Giải đáp thắc mắc trẻ mấy tuổi uống được sữa tươi?
Sữa có nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển nhưng nếu uống không đúng cách và sai thời điểm, sữa tươi có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ mấy tuổi uống được sữa tươi?
Sữa tươi có mùi vị hấp dẫn và chứa nhiều dưỡng chất giúp cho sự phát triển chiều cao và tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Tuy nhiên, nếu uống không đúng cách, không đúng liều lượng và thời điểm sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến trẻ.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc trẻ mấy tuổi uống được sữa tươi.
1. Tác dụng của sữa tươi
Sữa tươi ở dạng nước là các loại sữa có nguồn gốc động vật như bò, cừu, dê. Loại sữa này sau khi được vắt thì được sơ chế qua rồi bảo quản lạnh trước khi sử dụng. Ngoài ra còn có sữa nguyên kem được diệt khuẩn, không bỏ thêm chất phụ gia hay bảo quản rồi được đóng gói và tiêu thụ trên thị trường.
Những loại sữa này đều được thanh trùng hay tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong một thời gian ngắn. Việc thanh trùng, tiệt trùng này giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn nhưng vẫn đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng. Do không chứa chất phụ gia cũng như chất bảo quản nên chúng khá an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Sữa tươi có tác dụng tốt đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ (Ảnh: Internet)
Tác dụng của sữa tươi đối với trẻ nhỏ là phát triển chiều cao do chúng chứa lượng canxi tự nhiên dồi dào. Sử dụng đủ lượng sữa có thể giúp xương của trẻ chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, sữa tươi còn giúp trẻ tăng cường thể lực do hàm lượng chất đạm cao trong sữa. Chúng giúp trẻ củng cố cơ bắp, gia tăng khả năng vận động và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. đồng thời nồng độ vitamin D trong máu cũng cao hơn.
2. Trẻ mấy tuổi uống được sữa tươi?
Tuy tác dụng của sữa rất tốt đối với trẻ nhỏ, nhưng liệu mẹ có biết trẻ mấy tuổi uống được sữa tươi? Các nhà khoa học đã nghiên cứu để chứng minh rằng trẻ trên 1 tuổi mới nên dùng sữa tươi để bổ sung. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức.
Video đang HOT
Để lý giải cho điều này, các chuyên gia nói rằng do sữa tươi có hàm lượng canxi, đạm và phopho cao. Trẻ quá nhỏ khi uống sữa tươi sẽ dễ bị quá tải thận. Sử dụng lâu dài có thể khiến trẻ mắc các bệnh như cao huyết áp, béo phì khi trưởng thành.
Bên cạnh đó, lượng đạm cao có thể gây các tình trạng chướng bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn. Trẻ dưới 1 tuổi sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi lượng cần thiết do trong sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng.
3. Trẻ nên uống bao nhiêu sữa tươi một ngày?
Với trẻ dưới 1 tuổi thì không nên cho uống sữa tươi. Tuy nhiên nếu trẻ đã trên 1 tuổi, các bậc phụ huynh có thể bổ sung sữa vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ như sau:
- Trẻ trên 1 tuổi nên uống ít sữa tươi, chỉ nên bổ sung khoảng 100-150ml sữa tươi mỗi ngày.
- Trẻ trên 2 tuổi nên được bổ sung 200 – 300ml sữa tươi mỗi ngày. Nên xen kẽ giữa sữa công thức và sữa tươi để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể uống 300-500ml sữa tươi mỗi ngày vì trẻ đã có khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
- Trẻ ở lứa tuổi thiếu niên có thể sử dụng sữa tươi thay sữa bột sao cho tổng lượng sữa từ 500 đến 700ml mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
Trẻ nên uống sữa theo liều lượng phù hợp với lứa tuổi (Ảnh: Internet)
Lưu ý rằng liều lượng tiêu thụ sữa mỗi ngày rất quan trọng. Uống quá nhiều sữa mỗi ngày trẻ sẽ dễ béo phì hoặc không được rèn luyện thói quen nhai. Bên cạnh đó, thời điểm uống sữa cũng đóng vai trò quan trọng. Không nên uống sữa trước bữa ăn chính 2 giờ vì có thể làm trẻ no và lười ăn khi vào bữa chính.
4. Lựa chọn loại sữa phù hợp
Với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ nên chọn sữa nguyên kem cho bé. Không nên chọn sữa tách béo trừ phi có chỉ định của bác sĩ vì chất béo rất cần thiết với sự phát triển của não bộ trẻ. Nếu trẻ bị thừa cân mới dùng sữa tách béo một phần hoặc sữa tách béo toàn phần.
Lượng đường hấp thu vào cơ thể cũng cần dưới 20g mỗi ngày. Nếu trẻ đã đủ cân nặng thì mẹ có thể chọn lựa sữa không đường. Nếu uống sữa có đường nên giảm lượng đường đưa vào từ những thực phẩm khác. Đồng thời mẹ cũng nhớ cho bé súc miệng sau khi uống sữa để tránh bị sâu răng.
Mẹ nên lưu ý chỉ cho bé uống sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng để đảm bảo an toàn vệ sinh. Không nên sử dụng sữa bò vắt trực tiếp vì có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cao.
Học sinh Trường tiểu học Tiên Dương nghi nhiễm khuẩn đường ruột sau bữa trưa
Kết luận sơ bộ của Sở Y tế Hà Nội ngày 10/9 cho thấy có 22 học sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột theo dõi do vi sinh vật, trong đó 4 cháu đang nằm viện.
Sau bữa trưa bán trú vào ngày 9/9/2020 tại Trường tiểu học Tiên Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội), 22 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài 4-5 lần, sốt nhẹ.
Tính đến chiều ngày 10/9, đã có 6 học sinh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh với chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột. 16 học sinh còn lại điều trị tại gia đình theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế huyện.
Buổi học sáng ngày 11/9, có 58 học sinh nghỉ học với nhiều lý do và nhà trường cũng như các cơ quan chức năng đang tiếp tục rà soát xem còn những trường hợp nào có biểu hiện bị ngộ độc.
Một học sinh tại Trường tiểu học Tiên Dương điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh. Ảnh: Bệnh viện đa khoa Đông Anh.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra.
Ngày 10/9, Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo về kết quả điều tra, xử lý sự cố an toàn thực phẩm tại Trường tiểu học Tiên Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Kết luận sơ bộ cho thấy có 22 học sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột theo dõi do vi sinh vật, trong đó 4 cháu đang nằm viện.
Theo đó, suất ăn sẵn do hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh cung cấp. Bữa phụ lúc 15h cùng ngày là sữa tươi có đường và không đường.
Hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh có địa chỉ tại: Số 65, thôn Trung Oai, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Đông Anh, Hà Nội, cung cấp suất ăn sẵn cho Trường Tiểu học Tiên Dương với 13 nhân viên trực tiếp chế biến suất ăn, bữa trưa ngày 9/9 thực đơn gồm các món: Thịt kho, trứng chim cút chiên, canh rau ngót, su su xào tỏi, cơm trắng.
Được biết, nguồn gốc thực phẩm như rau, trứng chim cút... được cung cấp bởi Công ty cổ phần đầu tư phát triển thương mại và dịch vụ Bảo An, có địa chỉ: Thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội.
Thịt lợn do Công ty cổ phần CP Việt Nam cung cấp. Gạo do hộ kinh doanh Nguyễn Thị Bốn tại địa chỉ số 172, Cao Lỗ, Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) cung cấp.
Nước uống đóng chai do Công ty cổ phần dịch vụ thương mại và tư vấn xây dựng Minh Quang, tại địa chỉ: Thụy Lôi, Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội, cung cấp.
Về hồ sơ pháp lý, hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh xuất trình đủ giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh theo ngành nghề được cấp phép. Tuy nhiên, khi kiểm tra điều kiện thực tế, đoàn kiểm tra phát hiện một số vấn đề sai phạm.
Về điều kiện vệ sinh cơ sở, đoàn kiểm tra đánh giá thiếu lưới phòng, chống côn trùng, động vật gây hại, có côn trùng xâm nhập. Sử dụng nguồn nước giếng khoan đã lọc để chế biến thực phẩm nhưng chưa xuất trình được xét nghiệm.
Nhà vệ sinh bố trí bên trong nhà kho. Còn sữa học đường do Công ty cổ phần sữa Việt Nam cung cấp. Sữa được bảo quản trong phòng bảo quản của nhà trường, để các thùng sữa trên bàn cao, trong phòng có lắp điều hòa, quạt trần.
Các cơ quan chức năng hiện đã yêu cầu hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh dừng hoạt động, ngừng cung cấp suất ăn sẵn cho Trường tiểu học Tiên Dương. Đồng thời, tổng vệ sinh môi trường tại Trường tiểu học Tiên Dương và hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh.
Trưởng phòng Y tế huyện Đông Anh - ông Nguyễn Thành Luân cho biết: "Trong số 4 học sinh gặp sự cố an toàn thực phẩm tại trường Tiểu học Tiên Dương, đã có thêm 1 cháu nữa được xuất viện. Các cháu phải nhập viện ngày hôm trước đến nay sức khỏe đã ổn định trở lại, 2 cháu đã xuất viện, còn 2 cháu theo nguyện vọng của gia đình sẽ ở lại để được theo dõi thêm".
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thịnh - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đông Anh cho biết, sức khỏe của các học sinh được điều trị đã tương đối tốt, ổn định, khả quan. Các cháu không còn biểu hiện đi ngoài, buồn nôn, giảm sốt.
Theo Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đông Anh - ông Nguyễn Tiến Cương: "Sau khi nắm bắt được thông tin, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh phối hợp với Phòng Y tế huyện yêu cầu dừng toàn bộ bữa ăn trưa 10/9 tại trường, đồng thời tiến hành kiểm tra cơ sở cung cấp bữa ăn sẵn cho học sinh, lấy các mẫu thức ăn và sữa gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để tiến hành xét nghiệm.
Ngoài ra, cơ quan chức năng của huyện cũng tiến hành lấy mẫu phân của 5 học sinh và mẫu bàn tay của 13 nhân viên chế biến thức ăn của cơ sở cung cấp dịch vụ để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra sự cố. Ngay trong chiều 10/9, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh cũng đã tiến hành phun khử khuẩn bằng cloramin B tại tất cả các phòng học và khuôn viên nhà trường".
Cô gái bán trà sữa lấy hot boy đấu kiếm, sát ngày đi đẻ nghe tin sét đánh ngang tai Khi gần về đến đích Tú Anh lại nghe tin như sét đánh ngang tai: Em bé có dấu hiệu suy thai do không lấy được oxy từ mẹ. Tú Anh (sinh năm 1996) từng là vận động viên môn bắn súng đĩa bay. Sau đó, cô chuyển sang bộ môn bắn súng. Năm 15 tuổi, Tú Anh được tham dự giải đấu...