Giấc ngủ trong kỷ nguyên số

Theo dõi VGT trên

Chỉ một giấc ngủ, hoặc thậm chí một giấc ngủ ngắn, có thể giúp ta đúc kết thông tin về cảm xúc và kiểm soát được cách thức ta cảm nhận. Rebecca Spencer, nhà thần kinh học chuyên về giấc ngủ tại Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ), muốn nghiên cứu tính khoa học đằng sau những trải nghiệm nói trên.

Spencer nói: “Quan sát của rất nhiều người là một đứa trẻ không được ngủ đủ sẽ bị rối loạn tình cảm. Điều này thúc đẩy chúng tôi đặt câu hỏi ‘Các giấc ngủ ngắn thực tế có ảnh hưởng gì đến việc xử lý cảm xúc?’”.

Con người có thể không ngủ trong bao lâu?

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc mã hóa thông tin dựa trên những trải nghiệm trong ngày, từ đó mà giấc ngủ trở nên quan trọng để giữ gìn ký ức. Và các trí nhớ tình cảm là duy nhất vì cách thức mà nó kích hoạt amygdala – trung tâm cảm xúc trong não.

Spencer giải thích: “Sự kích hoạt amygdala là điều cho phép ngày cưới của bạn và đám tang của bố mẹ bạn trở thành ngày dễ nhớ hơn các ngày bình thường khác”.

Amygdala ghi nhớ những kỷ niệm này là quan trọng để trong khi ngủ chúng được xử lý lâu hơn và lặp lại nhiều lần hơn những kỷ niệm tầm thường khác. Kết quả là những kỷ niệm có ý nghĩa quan trọng về tình cảm dễ được tìm lại trong tương lai. Nhưng qua việc ảnh hưởng đến cách thức xử lý các ký ức, giấc ngủ cũng có thể làm thay đổi sức mạnh của chính bộ nhớ.

Elaina Bolinger, chuyên gia về cảm xúc và giấc ngủ Đại học Tuebingen, lập luận: “Giấc ngủ đặc biệt quan trọng trong tiến trình chuyển đổi trí nhớ cảm xúc”. Trong một nghiên cứu với những đứa trẻ từ 8 đến 11 tuổi, Bolinger và các đồng nghiệp đã cho chúng xem các hình ảnh phản cảm và bình thường. Các em cho biết tình cảm của mình qua việc chỉ các hình que.

Giấc ngủ trong kỷ nguyên số - Hình 1

Thiếu ngủ sẽ dẫn tới bạn có nguy cơ bị tiểu đường, các bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm và các chứng bệnh khác.

Sau đó, một số trẻ em được ngủ, một số khác thì không. Các nhà nghiên cứu theo dõi sinh lý não của nhóm trẻ từ phòng bên cạnh thông qua các điện cực. Sáng hôm sau, nhóm trẻ được xem vẫn những hình đó, và một số hình mới.

So với những đứa trẻ thức thì những đứa trẻ ngủ có thể kiểm soát phản ứng cảm xúc của chúng tốt hơn. Ví dụ, những đứa trẻ ngủ có phản ứng cảm xúc nhỏ hơn ở “tiềm năng dương tính muộn (LPP)” – nghĩa là điện áp được đo ở phía sau của não.

Điều này cho thấy khi nào thì bộ não xử lý thông tin – và các hình gai ở đồ thị đặc biệt lớn khi thông tin đó là cảm xúc tiêu cực. Nhưng con người có thể kiểm soát LPP đến một mức độ nào đó. Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ giúp cả cho việc đúc kết thông tin về cảm xúc lẫn việc kiểm soát được cách thức ta cảm nhận. Và tác động này là rất nhanh.

Bolinger nhận định: “Rất nhiều nghiên cứu hiện tại đang cho thấy chỉ cần một đêm ngủ cũng có tác động. Nó có tác dụng tốt để xử lý chính bộ nhớ, và điều này cũng quan trọng cho việc điều hòa về cảm xúc nói chung”.

Khi nói về hoạt động của con người thì có một hoạt động chiếm nhiều thời gian của chúng ta hơn hết: nếu bạn sống đến 78 tuổi thì có thể bạn đã mất 25 năm để ngủ. Để lấy lại một phần trong thời gian đó có lẽ cũng là điều hợp lý nếu chúng ta tự hỏi: chúng ta có thể thức liên tục trong bao lâu và mất ngủ liên tục dẫn đến hậu quả gì?

Erin Hanlon, nhà nghiên cứu Đại học Chicago (Mỹ), nói: “Sự thôi thúc bạn phải ngủ mạnh đến nỗi nó vượt cả nhu cầu cần phải ăn. Não bộ của bạn đơn giản là chìm vào giấc ngủ cho dù bạn có cố gắng đẩy lùi giấc ngủ như thế nào đi nữa”.

Tại sao nhu cầu phải ngủ lại mạnh như thế vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, giấc ngủ đã “khởi động lại” các hệ thống trong cơ thể chúng ta. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ thường xuyên và đủ giấc giúp chữa lành các căn bệnh, nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp trao đổi chất hợp lý và nhiều lợi ích khác nữa.

Đó có lẽ là lý do tại sao chúng ta cảm thấy khoẻ khoắn sau một giấc ngủ sâu. Còn nếu bạn thiếu ngủ thì sẽ dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm và các chứng bệnh khác. Ngoài ra chúng ta còn có những cảm giác rất khó chịu như thiếu năng lượng, cảm thấy choáng váng và cảm thấy mí mắt nặng trĩu.

Nếu tiếp tục đẩy lùi giấc ngủ thì khả năng tập trung cũng như trí nhớ ngắn hạn của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bỏ qua tất cả những điều này và tiếp tục thức liên tục nhiều ngày thì đầu óc chúng ta sẽ trở nên mất thăng bằng. Chúng ta sẽ trở nên bộc phát cảm xúc, hoang tưởng và có ảo giác.

“Người ta sẽ trở nên ảo tưởng và hơi bị điên” – theo Atul Malhotra, Giám đốc Trung tâm Y khoa Giấc ngủ Đại học California, San Diego, cho biết.

Các tài xế xe tải đường dài có một cách nói để mô tả chứng ảo giác do mất ngủ này: “nhìn thấy con chó đen”. Đó là khi họ nhìn thấy một cái bóng xuất hiện bên đường thì đó là lúc nên dừng tay lái. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy sự suy sụp của cơ thể nếu như bị mất ngủ.

Video đang HOT

Các hormone gây căng thẳng như adrenaline và cortisol tăng nhanh trong máu và làm cho huyết áp gia tăng. Trong khi đó, nhịp tim trở nên rối loạn và hệ miễn dịch trở nên yếu ớt. Những người mất ngủ luôn cảm thấy lo lắng và có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.

Jerome Siegel, giáo sư Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ Đại học California, Los Angeles, cho biết: “Nếu có hư tổn gì thì sẽ không sửa chữa được”.

Nhưng chúng ta phải làm sao nếu giấc ngủ không đến? Một căn bệnh do gene gây ra hiếm gặp gọi là chứng mất ngủ FFI (mất ngủ gia đình gây tử vong) giúp chúng ta thấy được những hình ảnh đáng sợ nhất do hậu quả của chứng mất ngủ triền miên gây ra.

Chỉ có khoảng 40 gia đình trên toàn thế giới có gene gây ra FFI trong hệ di truyền. Chỉ một gene khiếm khuyết khiến cho các protein trong hệ thần kinh biến thành các ‘prion’ và bị mất đi chức năng thông thường của chúng.

Malhotra giải thích: “Prion là các protein có những hình thù ngộ nghĩnh khiến cho người ta thức khuya”. Các prion này dồn lại ở các mô thần kinh, giết chết chúng và tạo ra những lỗ trong não bộ. Một bộ phận đặc biệt bị tổn thương nặng nề nhất ở các bệnh nhân FFI là vùng đồi thị – vùng sâu của não bộ giúp kiểm soát giấc ngủ.

Bệnh nhân mắc chứng mất ngủ này bất thình lình sẽ hoạt động liên tục không nghỉ ngơi và phát sinh những triệu chứng kỳ quặc như đồng tử co nhỏ như đầu đinh ghim hay toát mồ hôi. Sau một vài tuần, bệnh nhân FFI rơi vào tình trạng mê tỉnh. Họ dường như là bị mộng du hay thể hiện những động tác cơ không chủ ý mà những người bình thường thường làm khi đi vào giấc ngủ. Sau đó họ sẽ bị giảm cân và mất trí nhớ và cuối cùng là tử vong.

Siegel nói: “Tôi không nghĩ mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho các bệnh nhân này”.

Các thí nghiệm làm mất giấc ngủ ở động vật cũng đã cho thấy bằng chứng rằng việc mất ngủ tự thân nó không dẫn đến tử vong nhưng cái làm cho mất ngủ mới chính là thủ phạm.

Trong nghiên cứu vào thập niên 1980, Giáo sư Allan Rechtschaffen, Đại học Chicago đặt những con chuột trên những chiếc đĩa đặt trên một khay nước. Hễ mỗi lần các con chuột này muốn ngủ – như dấu hiệu về sự thay đổi sóng não cho thấy – thì chiếc đĩa sẽ xoay tròn khiến cho chuột tỉnh trở lại.

Tất cả các con chuột được thí nghiệm đều chết sau một tháng liên tục như thế mặc dù không rõ nguyên nhân. Giáo sư Siegel cho rằng rất có thể đó là áp lực bị đánh thức trung bình “một ngàn lần một ngày” đã khiến cho các hệ thống cơ quan của chuột bị mỏi mòn.

Siegel giải thích: “Đó là vấn đề của việc diễn giải các nghiên cứu về giấc ngủ ở con người và động vật. Bạn không thể tước mất giấc ngủ của người và động vật hoàn toàn mà không có sự hợp tác của đối tượng hoặc không dùng một áp lực nào đó vừa đủ. Nếu xảy ra tử vong thì vấn đề là nguyên nhân do áp lực hay do mất ngủ? Phân tích không hề dễ dàng”.

Tất cả những điều này sẽ khiến chúng ta khám phá giới hạn không ngủ của con người. Nhưng câu hỏi vẫn là: chúng ta có thể thức được bao lâu? Kỷ lục được mọi người nhắc đến nhiều nhất về một người tự nguyện mất ngủ là của Randy Gardner.

Vào lúc thực hiện kỷ lục này, Gardner chỉ mới là học sinh trung học 17 tuổi ở San Diego, California. Để phục vụ một dự án khoa học hồi năm 1964, Gardner đã không ngủ liên tục 264 giờ, tức là hơn 11 ngày – theo các nhà khoa học đã theo dõi Gardner.

Mối tương tác giữa công nghệ và giấc ngủ

Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (NSF) đặt trụ sở tại Washington (Mỹ), ước khoảng 48% người Mỹ trưởng thành sử dụng máy tính bảng hay laptop trên giường ngủ. Thiết bị điện tử ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ – ngủ muộn hơn và thường xuyên thức giấc vào giữa đêm. Nhiều nghiên cứu khác còn cho rằng việc sử dụng công nghệ vào ban đêm ảnh hưởng tới khả năng ứng phó với stress, và sức khỏe tâm thần.

Giấc ngủ trong kỷ nguyên số - Hình 2

Ánh sáng xanh phát ra bởi màn hình các thiết bị điện tử có thể thay đổi quá trình sinh ra melatonin.

Matthew Walker, Giáo sư khoa học thần kinh và tâm lý học Đại học California, Berkeley (Mỹ), nhấn mạnh: “Chúng ta có thể thấy buồn ngủ hoàn toàn nếu các thiết bị điện và điện thoại của chúng ta được tắt. Nhưng khi chúng ta nhấc điện thoại, giấc ngủ đã bị trì hoãn. Gửi tin nhắn, đăng tin trên Facebook hay kiểm tra email có nghĩa là bạn đang đợi phản hồi và khiến hệ thống cảm xúc lo lắng hoạt động”.

Ben Carter, nhà thống kê sinh học Viện Tâm thần học Đại học King’s College London, dành nhiều năm nghiên cứu tác động của công nghệ tới giấc ngủ và khám phá mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng mất ngủ với việc sử dụng các thiết bị điện tử trong phòng ngủ.

Tổ chức Sleep Foundation ở Mỹ phát hiện trong 5 người có 1 người bị đánh thức bởi thiết bị điện tử vào ban đêm. Và một nửa trong số những người này tiếp tục sử dụng nó. Carter thực hiện rà soát lại 20 nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ tới giấc ngủ ở trẻ em và phát hiện kể cả những người không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ nhưng để chúng trong phòng ngủ cũng ngủ không sâu bằng những người để thiết bị trong phòng khác.

Carter lập luận: “Chỉ sự hiện diện của các thiết bị điện tử cũng đã ảnh hưởng tới giấc ngủ. Những đứa trẻ này vẫn kết nối với các thiết bị điện tử một cách có ý thức”. Còn Walker khẳng định: “Chỉ việc có thiết bị có khả năng gây ức chế trong phòng ngủ cũng có thể thay đổi chất lượng giấc ngủ”. Có một sự khác biệt rất rõ ràng giữa việc thức khuya đọc sách hay xem TV với việc sử dụng điện thoại thông minh và laptop. Cách thức chúng ta tương tác với các thiết bị điện tử tước đoạt của chúng ta nhiều thời gian vốn dành cho giấc ngủ hơn, theo các nhà nghiên cứu.

Ví dụ, ánh sáng xanh phát ra bởi màn hình các thiết bị điện tử có thể thay đổi quá trình sinh ra melatonin – hormone giúp điều khiển giấc ngủ, từ đó tác động đến đồng hồ sinh học trong cơ thể.

Giáo sư Paul Gringas ở Bệnh viện Nhi đồng Evelina (London, Anh) buộc tội các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm khi hàng loạt sản phẩm thế hệ mới của họ ngày càng phát ra ánh sáng xanh mạnh hơn do kích thước to hơn nên tác động xấu đến giấc ngủ nhiều hơn nữa.

Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ cho biết 35% người Mỹ trưởng thành không ngủ đủ giấc, tăng 29% so với 10 năm về trước.

Cụ thể, trung tâm hiện ước tính 70 triệu người Mỹ trưởng thành ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm. Điều này gây ra hậu quả thiếu tập trung và ghi nhớ trong công việc. Thiếu ngủ cũng là một trong những nhân tố làm tăng rủi ro tai nạn ô tô và tai nạn ở công trường. Ngoài ra, thiếu ngủ còn dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh về tim, béo phì và trầm cảm.

Colin Espie, Giáo sư về giấc ngủ Đại học Oxford, lập luận: “Đây có lẽ là vấn đề lớn nhất chưa được giải quyết thuộc lĩnh vực sức khỏe công cộng ở thời đại chúng ta. Giấc ngủ rất quan trọng giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh của con người. Cá nhân tôi nghĩ rằng công nghệ cũng có thể là lời giải cho vấn đề giấc ngủ của chúng ta”.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị giúp điều khiển và hỗ trợ giấc ngủ. Clin Espie cũng hy vọng việc sử dụng công nghệ máy học (machine learning) sẽ tạo ra cách can thiệp mới đối với hội chứng thiếu ngủ. Thời gian qua, cả hai công ty Apple và Amazon đều có cách giải quyết vấn đề về mối tương tác giữa công nghệ và giấc ngủ.

Ví dụ, Apple với hệ điều hành iOS 9.3 của công ty tích hợp tính năng gọi là “Night Shift” giúp người dùng có được giấc ngủ ngon. Nhưng, thực ra tính năng này chỉ đơn giản là giảm cường độ ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị, từ đó làm màn hình của iPhone hay iPad sẽ trở nên ám vàng và giúp dễ ngủ hơn.

Về phần mình, Amazon giới thiệu “Blue Shade” cho thiết bị máy tính bảng Amazon Fire của công ty. Tính năng “BlueShade” có tác dụng làm giảm ánh sáng xanh.

Ngoài ra, một số ứng dụng khác như là “f.lux” (cho phép chỉnh độ sáng-tối của màn hình và loại bỏ ánh sáng xanh) cũng xuất hiện trên hệ điều hành Android. Nhưng, giáo sư Gringas bình luận: “Vấn đề chỉ là chiêu thức quảng cáo sản phẩm của các công ty công nghệ hơn là nỗ lực khắc phục hậu quả của ánh sáng xanh”.

An Di (tổng hợp)

Theo anninhthegioi

Nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn nên thử những phương pháp này

Một giấc ngủ tốt sẽ làm cơ thể tràn đầy năng lượng và sẵn sàng cho một ngày mới. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà chúng ta bị mất ngủ, khó ngủ. Những thay đổi nhỏ dưới đây phần nào có thể sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Con người dành đến 1/3 thời gian trong đời là để ngủ, tuy nhiên không phải lúc nào quá trình này cũng diễn ra bình thường. Việc mất ngủ kéo dài sẽ đem đến cho bạn hàng loạt hệ lụy sức khỏe như mệt mỏi, gà gật, da xấu, suy giảm miễn dịch, giảm khả năng nhận thức, tư duy và tập trung... Những thay đổi nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn và phần nào khắc phục được tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

Chọn tư thế ngủ thoải mái

Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, trằn trọc thường xuyên thì rất có thể bạn đang ngủ với một tư thế không thoải mái. Nằm ngửa là tư thế tốt nhất để ngủ ngon, vì tư thế này cho phép đầu, cổ và cột sống của bạn được nghỉ ngơi thoải mái nhất.

Nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn nên thử những phương pháp này - Hình 1

Tư thế ngủ kiểu thai nhi (nằm nghiêng một bên, co đầu gối) có thể hạn chế hô hấp và khiến bạn cảm thấy đau khớp, đau lưng vào buổi sáng. Theo thống kê, tư thế ngủ kiểu thai nhi là lựa chọn của 41% người lớn. Nằm sấp có lẽ là lựa chọn tệ nhất cho giấc ngủ của bạn. Nằm sấp khiến sức ép từ cột sống ảnh hưởng đến lưng, cổ và cả nội tạng của bạn. Ngoài ra, tư thế ngủ này còn có thể khiến bạn cảm thấy tê liệt cơ bắp.

Thay mới chiếc đệm

Chất lượng của đệm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Một chiếc đệm cũ, sụt lún có thể sẽ không hỗ trợ đúng cách cho cột sống của bạn khi ngủ và gây ra tình trạng đau mỏi toàn thân. Những bộ phận cơ thể chúng ta tạo áp lực khác nhau lên nệm, và khi đệm cũ đi, tính đàn hồi sẽ giảm và nó sẽ mất khả năng hỗ trợ cơ thể, đảm bảo giấc ngủ ngon. Các chuyên gia khuyên rằng nếu chiếc đệm của bạn đã được sử dụng hơn 7 năm thì đây là thời điểm bạn nên thay mới để có thể ngủ ngon hơn.

Nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn nên thử những phương pháp này - Hình 2

Viết nhật ký trước khi đi ngủ

Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều và có một ngày mệt mỏi thì điều này có thể làm tăng mức độ lo lắng và khiến bạn dễ rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Viết nhật ký trước khi đi ngủ là một cách đơn giản để giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Trước khi đi ngủ, hãy dành cho mình 15 phút để viết ra tất cả những sự kiện tích cực đã xảy ra với bạn trong ngày. Hành động này sẽ giúp bạn tập trung vào những điều tốt đẹp, giảm mức độ căng thẳng lo lắng, và cải thiện thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ của bạn.

Nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn nên thử những phương pháp này - Hình 3

Hạn chế những giấc ngủ ngắn trong ngày

Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ rằng những giấc ngủ trưa, ngủ ngắn trong ngày là cách thức để bù lại thời gian ngủ bị thiếu hụt trong đêm. Đúng là như vậy, song nếu những giấc ngủ ngắn này kéo dài thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ chính. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ trưa hơn hai tiếng hoặc ngủ ngắn từ 18 - 21 giờ tối sẽ dễ bị mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm. Nếu bạn muốn ngủ đêm ngon giấc thì hãy cố gắng hạn chế những giấc ngủ ngắn trong ngày.

Nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn nên thử những phương pháp này - Hình 4

Tạo không gian thoải mái cho giấc ngủ

Một không gian tốt sẽ khiến bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Phòng ngủ nên sạch sẽ, yên tĩnh, không có ánh sáng hay âm thanh làm phiền bạn khi đang ngủ. Ngoài ra, giữ đồng hồ ngoài tầm nhìn cũng sẽ giúp bạn đỡ căng thẳng hơn nếu chẳng may có một đêm trằn trọc mãi không thể ngủ được. Trong không gian phòng ngủ cũng không nên xuất hiện những đồ điện tử phát ra nhiều ánh sáng xanh và bức xạ ảnh hưởng đến giấc ngủ như tivi, điện thoại, máy tính...

Nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn nên thử những phương pháp này - Hình 5

Thử các bài tập thở yoga

Bài tập thở Chandra Bhedana trong yoga rất hữu ích trong việc chống lại chứng mất ngủ vì nó làm dịu hệ thần kinh. Đầu tiên, bạn hãy ngồi thoải mái, thẳng lưng. Đặt ngón tay cái của bạn vào lỗ mũi phải và ngón nhẫn của bạn vào lỗ mũi trái. Sau đó, chặn lỗ mũi phải của bạn và hít sâu qua lỗ mũi trái. Giữ hơi thở rồi nhẹ nhàng thở ra qua lỗ mũi phải. Tiếp theo, hít vào qua lỗ mũi phải, giữ hơi thở và sau đó thở ra qua lỗ mũi trái. Lặp lại bài tập trong khoảng 9 lần.

Ăn những thực phẩm tốt cho giấc ngủ

Khó ngủ, mất ngủ cũng là một trong những biểu hiện cơ thể bạn đang thiếu hụt magiê. Magiê có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và có thể làm giảm sự căng thẳng của cơ bắp. Nó cũng giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh của chất dẫn truyền thần kinh và làm tăng hormone melatonin, giúp bạn ngủ ngon. Ngoài ra, magiê giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân - nguyên nhân gây tỉnh giấc vào ban đêm.

Magiê có nhiều trong rau chân vịt, các loại hạt, bơ, chocolate đen, chuối, đậu nành. Magie cũng có khả năng hấp thụ qua làn da của chúng ta, vì vậy hãy thử tắm muối Epsom để làm dịu cơ bắp và có được giấc ngủ ngon hơn.

Nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn nên thử những phương pháp này - Hình 6

Ngoài ra, các axit amin và tryptophan có trong các loại đậu có vai trò hỗ trợ não bộ điều hòa giấc ngủ. Chất phytochemical được tìm thấy trong kiwi cũng có thể giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Loại quả này có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn và sâu hơn.

Cố gắng tỉnh táo thay vì cố ngủ

Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng cố gắng tỉnh táo có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Thay vì cố gắng tự nhủ "mình phải ngủ, mình phải ngủ", bạn hãy giữ tâm trí tỉnh táo, tưởng tượng đến những vùng đất, không gian, thời gian tươi đẹp và hạnh phúc hoặc nghĩ về một bản nhạc, cuốn sách nào đó. Rồi từ từ bạn sẽ chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn nên thử những phương pháp này - Hình 7

Theo doanhnghiepvn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chítCô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít
21:33:24 20/12/2024
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩuTừ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
07:53:07 22/12/2024
Thủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũiThủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũi
05:46:40 22/12/2024
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹpSáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp
10:50:47 22/12/2024
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nềTiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề
20:04:01 20/12/2024
Ba không trước khi massageBa không trước khi massage
12:32:20 21/12/2024
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cựcĐiều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực
12:43:05 21/12/2024
Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵNhững điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ
19:56:40 20/12/2024

Tin đang nóng

Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứTừ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứ
15:55:56 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"
14:16:48 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia taySao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay
14:20:39 22/12/2024
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tạiKhông thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại
15:25:17 22/12/2024
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-DragonĐỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon
14:03:39 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024
'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc
15:48:15 22/12/2024

Tin mới nhất

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

07:56:00 22/12/2024
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

07:51:03 22/12/2024
Looney bắt đầu chạy thận nhân tạo vào năm 2016 sau khi bị suy thận và được đưa vào danh sách ghép tạng đầu năm 2017. Sau đó, bà được phẫu thuật tại NYU Langone Health (Mỹ) ngày 25/11.
Mối lo viêm gan virus

Mối lo viêm gan virus

05:59:34 22/12/2024
Đồng thời hỗ trợ, góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ tuyến tỉnh. Hai bệnh viện đã ký hợp đồng hỗ trợ, phối hợp đến hết năm 2025.
Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

05:57:09 22/12/2024
Được biết, bệnh ung thư da là một trong các ung thư thường gặp với 3 loại chính gồm: Ung thư tế bào đáy, tế bào vảy và hắc tố. Ung thư da tế bào vảy là loại có độ ác tính khá cao, có nguy cơ di căn hạch và có thể di căn xa.
Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

05:53:52 22/12/2024
Để phòng ngừa nhão cơ hoành, bác sĩ Thành khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ. Khi có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau ngực, ho kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

05:49:22 22/12/2024
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Sinh học Châu Phi chỉ ra rằng huyết áp tăng đáng kể sau những buổi cuối tuần uống rượu bia xã giao, so với những cuối tuần không tiêu thụ rượu bia.
Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

12:39:12 21/12/2024
Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

12:30:29 21/12/2024
Chỉ với 10 phút đi bộ mỗi ngày với một số thay đổi, bạn sẽ có thêm nhiều lợi ích sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

12:20:34 21/12/2024
Cà phê lâu nay được cho là có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự thật có phải vậy?
Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

12:09:34 21/12/2024
Người dân được khuyến nghị tránh đốt than trong phòng kín, ưu tiên các phương pháp sưởi an toàn như máy sưởi điện và nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.

Có thể bạn quan tâm

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Netizen

18:26:06 22/12/2024
Nhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm công chúa Trung Đông , có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng

Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng

Thế giới

18:18:01 22/12/2024
Theo thông tin mới nhất từ truyền thông Đức, số người thiệt mạng sau vụ lao xe tại chợ Giáng sinh Magdeburg đã tăng lên thành 4 người.
Cam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý

Cam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý

Sao thể thao

17:57:52 22/12/2024
Tối ngày 21/12, đội tuyển Việt Nam tiếp đón tuyển Myanmar trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Vợ và mẹ của Quang Hải cùng đến sân để cổ vũ anh chàng cùng tuyển Việt Nam thi đấu.
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.
Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Lạ vui

17:00:44 22/12/2024
Khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi qua lại với người thứ ba.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Trắc nghiệm

16:46:06 22/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024, Dần hãy tin tưởng vào bản thân, Thìn cần tự tin hành động.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày t Tuổi Tý
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.