Giá rau Đà Lạt lên cao vì dịch nCoV
Nếu trước Tết, nông dân phải phá bỏ cả vườn vì giá rớt thảm thì nay rau xanh đang đắt gấp cả chục lần, phần nhiều do dịch viêm phổi.
Ông Minh, thương lái chuyên thu mua các loại rau ăn lá ở Đà Lạt, vốn rất sợ những ngày sau tết vì giá thường rẻ do nguồn cung cả nước dồi dào. Nhưng năm nay mọi chuyện đã khác.
Thông thường, các bạn hàng từ chợ đầu mối chỉ mở một vài ngày đầu năm rồi bận đi lễ chùa và du lịch nên khâu tiêu thụ rau củ thường ngưng trệ. Năm nay từ mồng 5 Tết, ông Minh và các thương lái khác đã liên tục nhận đơn. Thậm chí các đầu mối còn yêu cầu có kế hoạch để cung ứng cho thời gian tới.
Ông kể, chưa khi nào giá rau xanh ở Đà Lạt lại tăng mạnh như vậy, thậm chí tăng cả chục lần so với cách đây 10 ngày. Nếu như Tết, có những loại rau xanh chỉ được thu mua tại vườn 2.000-3.000 đồng một kg thì nay tăng lên 20.000-30.000 đồng.
Video đang HOT
Công nhân đang gói rau thủy canh để chuyển đi tiêu thụ. Ảnh: Quốc Dũng.
Giá thu mua một kg xà lách xoăn (lô lô) khoảng 28.000-22.000 đồng, tùy loại trồng nhà kính hay ngoài trời; rau tần ô (cải cúc) là 16.000 đồng, rau bó xôi khoảng 18.000 đồng; bắp sú tim 7.000-8.000 đồng. Các loại khác như đậu cô ve, hành lá, bí ngòi giá cũng tăng mạnh so với trước Tết.
Ngoài rau ăn lá, giá nhóm rau ăn củ như khoai tây, hành tây cũng tăng mạnh lên 20.000 đồng một kg trong khi mọi năm chỉ 3.500-6.000 đồng. Đây là những mặt hàng vốn dễ bị ảnh hưởng do nguồn cung từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn. Chưa kể, hiện chưa phải cao điểm thu hoạch loại củ quả này ở Lâm Đồng.
Ông Nguyễn Lam Sơn, giám đốc một công ty chuyên cung ứng rau cho hệ thống siêu thị trong cả nước nhận định, giá rau cao vì tác động từ dịch virus corona. Bên cạnh việc nhiều vùng trồng rau miền bắc thiếu rau sau đợt mưa đá dịp Tết, lý do chính là nguồn cung từ Trung Quốc gần như không có.
Theo ông Sơn, diện tích cũng như sản lượng rau tại Lâm Đồng không đổi nhưng trong mùa dịch, lại có nhu cầu lớn từ các thành phố lớn và các tỉnh do tâm lý tích trữ thực phẩm do dịch nCoV.
Nhiều nhà vườn Lâm Đồng thậm chí đang hối hả đặt cây giống cho các vườn ươm để tận dụng cơ hội, đặc biệt với rau ăn lá – loại có thời gian canh tác chỉ 35-40 ngày.
Theo vnexpress
500 đồng một kg rau Đà Lạt
Nhiều nhà vườn đứng ngồi không yên vì giá rau giảm mạnh, thậm chí chỉ còn vài trăm đồng một kg dù đã gần Tết.
Giá giảm nhiều nhất là các loại rau ăn lá. Hiện tại rau xà lách mỡ tại Đơn Dương có giá 500 đồng một kg nhưng vẫn khó tiêu thụ. Các loại xà lách khác như lô lô, xoăn giá rẻ đến mức không đủ chi phí thu hoạch. Nhiều nhà vườn chấp nhận giá nào cũng bán để dọn vườn canh tác lứa mới nhưng cũng không ai mua nên đành nhổ bỏ và cho bò ăn.
Tương tự, cải dưa - một món rất thông dụng trong thực phẩm ngày Tết nhưng hiện người trồng cũng chỉ bán được 600 đồng một kg, ngò tây 800-1.000 đồng, một số loại khác như cải cúc, bó xôi giá cũng rẻ.
Nông dân thu hoạch cần tây ở Đà Lạt. Ảnh: Quốc Dũng.
Theo lý giải, giá giảm vì nguồn cung dồi dào khi mùa này sản lượng rau ăn lá có thể tăng gấp đôi, ba so với những tháng mưa, trong khi thời gian canh tác cũng chỉ từ 30-40 ngày. Chưa kể, năm nay thời tiết thuận, nông dân các tỉnh, thành đều có thể trồng rau xanh nên sản lượng càng dư thừa trên diện rộng. Nhiều nhà vườn trồng rau tại huyện Đơn Dương cho biết, giá bắt đầu giảm từ khi kết thúc mùa mưa - vào giữa tháng 11 cho tới nay.
Không riêng các loại rau ăn lá ngắn ngày, khoai tây Lâm Đồng cũng rẻ hơn rất nhiều. Khoai tây chính vụ là từ nửa cuối tháng Giêng đến đầu tháng 3 Âm lịch nên trước Tết - đầu vụ thường giá rất cao, 17.000-22.000 đồng mỗi kg. Thế nhưng, năm nay, từ đầu tháng Chạp, giá đã giảm mạnh từ 23.000 còn 11.000 đồng mỗi kg.
Nhiều nhà vườn cho rằng, giá giảm do lượng nhập khẩu nhiều trong khi khoai tây trong nước bắt đầu vào vụ thu hoạch. Theo thống kê qua nhiều năm, diện tích khoai tây ở Lâm Đồng chủ yếu canh tác trong vụ đông xuân và sản lượng khoảng 35.000-40.000 tấn một năm. Do yếu tố canh tác nên nhiều thời điểm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu, đặc biệt với khoai tây chế biến thực phẩm ăn nhanh.
Lâm Đồng là vựa rau lớn nhất nước. Thống kê cho thấy, tỉnh hiện có trên 25.000 ha diện tích trồng rau, hoa, sản lượng đạt 2,6 triệu tấn, trong đó, khoảng 1 triệu tấn tập trung ở huyện Đơn Dương. Nhưng chỉ khoảng 15% sản lượng rau của Lâm Đồng được tiêu thụ qua mạng lưới hợp đồng nên hay bị ảnh hưởng về giá.
Theo vnexpress
Đào 'má hồng' Đà Lạt hàng chục triệu đồng vẫn đắt hàng Loại đào ghép mang tên "má hồng" Đà Lạt đang được khách hàng ưa chuộng với giá cho thuê trưng Tết từ 2 đến 20 triệu đồng/gốc; giá bán hàng chục triệu đồng mỗi gốc, đặc biệt đào "cổ thụ" có khi lên đến 50 triệu đồng/gốc. Đào "má hồng" là loại đào lai, được ghép từ gốc cây đào rừng của Đà...