Gia tăng bệnh nhân bỏ điều trị HIV
Do nhiều nguyên nhân, số bệnh nhân bỏ điều trị HIV đang gia tăng, ảnh hưởng lớn đến thành quả và công tác phòng, chống HIV của tỉnh.
Bỏ điều trị vì nhiều nguyên nhân
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, những năm trước, bình quân mỗi năm, số bệnh nhân nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh bỏ điều trị ARV từ 3 đến 5 ca; riêng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh từ 1 đến 2 ca. Thế nhưng, năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024, số ca bỏ điều trị tại trung tâm lên đến 45 ca, tập trung hầu hết là người nhiễm HIV ở TP. Nha Trang. Theo bác sĩ Tôn Thất Toàn – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tháng 6-2023, sau khi các phòng khám đa khoa khu vực ở Nha Trang giải thể, 444 bệnh nhân nhiễm HIV trên địa bàn thành phố được chuyển lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để điều trị, trong đó có 45 bệnh nhân không muốn xin phiếu chuyển tuyến để nhận thuốc bảo hiểm y tế và bỏ điều trị.
Chuẩn bị thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV ở Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa.
Trong số bệnh nhân bỏ điều trị, có bệnh nhân do đi làm ăn xa không có mặt ở địa phương; có người sợ bị lộ thông tin nên bỏ điều trị và tự ra ngoài mua thuốc uống; bệnh nhân là người nghiện chích ma túy thì có tâm lý buông xuôi… Anh N.T.T (ở Nha Trang) bị nhiễm HIV 3 năm nay, lây từ bạn tình đồng giới. Sau khi xét nghiệm phát hiện bị nhiễm HIV, anh T. đã tham gia điều trị tại Phòng khám Đa khoa khu vực số 3. Khi phòng khám giải thể, anh T. được chuyển lên khám và điều trị tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Tuy nhiên, lo lắng sợ bị lộ thông tin nên anh T. bỏ điều trị và tự ra ngoài mua thuốc uống. Cũng lây nhiễm HIV từ bạn tình cùng giới, anh C.V.K (ở thị xã Ninh Hòa) tham gia điều trị thuốc ARV 1 năm. Trong thời gian điều trị, với tâm lý lo sợ bị kỳ thị và muốn giấu thông tin với gia đình, anh K. vào TP. Hồ Chí Minh kiếm việc làm và bỏ điều trị.
Bà Hồ Minh Mi – Phó Trưởng Cơ sở điều trị Methadone, chuyên trách HIV của Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa cho biết, năm 2023, trung tâm ghi nhận có 3 ca bỏ điều trị, đến năm 2024 có 1 ca quay lại điều trị. Cũng như các địa phương khác, số người nhiễm HIV bỏ điều trị trên địa bàn thị xã Ninh Hòa phần lớn là nam giới, đi làm ăn xa, người có quan hệ tình dục đồng giới sợ bị lộ thông tin, sợ kỳ thị…
Nhiều hệ lụy
Video đang HOT
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 1.530 bệnh nhân nhiễm HIV đang được quản lý. Có 4 cơ sở thực hiện điều trị ARV cho gần 1.230 bệnh nhân, gồm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và huyện Diên Khánh.
Bác sĩ Tôn Thất Toàn cho biết, do HIV là bệnh mạn tính nên người bệnh cần phải dùng thuốc đều đặn hàng ngày để ức chế vi rút. Việc sử dụng thuốc ARV phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Nếu sử dụng không đúng phác đồ điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ và làm giảm hiệu quả điều trị. Do đó, bệnh nhân HIV/AIDS nên tuân thủ chế độ uống thuốc đều đặn và thường xuyên đi khám để được bác sĩ theo dõi sức khỏe. Sử dụng thuốc ARV đúng cách thì chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV được cải thiện, có khả năng lao động và làm việc như người bình thường. Ngoài ra, điều trị bằng thuốc ARV còn giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác, nhất là làm giảm khả năng lây truyền HIV qua quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Nếu bỏ điều trị hoặc uống thuốc không đều sẽ không ức chế được vi rút, làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến nhiễm trùng cơ hội từ nhẹ đến nặng, có thể tử vong. Nguy hiểm hơn, việc tự ý điều trị không đúng phác đồ gây tình trạng nguy cơ kháng thuốc cao trong cộng đồng, từ đó làm tăng nguy cơ lây lan chủng kháng thuốc.
Bên cạnh số lượng người nhiễm HIV bỏ điều trị gia tăng, từ tháng 6-2023, Phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phải tiếp nhận 444 bệnh nhân chuyển từ Trung tâm Y tế TP. Nha Trang nên gây quá tải tại đây. Hiện nay, Phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS của trung tâm điều trị cho gần 830 bệnh nhân, trong khi cơ sở vật chất ở đây chật hẹp, chưa đảm bảo cho công tác tư vấn, xét nghiệm… Mặt khác, do cơ chế đấu thầu nên nguy cơ thiếu thuốc điều trị ARV ở các cơ sở điều trị HIV/AIDS trong nước nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng có thể xảy ra trong thời gian tới. Từ năm 2024, Dự án Quỹ toàn cầu sẽ không hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV đang điều trị ARV, nguồn kinh phí mua thẻ sẽ sử dụng nguồn ngân sách địa phương. Tuy nhiên, đến nay, nguồn kinh phí này chưa được duyệt cũng là một rào cản trong việc duy trì điều trị ARV liên tục cho bệnh nhân nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh.
“Chúng tôi mong muốn có sự chung tay của các cấp, ngành sớm giải quyết những vướng mắc nêu trên để công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh được duy trì, triển khai tốt trong thời gian tới”, bác sĩ Tôn Thất Toàn kiến nghị.
Người nhiễm HIV sống khỏe nhờ điều trị ARV sớm
Với việc điều trị ARV sớm, người nhiễm HIV sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm tử vong, giảm lây truyền HIV sang người khác... đồng thời cải thiện cuộc sống của chính mình.
1. Gần 200.000 người nhiễm HIV đã được điều trị bằng ARV
Điều trị ARV (thuốc kháng HIV) cho người nhiễm HIV đã được triển khai tại Việt Nam từ rất sớm. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có chương trình điều trị ARV rất thành công. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tính đến hết tháng 6/2023, cả nước có 228.497 người nhiễm HIV hiện đang còn sống.
Hiện nay, Việt Nam có 173.455 người đang điều trị thuốc ARV tại gần 500 cơ sở điều trị trên 63 tỉnh/thành phố. Kết quả này góp phần quan trọng vào Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh dịch AIDS vào năm 2030 mà Việt Nam đang triển khai.
Thuốc ARV có tác dụng ức chế sự nhân lên của HIV trong cơ thể người.
2. Thế nào là điều trị ARV sớm?
Thuốc ARV có tác dụng ức chế sự nhân lên của HIV trong cơ thể, giảm số lượng các bản sao của HIV trong máu (còn gọi là giảm tải lượng HIV)... giúp phục hồi hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, theo TS. BS. Nguyễn Thị Thúy Vân - Chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho hay, thuốc ARV chỉ đạt hiệu quả điều trị cao nếu người nhiễm HIV được điều trị sớm.
TS. BS. Nguyễn Thị Thúy Vân nhấn mạnh, điều trị sớm có nghĩa là điều trị ngay khi người bệnh mới phát hiện nhiễm HIV. Trước đây, người nhiễm HIV chỉ khi có kết quả xét nghiệm CD4 200 tế bào/mm3 mới được đưa vào điều trị. Tuy nhiên, theo thời gian, tiêu chí để bắt đầu điều trị ARV đã thay đổi. Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đã chỉ định đưa người nhiễm HIV vào điều trị ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV mà không cần phải phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm CD4.
Thậm chí, người nhiễm HIV cần được điều trị ngay trong ngày, chậm nhất là trong vòng 7 ngày sau khi phát hiện nhiễm HIV. Điều này vừa giúp người bệnh sớm ức chế được tải lượng trong cơ thể đồng thời tránh làm mất dấu người nhiễm.
Người nhiễm HIV cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
3. Lợi ích của điều trị ARV sớm
Theo TS. BS. Nguyễn Thị Thúy Vân việc điều trị ARV sớm có thể giúp người nhiễm HIV:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội: Việc điều trị sớm cho người nhiễm HIV sớm khi hệ thống miễn dịch chưa suy giảm, chưa mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, các bệnh đồng nhiễm... sẽ giúp người bệnh duy trì được sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và có thể sống khỏe mạnh như người bình thường.
- Tránh lây truyền HIV cho người khác , lây lan ra cộng đồng: Nếu được điều trị ARV sớm, sau khoảng 3-6 tháng, toàn bộ virus trong cơ thể người nhiễm HIV sẽ bị ức chế. Khi virus ở ngưỡng không phát hiện được, sẽ không lây truyền HIV qua người khác, lây lan ra cộng đồng.
Tuy nhiên, điều quan trọng là người nhiễm HIV cần đến các cơ sở y tế để nhận được sự chăm sóc và điều trị sớm.
Do đó, cần phải tuyên truyền sâu, rộng trong cộng đồng để những người nhiễm HIV biết về lợi ích của ARV để có thể tiếp cận được với các dịch vụ điều trị chăm sóc ARV một cách sớm nhất.
Thực hiện được điều này, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu 95-95-95 (95% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 95% người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế) hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Tương lai 'xóa sổ' HIV đang đến gần? Đột phá trong những trường hợp điều trị HIV có thể là hy vọng để thế giới sớm tìm ra phương pháp chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này. Những dấu hiệu tích cực trong thử nghiệm điều trị HIV đều có thể là hy vọng tìm ra lời giải cho căn bệnh này. Ảnh: News Medical. Hy vọng về một giải pháp...