Giải pháp giúp học sinh tiểu học vui học tiếng Anh
ể giỏi tiếng Anh, việc được học và thực tập môn ngoại ngữ này ngay từ nhỏ rất quan trọng, trong đó, có vai trò của việc dạy tiếng Anh bậc tiểu học.
Với ý nghĩa đó, hai cô giáo ở Trường Tiểu học Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đã sáng tạo ra giải pháp giúp học sinh vui học và giáo viên dạy hiệu quả hơn môn tiếng Anh.
Cô Anh Thư và cô Thảo Sương, đồng tác giả giải pháp”Website Binh Thuy Funny English”.
Đó là cô Trần Thị Anh Thư và cô Lê Trần Thị Thảo Sương, với giải pháp “Website Binh Thuy Funny English”, đoạt giải Ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Cần Thơ lần thứ 11, năm 2020-2021.
Nếu như lúc trước, cô Trần Thị Anh Thư cũng như các giáo viên dạy tiếng Anh của Trường Tiểu học Bình Thủy khi lên lớp phải lỉnh kỉnh máy cát-sét, băng, đĩa…, thì bây giờ, thầy cô chỉ cần có thiết bị kết nối internet là đã thực hiện tiết dạy hấp dẫn. Cô Trần Thị Anh Thư, đồng tác giả giải pháp, cho biết: Mặc dù trên mạng internet có nhiều nguồn trang web học tiếng Anh nhưng nội dung kiến thức rất mênh mông, không sắp xếp theo từng chủ đề, chương trình giảng dạy cụ thể nên giáo viên và học sinh gặp khó, mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm, lựa chọn nguồn tư liệu. “Website Binh Thuy Funny English” tại địa chỉ https://btfunnyenglish.blogspot.com/ đã xây dựng, sắp xếp, hệ thống lại các nguồn ngữ liệu, bài giảng, video, bài hát, trò chơi… theo tài liệu tiếng Anh i-Learn Smart Start hiện hành của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Quả vậy, chỉ cần thiết bị có kết nối internet, giáo viên, phụ huynh và học sinh có thể dễ dàng truy cập vào trang web để tìm kiếm tài liệu bất cứ lúc nào, ở mọi nơi. Nhờ đó, học sinh có thể tự học những kiến thức cơ bản ở nhà và phụ huynh cũng có thể đồng hành cùng con trong việc học tiếng Anh.
Truy cập website Binh Thuy Funny English, người dùng có thể tìm kiếm trên thanh menu các tiểu mục như tài liệu giảng dạy, từ vựng, mẫu câu, bài hát, trò chơi, ngữ liệu, luyện tập… được sắp xếp theo các khối lớp với các chủ đề tương thích với chương trình giáo dục phổ thông mới. iển hình như khi truy cập vào mục “Practical teaching” (tài liệu giảng dạy), giáo viên sẽ có tài liệu để giảng dạy các bài giảng bằng power point, video clip bài giảng đã được thiết kế tương ứng với bài học trong sách giáo khoa. Giáo viên có thể dùng bài giảng này để giảng dạy hoặc làm tư liệu để thiết kế bài giảng theo ý riêng. Với học sinh, các em có thể xem lại trên mục này để củng cố kiến thức hoặc tự học khi không thể đến lớp.
Với việc tận dụng tối ưu hóa đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video clip, trình chiếu… website Binh Thuy Funny English giúp các em học sinh phát triển 4 kỹ năng tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết và từng bước nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ. Nhóm tác giả cho biết: Sau năm đầu triển khai dạy học sinh khối lớp 1 và năm học này tiếp tục đến khối lớp 2, website Binh Thuy Funny English đã thực sự mang lại hiệu quả tích cực. Học sinh thêm yêu thích môn tiếng Anh, nâng cao vai trò tự học và giúp các em nâng cao kỹ năng thực hành tiếng Anh, sử dụng máy tính, khai thác thông tin trên mạng internet. “Thành tích ấn tượng là khi các em tham gia cuộc thi “Tài năng tiếng Anh” thì đạt 2 giải Nhất, 5 giải Ba, 5 giải Khuyến khích cấp quận và 1 giải Nhất, 1 giải Khuyến khích cấp thành phố”, cô Anh Thư chia sẻ.
Video đang HOT
Hiện tại, hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh ở Trường Tiểu học Bình Thủy đều sử dụng website Binh Thuy Funny English như một công cụ giảng dạy hiệu quả. Nhóm tác giả cho biết thêm: trang web sẽ tiếp tục được cập nhật thông tin, dữ liệu, nâng dần theo chương trình các khối lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. ồng thời, nhóm tác giả cũng sẽ cập nhật thêm nhiều tính năng, phần mềm mới để trang web hoạt động hiệu quả hơn.
Nhiều năm qua, giáo viên Trường Tiểu học Bình Thủy đạt nhiều giải thưởng về sáng tạo kỹ thuật cấp thành phố, quận. ặc biệt, những giải pháp đó đều “sát sườn” với nhu cầu dạy và học của nhà trường nên tính ứng dụng cao, tiếp thêm động lực nghiên cứu cho giáo viên. Cô Trần Ngọc Hân, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Thủy, nói: “Khi có thông tin về các cuộc thi phù hợp, nhà trường đều phổ biến đến giáo viên để đăng ký. Nhà trường tổ chức những buổi cho giáo viên trình bày giải pháp và đồng nghiệp sẽ góp ý. Sau đó, giải pháp sẽ được chỉnh, sửa hoàn thiện, gửi dự thi. Ngoài ra, nhà trường cũng hỗ trợ giáo viên về kinh phí, tạo điều kiện tối đa để các thầy cô nghiên cứu, sáng tạo”.
Thạc sĩ "bỏ phố lên rừng" đưa Tiếng Anh đến với học sinh dân tộc thiểu số
Với tấm bằng Thạc sĩ, thầy Quý đã nỗ lực để mang tiếng Anh truyền thụ cho học sinh nơi bản xa, chọn nơi đầy nắng gió phía tây xứ Nghệ để gắn bó.
Ngồi tiếp chuyện chúng tôi trong khuôn viên nhà trường, thầy Đặng Ngọc Quý (sinh năm 1981), giáo viên tiếng Anh trường Phổ thông dân tộc bán trú - Trung học cơ sở Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trầm tư kể về một thời gian khó, khi thầy chọn miền sơn cước phía tây Nghệ An làm nơi bắt đầu sự nghiệp. Được biết, thầy Quý là một trong số ít giáo viên người miền xuôi có bằng Thạc sĩ bộ môn tiếng Anh lên gắn bó tại điểm trường xa xôi của huyện miền núi Con Cuông trong gần 20 năm nay.
Thầy Quý kể rằng, thầy và cả gia đình mình đều sống và lớn lên tại thành phố Vinh. Từ nhỏ, thầy đã quen với môi trường và sinh hoạt của người thành phố. Vì thế, khi chuyển lên công tác và sinh hoạt ở miền núi, những chuỗi ngày đầu thầy đã phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Thế nhưng thầy luôn tâm niệm, nếu không có tình yêu nghề và tâm huyết với học sinh nơi đây thì có lẽ mọi sự nỗ lực của thầy đã không có kết quả tốt đẹp như hiện tại. Nếu ai cũng chọn những công việc nhàn hạ, thảnh thơi chốn thị thành thì ai sẽ là người dấn thân để đưa kiến thức giúp học sinh nơi bản xa.
Vượt con dốc đầy kỷ niệm thuở mới vào nghề...
Lục lại ký ức, trong tâm trí thầy Quý hiện lên những kỷ niệm không thể quên khi mới chập chững bước chân vào nghề (đến nay đã vừa tròn 17 năm), thầy Quý tâm sự: "Thời điểm tôi mới nhận quyết định về công tác ở Con Cuông, khi ấy mọi thứ còn khó khăn, nhất là đường đi lại và cơ sở trường lớp còn nghèo nàn. Nơi đầu tiên tôi dạy là trường Trung học cơ sở Mậu Đức, xã Mậu Đức từ những năm 2004, sau đó tôi tiếp tục chuyển sang trường Trung học cơ sở Trà Lân, thị trấn Con Cuông vào năm 2010. Từ năm 2015 thì tôi chuyển về dạy tại trường Phổ thông dân tộc bán trú - Trung học cơ sở Thạch Ngàn cho đến nay.
Thạc sĩ Đặng Ngọc Quý quyết "bỏ phố lên rừng", đem tiếng Anh đến với con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía tây Nghệ An. Ảnh: Trung Dũng
Vì vốn đã quen với các điều kiện sinh hoạt ở miền xuôi nên khi chuyển lên công tác ở miền núi tôi phải đối mặt với không ít khó khăn. Vì thế, trong sự nghiệp là giáo viên của mình, có những kỷ niệm với tôi không thể nào quên được. Tôi còn nhớ, lúc mới nhận quyết định về công tác tại trường Trung học cơ sở Mậu Đức, vì không quen với địa hình đồi núi nên việc di chuyển của tôi gặp không ít vất vả. Khi ấy đường đi lại còn hiểm trở, khó khăn chứ không thuận tiện như bây giờ.
Để đến được trường, không chỉ phải băng qua nhiều đoạn đường khúc khuỷu, trơn trượt mà tôi phải qua một con dốc tên là dốc Mét cao chót vót, dựng đứng. Cứ tưởng tượng, nếu mình ở chân dốc rồi nhìn lên trên thì những người ở đỉnh dốc chỉ bé như xíu . Lần đầu từ thành phố lên, lại gặp ngay đúng cảnh tượng trắc trở, tôi sợ quá nên lần đó quay xe về luôn. Đêm hôm ấy, tôi không sao ngủ được vì cứ suy nghĩ về công việc của mình đã lựa chọn, về sự tin tưởng của người thân và có bao nhiêu học sinh "khát chữ" đang đợi mình.
Quan trọng hơn hết, sau đó tôi nhận được sự động viên của gia đình và của Ban Giám hiệu nhà trường, từ đó có một sự thôi thúc mãnh liệt lửa nghề nên tôi quyết tâm chinh phục con dốc. Bây giờ với tôi con dốc ấy đã thành thân thuộc, nhưng tôi cũng không quên những ngày tháng, để vượt qua được con đốc ấy thì đã bao lần tôi ngã xe đến sấp mặt.
Ngoài khó khăn về giao thông đi lại thì các điều kiện sinh hoạt của tôi cũng gặp không ít khó khăn. Tôi nghĩ, đó cũng là khó khăn chung của những giáo viên từ miền xuôi lên miền núi cắm bản như tôi. Khi đã quen sống trong sự bao bọc của gia đình, mọi thứ đều tiện nghi đầy đủ, lên đây vừa thiếu thốn vật chất, lại vừa xa gia đình, xa người thân nên có hôm nhớ nhà đến da diết. Thời điểm đó, tôi chỉ trông mong đến ngày Chủ nhật thật nhanh, hết giờ dạy là chạy vội ra thị trấn để bắt xe về với gia đình. Bây giờ nghĩ lại mới thấu hiểu nếu bản thân mình không biết hy sinh, không đam mê và tâm huyết với nghề thì không thể nào bám trụ lại được với nghề đến ngày hôm nay.
Ở nơi tôi đang công tác, có đến gần 90% là con em đồng bào dân tộc thiểu số người Thái hoặc Đan Lai, những dân tộc này họ có ngôn ngữ riêng của họ. Nhưng rất may mắn là ở cấp trung học cơ sở tôi đang dạy, hầu hết các em đều đã nói và hiểu được tiếng phổ thông nên khoảng cách về ngôn ngữ giữa mình với các em cũng không lớn lắm".
Tâm sự về những lần đi vào bản để vận động học sinh đi học, thầy Quý cho biết: "Vì là địa phương miền núi, trước đây khi nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi việc học sinh bỏ học giữa chừng hoặc đến tuổi đến trường nhưng bố mẹ không cho đi học. Những giáo viên như chúng tôi cũng không nhớ là có biết bao lần phải vào tận nhà để thuyết phục phụ huynh cho con cái họ đi học.
Đa phần các phụ huynh ở đây đều làm nương, làm rẫy nên họ chỉ có mặt ở nhà vào giờ cơm trưa hoặc buổi tối, vì thế chúng tôi cũng phải lựa thời gian này để đến nhà các em. Tôi còn nhớ, có hôm giữa trưa mùa hè, vừa xong tiết dạy thì mặt trời cũng đứng bóng, cái nắng, gió của miền núi cũng đỉnh điểm vào khoảng thời gian đó. Thế nhưng, vì học sinh, lo cho tương lai của các em nên những lúc ấy, giáo viên như chúng tôi quên cả mệt nhọc cùng nhau vào bản để vận động học sinh.
Một buổi dạy tiếng Anh trên lớp của thầy Đặng Ngọc Quý. Ảnh: Trung Dũng
Đó là chưa kể có những đồng nghiệp của tôi là phụ nữ, có con nhỏ nên họ còn phải thu xếp cả công việc gia đình nữa để tham gia vào việc đi vận động học sinh. Các chuyến xuyên núi, băng rừng vận động học sinh vào buổi ngày còn đỡ, những lần đi vào buổi tối lại càng khó khó khăn gấp bội. Những giáo viên người miền xuôi như chúng tôi, đường đi không quen, nhiều lúc đi xe máy nhưng ai cũng sợ ngã nên dắt bộ gần chục cây số để vào bản. Đó là chưa kể những lần mình lặn lội vào nhà, gặp phụ huynh nhưng họ không tiếp hoặc có những phụ huynh đi làm ăn xa mà mình không biết, cứ thế trèo đèo, lội suối vào tận nơi mà không gặp được phụ huynh, các thầy cô khi ấy chỉ biết nhìn nhau thở dài.
Không chỉ khó khăn khi đi tìm phụ huynh, không ít trường hợp hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc học tập của con cái họ còn hạn chế, nên có gia đình chúng tôi phải đến nhà rất nhiều lần để vận động, khi ấy họ mới đồng ý cho con trở lại trường".
Để đem tiếng Anh đến với học sinh dân tộc thiểu số
Chia sẻ về những khó khăn trong việc truyền thụ tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số, thầy Quý cho biết: "Về cơ bản thì môn tiếng Anh vốn dĩ đã rất khó học với không ít học sinh ở miền xuôi hoặc thành phố, nơi có đủ điều kiện học tập. Thế nên, với các học sinh người dân tộc thiểu số khó khăn còn nhân lên gấp nhiều lần.
Đó là những hạn chế về sự tiếp cận với ngôn ngữ tiếng Anh của các học sinh nơi đây. Bởi lẽ, hầu hết điểm trường vùng miền núi đều xa trung tâm huyện nên không có nhiều các trung tâm tiếng Anh để các em có thể tham gia học nâng cao và bổ sung thêm kiến thức ngoài những giờ học ở trường. Hoặc nếu có các trung tâm thì cũng rất ít gia đình ở đây có đủ kinh phí trang trải cho các em theo học.
Ngoài ra, phụ huynh, người thân trong gia đình các em cũng không biết nhiều về tiếng Anh để có thể hướng dẫn, hỗ trợ thêm các em học tiếng Anh tốt hơn. Bên cạnh đó, đời sống của phần đông người dân nơi đây còn khó khăn nên rất ít gia đình có thể trang bị được các phương tiện truyền hình có phát ngôn ngữ tiếng Anh từ các đài truyền hình nước ngoài, hay các bản tin bằng tiếng Anh".
Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Trung học cơ sở Thạch Ngàn, nơi thầy Quý đã có rất nhiều kỷ niệm từ khi bước chân theo nghề giáo. Ảnh: Trung Dũng
Chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân để có thể truyền thụ tốt tiếng Anh cho học sinh người dân tộc thiểu số, thầy Quý chia sẻ: "Thực ra, để học sinh người dân tộc thiểu số tiếp nhận tốt kiến thức tiếng Anh, rất cần sự chịu khó và kiên trì của giáo viên. Bởi lẽ, có những thứ mình cần phải giảng đi giảng lại nhiều lần học sinh mới hiểu. Bên cạnh việc giảng giải trong các tiết học chính khóa, giáo viên cũng cần thường xuyên cho các em ôn bài liên tục, để các em nhớ lại những kiến thức vừa mới học. Cách tôi vẫn thường làm là đưa ra các câu đố bằng tiếng Anh không có trong sách giáo khoa để các bạn tự vận động suy nghĩ khi làm bài tập ở nhà.
Ngoài ra, tôi cũng cho phô tô các bài tập nhỏ cho các em tập làm thêm, định hướng để phụ huynh mua thêm sách ngữ pháp tiếng Anh. Đồng thời, khuyến khích các em xem các chương trình bằng tiếng Anh trên tivi hoặc trên các thiết bị di động trong mọi hoàn cảnh có thể".
Thông tin MỚI NHẤT về đề xuất cho học sinh TP.HCM từ lớp 7 đến 12 đi học trở lại từ tuần sau Đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM đã thông tin về kế hoạch đi học trực tiếp của học sinh trong cuộc họp báo chiều nay (30/12) của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và Phục hồi kinh tế thành phố. Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Công tác chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết,...