Giảm bệnh tật từ đôi mắt
Mắt lão hóa có thể ảnh hưởng đến chu kỳ sinh lý học của cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe ở người lớn tuổi.
Qua nhiều thập niên, giới khoa học nỗ lực tìm kiếm lời giải thích tại sao một số tình trạng lại xuất hiện khi tuổi già, trong đó có chứng mất trí nhớ, phản ứng chậm chạp, mất ngủ, trầm cảm. Họ đã cẩn thận kiểm tra những mối nghi ngờ khác như lượng cholesterol cao, béo phì, bệnh tim mạch và thậm chí lối sống ít vận động. Đến nay, nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ đã khám phá một tác động bất ngờ không hề biết trước: đó chính là sự lão hóa của đôi mắt.
Tình trạng vàng hóa dần thủy tinh thể cùng với đồng tử thu hẹp xuất hiện theo tuổi tác đã làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, góp phần gây nên vô số vấn đề về sức khỏe. Khi mắt lão hóa, lượng ánh sáng lọt qua thủy tinh thể ngày càng ít đi, dẫn đến thiếu hụt ánh sáng ở các tế bào chủ chốt vùng võng mạc – vốn chịu trách nhiệm nhịp độ sinh học của cơ thể. “Chúng tôi tin rằng ảnh hưởng của quá trình này rất lớn và nó chỉ mới bắt đầu được công nhận là vấn đề về sức khỏe”, tờ The New York Times dẫn lời bác sĩ Patricia Turner, chuyên khoa mắt ở Leawood, Kansas. Bà đã cùng chồng là giáo sư khoa mắt Martin Mainster của Đại học Kansas viết báo cáo chi tiết về ảnh hưởng của đôi mắt già đi đối với sức khỏe.
Tế bào cảm quang trong võng mạc hấp thu ánh sáng mặt trời và chuyển tải các thông điệp đến phần của não gọi là hạt nhân giao thoa chéo (S.C.N), chịu trách nhiệm điều khiển đồng hồ sinh học. S.C.N điều chỉnh cơ thể theo môi trường bằng cách kích hoạt sự sản sinh hormone melatonin vào chiều tối và cortisol vào buổi sáng.
Video đang HOT
Hình minh họa
Melatonin được cho là có nhiều chức năng thúc đẩy lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã cho thấy người có lượng melatonin thấp, dấu hiệu S.C.N hoạt động không hiệu quả, có nguy cơ cao mắc nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư, tiểu đường và tim mạch. Phải đến năm 2002, giới khoa học mới biết rõ về sự đồng bộ giữa nhịp sinh học với vai trò của đôi mắt. Ngoài tế bào hình roi và nón, nhóm của tiến sĩ Berson thuộc Đại học Brown còn phát hiện tế bào sâu bên trong võng mạc cũng có khả năng cảm quang, và thậm chí chúng còn liên lạc trực tiếp hơn với não bộ.
Trong một nghiên cứu đăng trên chuyên san The British Journal of Ophthalmology, bác sĩ Mainster và Turner ước tính đến năm 45 tuổi, tế bào cảm quang ở người chỉ nhận phân nửa ánh sáng cần thiết để kích hoạt toàn phần nhịp sinh học. Đến năm 55 tuổi, tỷ lệ này rớt xuống còn 37% và khi con người 75 tuổi, tế bào cảm quang nhận được vỏn vẹn 17% lượng ánh sáng cần thiết. Trong một cuộc nghiên cứu liên quan, các chuyên gia Thụy Điển quan sát những bệnh nhân được phẫu thuật chữa chứng đục nhân mắt và phát hiện chứng mất ngủ cũng như tình trạng buồn ngủ vào ban ngày ở họ giảm hẳn. Còn ở một cuộc nghiên cứu khác, thời gian phản ứng của bệnh nhân được cải thiện sau khi thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ Mainster và Turner khuyên người lớn tuổi nên siêng năng ra ngoài hít thở không khí trong lành và quan trọng hơn là tắm nắng, nhằm hạn chế tối thiểu sự sụt giảm tiếp nhận ánh sáng ở tế bào cảm quang, từ đó giảm được những nguy cơ bệnh tật do tuổi già mang lại.
Theo vietbao
Khiêu vũ - "liều thuốc" tuyệt vời
Từ thời cổ đại, khiêu vũ đã là một trong những hình thức cổ xưa nhất để con người tự thể hiện mình và thỏa mãn nhu cầu giải trí. Trong đời sống hiện đại, ngoài mục tiêu giải trí, nhảy múa còn đem lại một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời hay còn gọi là liệu pháp khiêu vũ.
Người ta ước tính rằng 200 triệu phụ nữ trên toàn thế giới đang bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương, một trong những cách tốt nhất để tăng mật độ xương và đảo ngược sự mất xương là tập thể dục, chẳng hạn như nhảy múa. Khiêu vũ làm tăng sức mạnh cơ bắp, vốn bị hao mòn theo tuổi tác.
Khiêu vũ còn giúp duy trì trọng lượng, điều cần thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, khi người ta có tuổi, quá trình trao đổi chất chậm lại, trong khi nhiều người ngày càng có lối sống ít vận động nên chỉ cần dành chút thời gian cho tập vũ đạo, con người ta có thể tăng tốc quá trình trao đổi chất trong tâm trạng đón nhận một cách vui vẻ.
Nếu như những người già 65 tuổi trở lên dễ gặp chấn thương thì một trong những cách phòng ngừa tốt nhất chính là khiêu vũ. Các nghiên cứu tại Đại học Missouri phát hiện thấy những người cao niên tham gia các khóa học nhảy đã cải thiện đáng kể sự cân bằng và dáng đi, 2 yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa té ngã.
Khiêu vũ thực sự có thể giúp con người tránh được bệnh tật
Ngoài ra, nhảy múa thực sự có thể giúp con người tránh được bệnh tật. Một nghiên cứu cho thấy, tập vũ đạo ở mức độ vừa phải làm giảm kích thích tố gây căng thẳng ức chế hệ miễn dịch và hiệu quả tích lũy theo thời gian. Điều này có nghĩa rằng, chỉ cần mỗi ngày khiêu vũ một vài lần, người ta đủ sức đề kháng chống chọi với thời tiết lạnh và cảm cúm.
Điều dễ nhận thấy là khiêu vũ giúp ngăn ngừa tình trạng trầm cảm nhẹ và cải thiện sự tự tin của người tham gia. Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học thần kinh quốc tế gần đây cho biết, giải pháp trị liệu bằng khiêu vũ đã được áp dụng để cải thiện tâm lý căng thẳng và sự trầm cảm bởi hoạt động xã hội này xóa cảm giác bị cô lập của những người lớn tuổi sống một mình hay người bị trầm cảm. Bên cạnh đó, mỗi lần làm chủ được một điệu nhảy mới, những người tập khiêu vũ có thêm sự tự tin trong cuộc sống.
Về sức khỏe tâm thần, Đại học Y khoa Albert Einstein đã công bố trên tạp chí Y học New England một nghiên cứu về lão khoa được thực hiện trong 21 năm, theo đó, khiêu vũ có thể giảm tới 76% nguy cơ và ảnh hưởng của chứng mất trí nhớ. Sau một thời gian ngắn luyện tập, nhảy múa làm con người ta thông minh hơn, còn về lâu dài, nó tăng tính sắc sảo về trí tuệ cho mọi người ở tất cả các lứa tuổi.
Các nhà khoa học còn nhận thấy rằng, sự phức tạp của vũ đạo thực sự có thể tăng hoạt động của những dây thần kinh nối với bộ não.
Cuối cùng, cần lưu ý một số điều: Do khiêu vũ là một hoạt động thể chất, nên mỗi người trước khi lựa chọn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn Tham gia tập vũ đạo nên thử nhiều phong cách khác nhau nhưng hãy dành một vài tuần nhất định để tìm được bộ môn phù hợp nhất Khiêu vũ là phải vui vẻ, nếu cảm thấy bị gượng ép thì không nên cố.
Theo vietbao
Sự thực về bệnh "hai chân chết khô" Bệnh nhân chân mốc đen, chết khô Như đã đưa tin về trường hợp anh anh Cil Ha Toàn ở Đà Lạt định trốn viện do bàn chân bị hoại tử, bác sĩ yêu cầu cắt cụt chân. Vậy đây có phải bệnh hiếm gặp và không thể chữa ngoài cắt cụt chi? Không phải cắt cụt chi nếu phát hiện sớm TS...