Giá nông sản hôm nay 12/4: Giá cà phê giảm mạnh 400-800 đ/kg, giá tiêu đi ngang
Thị trường giá nông sản hôm nay (12/4), giá cà phê giảm mạnh 400-800 đồng/kg, trong khi giá tiêu tiếp tục đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua.
Thị trường giá nông sản hôm nay (12/4), giá cà phê giảm mạnh 400-800 đồng/kg, trong khi giá tiêu tiếp tục đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (12/4) giảm mạnh 400-800 đồng/kg
Theo khảo sát, giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên giảm mạnh 400-800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (12/4) giảm mạnh 400-800 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giảm mạnh 800 đồng/kg xuống mức 30.300 đồng/kg. Còn tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê giảm ít hơn 600 đồng/kg xuống lần lượt là 30.400 đồng/kg và 30.500 đồng/kg.
Tại huyện Ea H’leo (ĐắkLắk), Cư M’gar (ĐắkLắk) giá cà phê đồng loạt giảm 400 đồng/kg xuống lần lượt là 31.300 đồng/kg và 31.400 đồng/kg. Còn giá cà phê tại Buôn Hồ (ĐắkLắk) giảm 300 đồng/kg xuống mức 31.400 đồng/kg.
Các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum giá cà phê đồng loạt giảm 500 đồng/kg xuống dao động ở mức 31.000 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng 30.300-31.400 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (12/4) đi ngang
Theo ghi nhận, giá tiêu hôm nay tiếp tục không có biến động so với phiên giao dịch hôm qua.
Video đang HOT
Giá hồ tiêu hôm nay (12/4) đi ngang.
Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu đang được thu mua với mức 45.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giá tiêu đang dao động ở mức 46.000 đồng/kg, đây là địa phương có giá tiêu cao nhất toàn miền.
Còn tại tỉnh Gia Lai, Đồng Nai giá tiêu đang được thu mua ở mức 43.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiều toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 43.000-46.000 đồng/kg.
Minh Anh (TH)
Theo tiêu dùng
Giá nông sản hôm nay 22/11: Giá cà phê tiếp tục giảm 200 đồng, giá tiêu "mất" 1.000 đồng
Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận sự giảm giá của cả 2 loại nông sản chủ lực: giá cà phê giảm tiếp 200 đồng, còn giá tiêu giảm đồng loạt 1.000 đồng/kg ở hầu hết các địa phương. Mức giảm của giá cà phê tuy không nhiều nhưng cũng đẩy sự lo lắng của nông dân lên cao hơn do giá giảm liên tiếp không ngừng. Trong khi đó, người trồng tiêu ở nhiều địa phương đã thi nhau chặt bỏ tiêu vì giá quá thấp.
Giá cà phê không có dấu hiệu tăng
Giá cà phê nguyên liệu hôm nay 22/11 tại các thị trường trọng điểm dao động từ 34.500-35.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Di Linh (Lâm Đồng) vẫn đang thấp nhất, chỉ ở mức 34.500 đồng/kg, giảm 200 đồng so với hôm qua.
Giá cà phê liên tục giảm khiến người trồng đứng ngồi không yên. Ảnh minh họa.
Mặc dù có giá cà phê cao nhất nước nhưng cà phê nguyên liệu ở Đắk Lắk cũng chỉ dao động quanh mức 35.400 đồng/kg, mức giá thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của nông dân.
Đắk Lắk hiện là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất nước với hơn 202.000ha, diện tích cà phê cho thu hoạch hơn 191.000 ha, sản lượng niên vụ 2015-2016 đạt 450.000 tấn.
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm toàn tỉnh đạt từ 500 - 700 triệu USD, đóng góp trên 40% GDP của tỉnh và giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 350.000 lao động trực tiếp và khoảng 120.000 lao động gián tiếp.
Giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London giao tháng 11 giao dịch ở mức 1.630 USD/tấn, và kỳ hạn giao tháng 1 giao dịch ở mức 1.640 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US - New York kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 0,315% ở mức 111,00 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 ở mức 115,20 cent/lb tăng 0,26%.
Cà phê hữu cơ Campuchia đang ghi nhận nhu cầu gia tăng đáng kể sau khi diện tích đất trồng tăng 50% trong hầu hết năm 2018 nhờ sự thay đổi khẩu vị của người dân Phnom Penh, các quan chức cho biết hôm 16/11.
"Diện tích đất trồng cà phê đã tăng (50%) vì nhu cầu tốt hơn cùng với giá cải thiện trên thị trường", ông Seng Se, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết. Theo ông Se, hiện cà phê thường được bán tại trang trại với giá 2,5 USD/kg so với mức 1 USD/kg trong năm trước.
"Với nhu cầu cao, tỉnh Mondulkiri sẽ ghi nhận diện tích trồng cà phê tăng lên trong những năm tới", ông Se nhận định.
Dẫn đoàn gồm 15 phóng viên đi thăm các trang trại vào tuần trước, bà Tong Chan Theang, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Campuchia (CEDAC), cho biết Phnom Penh đã ghi nhận xu hướng uống ca phê gia tăng.
"Điều này đã thúc đẩy có hội cho việc tập trung vào cà phê hữu cơ, với người yêu cà phê gia tăng những ưu tiên về sức khỏe và môi tường", bà Chan Theang nói.
Nông dân thi nhau "bỏ" tiêu
Giá tiêu hôm nay 22/11 tại hầu hết các địa phương đều giảm 1.000 đồng, ở mức 56.000 đồng/kg. Chỉ duy nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu cao một chút: 57.000 đồng/kg, nhưng vẫn thấp hơn so với hôm qua.
Nhiều nông dân thất vọng vì giá "vàng đen" liên tục sụt giảm nên đã chặt bỏ tiêu và chuyển sang các loại cây khác. Ảnh minh họa.
Trước thực trạng giá tiêu nguyên liệu luôn đì đẹt, nhiều nông dân trồng tiêu lâu năm ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đang chật vật duy trì vườn, thậm chí nhiều nơi phải chặt bỏ vì giá liên tục giảm.
Tiêu từng được xem là "vàng đen" của người dân xứ đất đỏ miền Đông. Những năm trước khi tiêu có giá, nhiều gia đình phất lên xây nhà lầu, mua ôtô, tuy nhiên hơn năm nay lại trở nên lao đao do giá tiêu chỉ dao động 53.000 - 60.000 đồng mỗi kg.
Khảo sát một số huyện có diện tích hồ tiêu lớn như Cẩm Mỹ, Xuân Lộc (Đồng Nai), Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu)..., nơi đâu người trồng tiêu cũng kêu trời vì giá xuống thấp dù năng suất vẫn cao.
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc cho biết hiện giá tiêu tại Đồng Nai vào khoảng 56.000 đồng mỗi kg. Thời gian trước, có lúc giá nông sản này xuống tới mức 49.000 đồng một kg.
Theo ông Thắng, với tình hình khủng hoảng thừa của tiêu, giá tiêu sẽ khó tăng, chỉ đứng, thậm chí xuống nữa trong vòng 2 năm tới. "Hiện toàn hợp tác xã có 69 hecta tiêu, các xã viên vẫn chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh", ông Thắng nói.
Trên thị trường thế giới, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 3 cho Thái Lan. Trong 8 tháng năm 2018, lượng nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan từ Việt Nam tăng trưởng hai con số, tăng 12,9%, nhưng trị giá vẫn giảm 34,4% so với 8 tháng năm 2017.
Xét về cơ cấu nguồn cung, Việt Nam sẽ tiếp tục là nhà cung cấp hạt tiêu lớn thứ 3 cho Thái Lan trong thời gian tới. Theo tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong 8 tháng đầu năm 2018, thị phần hạt tiêu của Việt Nam tại nước này chiếm 5,4% trong tổng lượng nhập khẩu.
Trong 8 tháng năm 2018, Thái Lan giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Ấn Độ, đẩy mạnh nhập khẩu từ các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam. Điều này phần nào cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều đã tận dụng khá tốt Hiệp định thương mại tự do với Thái Lan.
Theo Danviet
Giá nông sản hôm nay 5/11: Giá cà phê phục hồi chậm, giá tiêu đảo chiều Ghi nhận tại thị trường nông sản hôm nay 5/11 cho thấy, mở đầu phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê không đổi so với cuối tuần trước trong khi đó giá tiêu lại giảm mạnh. Cụ thể, giá cà phê suy trì ở mức 36.200-37.000 đồng/kg, còn giá tiêu mất thêm 1.000 đồng, cao nhất chỉ 59.000 đồng/kg. Cà phê hồi...