Giá thịt lợn tăng mạnh và những bữa cơm bắt đầu vắng bóng thịt
Với việc giá thịt lợn đang tăng nhanh và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, những người lao động thu nhập thấp và trung bình đành chia tay món ăn quen thuộc, chọn cá, đậu phụ thay thế.
Với đồng lương ít ỏi chỉ khoảng hơn 5 triệu đồng của công nhân vệ sinh môi trường, trước đây hai mẹ con chị N. Lan ( Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chắt bóp, thu vén đảm bảo cuộc sống. Thế nhưng hơn một tháng nay, giá thịt lợn tăng quá cao khiến chị phải đau đầu tính toán.
Kể về bữa cơm trong những ngày thịt lợn tăng giá, người phụ nữ 35 tuổi ngậm ngùi nói: “Đồng lương ít ỏi của nghề lao công, tôi không dám mua thịt lợn ăn. Hơn một tháng nay, bữa cơm lúc nào cũng chỉ có rau với đậu. Thỉnh thoảng, mới mua một ít thịt lợn về nấu cho con. Tôi không ăn cũng được nhưng con không có thịt ăn thì thương lắm”.
Những bữa cơm vắng bóng thịt
“Trước đây chỉ 50.000 đồng, tôi có thể mua đủ thịt lợn nấu bữa tối nhưng nay với số tiền đó chỉ mua được một nửa hoặc ít hơn thôi. Bây giờ mà mua như ngày trước, tiền lương còn lại của tôi không đủ đóng tiền học cho con”, chị Lan than thở.
Với việc giá thịt lợn đang tăng nhanh và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, những người lao động thu nhập thấp và trung bình đành chia tay món ăn quen thuộc, chọn cá, đậu phụ thay thế.
Với đồng lương ít ỏi chỉ khoảng hơn 5 triệu đồng của công nhân vệ sinh môi trường, trước đây hai mẹ con chị N. Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chắt bóp, thu vén đảm bảo cuộc sống. Thế nhưng hơn một tháng nay, giá thịt lợn tăng quá cao khiến chị phải đau đầu tính toán.
Kể về bữa cơm trong những ngày thịt lợn tăng giá, người phụ nữ 35 tuổi ngậm ngùi nói: “Đồng lương ít ỏi của nghề lao công, tôi không dám mua thịt lợn ăn. Hơn một tháng nay, bữa cơm lúc nào cũng chỉ có rau với đậu. Thỉnh thoảng, mới mua một ít thịt lợn về nấu cho con. Tôi không ăn cũng được nhưng con không có thịt ăn thì thương lắm”.
Những bữa cơm vắng bóng thịt
“Trước đây chỉ 50.000 đồng, tôi có thể mua đủ thịt lợn nấu bữa tối nhưng nay với số tiền đó chỉ mua được một nửa hoặc ít hơn thôi. Bây giờ mà mua như ngày trước, tiền lương còn lại của tôi không đủ đóng tiền học cho con”, chị Lan than thở.
Rau, trứng và thịt gà trở thành “thế thân” bất đắc dĩ trong bữa cơm của người thu nhập thấp khi giá thịt lợn đang lên mức kỷ lục.
Video đang HOT
Không chỉ những người lao động chân tay có thu nhập thấp như chị Lan, giá thịt lợn tăng mạnh cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều sinh viên.
Đứng nhìn vào quầy thịt lợn trong chợ Nhân Chính đắn đo một hồi lâu rồi bỏ đi, bạn Thuỳ Linh, sinh viên năm 3 một trường đại học, buồn rầu nói: “Lâu lắm rồi mình chưa được ăn thịt lợn, hôm nay thèm quá, dự định vào mua một ít sườn về nấu nhưng nghe cô bán hàng báo giá cao quá, nghĩ tiếc tiền nên mình lại mua trứng, rau về ăn”.
Cũng có hoàn cảnh giống Linh, Hồng Nhung, sinh viên năm cuối đại học Luật Hà Nội, chia sẻ: “Cả tháng nay, mình không mua thịt lợn để ăn vì giá cao. Sinh viên làm gì có tiền. Bọn mình chủ yếu mua cá, thịt gà giá rẻ để ăn nhưng nhiều lúc vẫn thấy thèm thịt lợn”.
“Có nhiều bạn sinh viên gia đình làm nghề nông, điều kiện khó khăn, tiền bố mẹ phụ cấp ít nên thịt lợn tăng giá chỉ dám mua rau, trứng hoặc đậu phụ về ăn thôi”, Nhung nói thêm.
Giá thịt lợn không ngừng tăng cao
Theo ghi nhận của Zing.vn, sau một thời gian chững giá, mấy ngày gần đây, giá thị lợn lại tiếp tục tăng nhanh trở lại.
Hiện giá lợn hơi ở miền Bắc đã vượt mức kỉ lục, nhiều nơi lên 95.000-100.000 đồng/kg. Thậm chí, tại chợ Nhân Chính, giá sườn non loại 1 được tiểu thương bán với mức 280.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay.
Rau, trứng và thịt gà trở thành “thế thân” bất đắc dĩ trong bữa cơm của người thu nhập thấp khi giá thịt lợn đang lên mức kỷ lục.
Chị Hà, tiểu thương tại chợ tạm Quan Nhân (Thanh Xuân, Hà Nội), cho biết vài ngày nay, giá thịt lợn đã tăng lên khoảng 20-30 nghìn đồng/kg. Lợn hơi nay đã tăng lên 95.000 – 97.000 đồng/kg, hiện ở chợ giá các loại thịt như mông, vai, ba chỉ… bán ra ở mức 150.000 – 200.000 đồng/kg, sườn non có giá khoảng 220.000 – 280.000 đồng/kg.
“Lợn tăng giá từng ngày. Hôm nay đi nhập lợn mà phải tranh nhau mới có lđể về bán, thế mà bán từ sáng đến trưa chưa hết nửa con lợn”, chị Hà thở dài nói.
Tại một số chợ tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, giá thịt lợn dao động khoảng 130.000 – 180.000 đồng/kg tuỳ loại, sườn khoảng 180.000 – 200.000 đồng/kg.
Tại các siêu thị, giá thịt lợn cũng được điều chỉnh liên tục trong mấy ngày qua, dù mức tăng có ít hơn so với chợ truyền thống. Thịt ba rọi được bán với giá từ 180.000 đồng/kg, nạc vai giá từ 174.000 đồng/kg, sườn non từ mức 260.000 đồng/kg,…
Nhiều người cho rằng người tiêu dùng đang có xu hướng mua thịt lợn để tích trữ cuối năm, chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, trong khi nguồn cung đang trong tình trạng khan hiếm do dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế, các thương lái Trung Quốc đang ra sức thu mua thịt lợn thì trong tương lai giá lợn hơi sẽ cán mốc 100.000 đồng/kg.
Heo tăng giá 2-3 lần, dân không dám ăn, tiểu thương lo lỗ vốn Giá thịt heo hiện cao gấp 2-3 lần thời điểm trước dịch bệnh. Người dân không dám ăn thịt heo, còn tiểu thương vì thế thua lỗ. Zing có cuộc khảo sát ở chợ Thiếc, quận 5, TP.HCM.
Theo Zing
Thịt lợn tăng giá kỷ lục, nhiều mặt hàng cũng bắt đầu "leo" giá
Giá thịt lợn thành phẩm hiện tại là 160.000 - 180.000 đồng/kg. Mức tăng giá kỷ lục này không chỉ kéo theo giá của một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, mà người dân cũng phải "bấm bụng" chi thêm cho những bữa ăn nhanh ở các quán ăn bình dân.
Giá nhiều mặt hàng có nguyên liệu từ lợn cũng bị ảnh hưởng bởi giá thịt lợn.
Giá của nhiều mặt hàng "leo thang"
Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, khi mặt hàng thịt lợn tăng giá kỷ lục thì không chỉ riêng tiểu thương "than trời" vì khó tiêu thụ, mà giá các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn cũng tăng buộc người tiêu dùng phải "căn cơ" hơn trong chi tiêu gia đình.
Chị Lê Thị Tám (45 tuổi, quê ở Yên Lạc, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), tiểu thương ở chợ Nam Trung Yên (Cầu Giấy) cho biết, trong hơn 5 năm làm nghề bán hàng tươi sống, chưa bao giờ chị thấy giá thịt lợn tăng vọt như thời điểm nay. Chị Tám cho biết: "3h sáng, chúng tôi bắt đầu đi lấy lợn móc hàm và đưa về đến Hà Nội lúc 5h sáng để bày bán. Giá thịt móc hàm cũng bấp bênh từng ngày, có hôm tôi lấy thì giá lên 97.000 đồng/kg, có hôm thì giá 95.000 - 96.000 đồng/kg. Còn giá thịt lợn hơi ở khu vực Vĩnh Phúc thì hiện nay là 120.000 đồng/kg. Chưa bao giờ chúng tôi thấy giá cả thịt lợn tăng cao như thời điểm bây giờ. Chắc chắn, từ giờ đến thời điểm Tết Nguyên đán, giá thịt lợn không dừng lại ở mức như hiện nay mà sẽ tăng hơn nữa".
Chị Nguyễn Thị Oanh (32 tuổi, quê ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tiểu thương chợ Nam Trung Yên cho biết: "Thịt lợn tăng, chúng tôi bán ra cũng chậm hơn rất nhiều. Cách đây hơn tháng thì dễ bán dễ mua nhưng bây giờ thì ít người mua hơn, như thời gian trước khách hàng sẵn sàng mua cả cân ăn thì bây giờ, số mua giảm còn một nửa. Tôi nhập hàng mua cũng khó hơn. Ở quê tôi, đi đâu họ cũng nói về giá thịt lợn. Mặc dù giá bán ra cũng tương đương ở quê nhưng vào cuối buổi thì chúng tôi phải bán lỗ, bán thanh lý cho chủ các hàng cơm bình dân đến lấy. Giá đắt thì đắt từ gốc, có thể do khách hàng chưa thích nghi nên lượng mua chưa nhiều".
Cũng theo ghi nhận của PV, một số mặt hàng thực phẩm tươi sống cũng tăng giá theo thịt lợn như thịt bò tăng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, thịt gà tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, cá nước ngọt đều tăng khoảng 5.000 đồng/kg. Việc nhiều mặt hàng tăng giá cũng khiến các sản phẩm có nguyên liệu từ thịt lợn cũng đều tăng giá.
Gian hàng bánh cuốn của bà Tâm (65 tuổi, ở chợ Nam Trung Yên, Cầu Giấy) luôn đông khách bởi mức giá mà bà Tâm bán ra chỉ khoảng 20.000 đồng/suất. Tuy nhiên, từ khi giá thịt lợn tăng, giá mua nguyên liệu để làm nhân bánh cuốn cũng không thể như trước. Bà Tâm cho biết: "Lượng thịt mua làm nhân bánh không quá nhiều nhưng giá cả tăng, trừ các chi phí cần thiết thì tôi chỉ tăng 3.000 đồng/suất bánh cuốn".
Khác với bà Tâm, chị Hằng (35 tuổi, quê ở Cao Bằng), chủ cửa hàng bánh cuốn tại phố Mạc Thái Tông (Cầu Giấy) cho biết: "Nước chấm của bánh cuốn vùng cao là phải có nước cốt xương hầm nên việc mua nguyên liệu không chỉ dừng lại ở thịt xay làm nhân bánh, mà chúng tôi phải mua cả xương ống để hầm làm nước chấm". Theo chị Hằng, vì giá cả mặt hàng thịt lợn tăng cao nên cửa hàng bánh cuốn đặc sản vùng cao của chị Hằng tăng giá 5.000 đồng/suất.
Người tiêu dùng "bấm bụng", căn cơ chi tiêu
Giá thịt lợn tăng khiến thịt lợn bán chậm hơn.
Giá thịt lợn tăng kỷ lục, kéo theo giá của các mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc, nguyên liệu từ thịt lợn cũng leo thang. Việc giá cả đua nhau tăng khiến người nội trợ buộc phải căn cơ chi tiêu cho các bữa ăn gia đình.
Bà Tấm (54 tuổi, ở Dịch Vọng, Cầu Giấy) cho biết, gia đình bà có 5 thành viên, do con dâu vừa ở cữ nên bữa ăn của gia đình không thể thiếu các món ăn chứa nhiều đạm như: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò... Bà Tấm cho biết: "Con dâu ở cữ không phải ăn gì cũng được, bữa ăn cũng phải có món thịt nào đó. Dù giá thịt tăng, gia đình tôi vẫn phải căn cơ chi tiêu gia đình để con dâu đảm bảo nguồn sữa cho cháu bé".
Theo Bộ Công thương, nguyên nhân khiến giá thịt lợn tăng giá là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019 và lan rộng đến cuối tháng 6, sau đó bùng phát trên phạm vi toàn quốc. Số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn cùng với việc không thể tái đàn ở các vùng dịch trong những tháng tiếp theo do dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam chưa được khống chế, chưa có vaccine chống dịch nên đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước (đặc biệt cho giai đoạn từ cuối tháng 9 đến nay).
Việc kiểm dịch thú y, kiểm soát dịch bệnh hạn chế lưu chuyển lợn thịt và thịt lợn giữa các địa phương để tránh lây lan dịch bệnh đã gây mất cân đối cung cầu cục bộ tại một số địa phương, đẩy giá thịt lợn tăng cục bộ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống cũng giảm nên việc chăn nuôi lợn đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí kiểm dịch thú y... cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn.
Ngoài ra, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm tăng thì một bộ phận người chăn nuôi và nhà sản xuất giữ hàng lại chưa bán chờ giá tăng cao hơn.
Theo Bộ Công thương, trong thời gian tới, do dịch tả lợn châu Phi đã qua giai đoạn đỉnh, tình hình dịch bệnh và số lượng lợn bị bệnh, tiêu hủy đã giảm dần nên đã có một số nơi được phép tái đàn trở lại. Đồng thời, với giá thịt lợn cao cũng khuyến khích người chăn nuôi tái đàn, do vậy cũng sẽ giúp bù đắp một phần thiếu hụt trong thời gian tới. Ngoài ra, do giá thịt lợn trong nước đang ở mức cao nên các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sẽ nhập khẩu thịt lợn an toàn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng sẽ giảm áp lực cho nguồn cung trong nước. Bộ Công thương dự báo nhu cầu thiếu thịt lợn cho tháng 12/2019 và tháng 1/2020 vào khoảng 600.000 tấn.
Theo Gia đình & Xã hội
Giá thịt lợn tăng mạnh, tim lên đến 305.000VND/kg và đây là "báo giá" thịt để chị em tham khảo trước khi đi chợ Giá thịt lợn vẫn tiếp tục tăng điên cuồng và theo nhiều người dự đoán tình hình vẫn tiếp diễn khi nhu cầu tiêu dùng cao điểm cuối năm đang đến. Gần 50 ngày kể từ khi giá thịt lợn bắt đầu tăng và tới hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Người tiêu dùng đang đứng trước cơn "bão" giá...