong máu và insulin: Khi được tiêu thụ cùng với một bữa ăn nhiều carb, giấm táo đã được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và mức insulin sau khi ăn.
- Cải thiện độ nhạy insulin: Một nghiên cứu ở những người kháng insulin hoặc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy thêm giấm vào bữa ăn nhiều carb đã cải thiện độ nhạy insulin lên 34%.
- Giảm lượng đường trong máu lúc đói: Trong một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, những người dùng giấm táo với bữa ăn nhẹ giàu protein vào buổi tối có lượng đường trong máu lúc đói giảm gấp đôi so với những người không uống.
- Giảm mức cholesterol xấu: Các nghiên cứu cho thấy giấm táo làm tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu.
- Tiêu diệt vi khuẩn và virus có hại: Giấm táo chống lại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli. Trong một nghiên cứu, giấm làm giảm 90% một số vi khuẩn và đến 95% một số loại virus.
Cách sử dụng
Có một số cách để thêm giấm táo vào chế độ ăn uống của bạn. Một phương pháp dễ dàng là sử dụng giấm táo với dầu ô liu làm nước sốt salad rau xanh, dưa chuột, cà chua.
Đơn giản hơn, bạn có thể pha giấm táo vào nước và uống.
Lượng giấm táo được sử dụng để giảm cân là 1-2 muỗng canh (15-30 ml) mỗi ngày, pha với nước. Tốt nhất bạn nên chia nhỏ uống 2-3 lần trong ngày và dùng trước bữa ăn.
Ảnh: Times of India
Không nên dùng nhiều hơn mức trên vì khả năng có những tác hại ở liều lượng cao hơn, chẳng hạn như tương tác thuốc hoặc làm mòn men răng. Bạn nên bắt đầu với 1 thìa cà phê (5 ml) để xem khả năng dung nạp của bản thân.
Không nên uống nhiều hơn 1 muỗng canh (15 ml) mỗi lần, vì uống quá nhiều một lúc dễ gây buồn nôn.
Điều quan trọng là phải trộn giấm táo với nước, vì giấm chưa pha loãng có thể làm bỏng khoang miệng và thực quản của bạn.
Mặc dù dùng giấm táo ở dạng viên uống có vẻ tiện lợi nhưng vẫn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Một người phụ nữ bị bỏng cổ họng sau khi một viên giấm táo mắc kẹt trong thực quản.
5 nguyên tắc để hạn chế mỡ thừa
Sau một kỳ nghỉ lễ dài ăn uống thoải mái cộng với việc phòng gym chưa mở cửa để phòng dịch làm ảnh hưởng ít nhiều đến chế độ tập luyện của bạn, đây là 5 nguyên tắc giúp hạn chế và giải quyết lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
Một phần ăn lành mạnh giúp hạn chế mỡ thừa - SHUTTERSTOCK
1. Bớt đường
Đường rất dễ gây nghiện. Theo nghiên cứu của Đại học Khoa học y tế Georgia (Mỹ), đường rất có hại cho sức khỏe, làm tăng mỡ bụng và mỡ gan, dẫn đến tình trạng kháng insulin và một loạt vấn đề về trao đổi chất.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, ăn quá nhiều đường sẽ khiến gan bị quá tải đường fructose và biến tất cả thành mỡ. Vì vậy, nếu muốn giảm lượng mỡ bụng, cần ngưng ăn đường tinh luyện và chấm dứt uống nước ngọt có đường ngay lập tức.
2. Ăn nhiều chất đạm hơn
Theo nghiên cứu của Đại học Missouri (Mỹ), chất đạm (protein) đã được chứng minh là làm giảm cảm giác thèm ăn, đặc biệt là khi được ăn vào bữa sáng.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng protein thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp ăn ít calo hơn mỗi ngày. Trên thực tế, theo một nghiên cứu ở Hà Lan, protein không chỉ giúp giảm cân mà còn giúp tránh tăng cân trở lại.
Cũng có một số bằng chứng cho thấy protein chống mỡ bụng hiệu quả. Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Biomed Central, những người bổ sung protein thường ít béo bụng hơn nhiều so với những người không ăn.
3. Giảm lượng carb
Giảm lượng carb (tinh bột, đường) là cách hiệu quả để giảm mỡ, theo một số nghiên cứu. Một nghiên cứu do Đại học Duke (Mỹ) thực hiện phát hiện rằng cắt giảm tinh bột giúp giảm cơn thèm ăn, dẫn đến giảm cân. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít carb giúp giảm cân nhiều hơn gấp 3 lần so với chế độ ăn ít chất béo.
Ngoài ra, giảm lượng carb làm giảm tình trạng cơ thể giữ quá nhiều nước. Chế độ ăn này cũng làm tiêu mỡ bụng, mỡ xung quanh các cơ quan và gan.
Chỉ cần tránh bánh mì trắng, mì ống và bánh nướng. Thay thế những thực phẩm này bằng thực phẩm giàu protein (trứng, ức gà, hạnh nhân, sữa...).
Để đốt cháy chất béo nhanh hơn, giảm lượng carb xuống 50 gr/ngày. Điều này sẽ đưa cơ thể vào trạng thái ketosis, vốn làm giảm cảm giác thèm ăn và khiến cơ thể đốt cháy chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể. 50 gr carb tương đương 2 lát bánh mì hoặc 1 lát bánh mì cộng 1 chén bột yến mạch.
4. Thêm giấm táo
Mỡ bụng thường khó giảm nhanh. Tuy nhiên, chỉ cần thêm giấm táo vào chế độ ăn uống, bạn có thể hạn chế được lớp mỡ thừa tích tụ, theo trang tin Alternative Daily.
Nghiên cứu cho thấy giấm táo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm lượng đường trong máu và giảm mức insulin, nhờ a xít axetic trong giấm táo. Một nghiên cứu của Nhật Bản kết luận rằng chế độ ăn uống chứa a xít axetic giúp tăng cường quá trình ô xy hóa a xít béo trong gan.
Một nghiên cứu khác của Nhật Bản cho thấy giấm táo cải thiện trao đổi chất. Những con chuột tiếp xúc với a xít axetic cho thấy gia tăng enzym AMPK, chất tăng quá trình đốt cháy chất béo cũng như giảm sản sinh chất béo và đường trong gan.
Thêm 1 hoặc 2 muỗng canh giấm táo vào chế độ ăn uống hằng ngày (vào 1 ly nước hoặc nước trộn xà lách) có thể giúp giảm tỷ lệ mỡ trong cơ thể, giảm mỡ bụng và giảm chất béo triglyceride trong máu.
5. Tăng cường chất xơ
Khi tăng protein và giảm carb, bạn sẽ muốn nạp càng nhiều chất xơ nhất có thể để duy trì hoạt động của cơ thể. Chất xơ cũng giúp no nhanh hơn và lâu hơn. Chất xơ giúp no lâu sau khi ăn vì cơ thể tiêu hóa chất xơ chậm hơn.
Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có chỉ số khối cơ thể thấp hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cùng bệnh tim. Để giúp giảm mỡ, hãy nạp 25 gr chất xơ mỗi ngày đối với phụ nữ ở tuổi trưởng thành và ở nam giới là 38 gr.
Làm sinh tố trái cây và rau quả như một món ăn nhẹ giàu chất xơ giữa các bữa ăn chính. Táo và cà rốt có hàm lượng chất xơ tự nhiên cao. Do đó, chỉ cần giảm lượng carb và đường, tăng lượng protein và thêm giấm táo vào chế độ ăn uống, bạn có thể đạt được những bước tiến dài trong việc giảm mỡ và giảm cân.
Ngạc nhiên khi uống giấm táo và mật ong Uống giấm táo mật ong đúng cách hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện làn da và là công dụng hữu hiệu trong quá trình giảm cân. 1. Hỗ trợ tiêu hóa Tuy giấm táo có tính axit nhưng khi đi vào cơ thể sẽ được kiềm hóa. Uống giấm táo cùng mật ong vào buổi sáng giúp cân bằng độ pH trong dạ...