Giá nhà tăng cao, giấc mơ an cư ngày càng xa vời với nhiều người trẻ châu Á
Tại các thành phố ở châu Á, những người trẻ đang ngày càng chật vật và đối diện với hàng loạt thách thức để có thể sở hữu một căn nhà của riêng mình làm nơi an cư.
Các tòa nhà tại Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh minh họa: Reuters).
Giám đốc chăm sóc khách hàng Sukanda Thepsupa, 26 tuổi, quyết định mua một căn hộ 34 m2 ở Bangkok, Thái Lan với giá 3,5 triệu baht (hơn 104.000 USD) bằng một khoản vay 100%.
Giống Thepsupa, những người trẻ thuộc thế hệ millennial (sinh từ đầu những năm 1980 tới giữa những năm 1990), đã bắt đầu tách khỏi bố mẹ, hoặc không còn muốn ở nhà thuê. Tuy nhiên, việc mua được nhà riêng không đơn giản khi họ vẫn phải vật lộn với việc chọn được căn nhà ưng ý khi giá cả vẫn còn quá cao so với mức thu nhập.
Cô Thepsupa sẽ phải trả 297,53 USD mỗi tháng trong suốt 37 năm để có thể sở hữu nhà. Khoản này hiện bằng 1/3 thu nhập của cô và cô thừa nhận phải cân đối chi tiêu một cách hiệu quả hơn nữa.
Đại dịch Covid-19 càn quét cũng không làm giảm giá nhà đất, và chúng vẫn đang vượt qua tầm với nhiều người.
Tại Seoul, Hàn Quốc, một căn hộ có giá trung bình là 1,1 tỷ won (hơn 930.000 USD), theo giá thị trường hồi tháng 4, tăng mạnh so với con số trung bình 607 triệu won (513.000 USD) vào năm 2017.
Giá cả nhà ở những thành phố đông đúc và phát triển nhất Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến gấp 14 lần mức lương trung bình tại đây.
Tại các thành phố cấp 2, giá nhà đất cao gấp 7 lần thu nhập trung bình, trong khi ở thành phố cấp 3-5, con số này vào khoảng 5 lần.
Tại Thiên Tân, thành phố 15 triệu dân gần Bắc Kinh, các căn hộ ở các khu cao cấp được bán với giá khoảng 9.000 USD/m2 – cao gần ngang các khu đắt đỏ nhất ở London, dù thu nhập khả dụng ở London cao gấp 7 lần ở Thiên Tân.
Tại Nhật Bản, Tokyo thu hút giới trẻ ở độ tuổi ngoài 20 tới làm việc. Tuy nhiên, họ chỉ đủ sức để thuê nhà chứ không thể mua được nhà. Shuto Yano, 28 tuổi, một người làm nghề lập trình trò chơi điện tử cho biết, anh phải trả hơn 750 USD để thuê một căn hộ rộng 20 m2 ở khu vực Shinjuku.
Ở Indonesia, người trẻ vẫn còn tỏ ra e ngại việc vay ngân hàng để mua nhà riêng của họ, vì họ cân nhắc về việc bị mắc kẹt với khoản vay 25 năm, hoặc vì họ đã quyết định nhờ tới sự trợ giúp của cha mẹ.
Trong khi đó, những ngôi nhà đắt đỏ ở Đài Loan đã khiến nhiều người trẻ đau đầu về cách để có thể mua được nhà.
Việc giá nhà đắt đỏ đã khiến nhiều người trẻ tạm hoãn kế hoạch mua nhà lại và chọn phương án tiếp tục ở nhà thuê. Một số khác cho rằng, việc mua được nhà trong thời điểm giá cả leo thang như hiện tại là không thể và họ cũng lo sợ viễn cảnh làm cả đời chỉ để trả nợ tiền nhà.
Video đang HOT
Bà Jhoanne Marie Villamiel, giám đốc điều hành kiêm nhà môi giới bất động sản tại PrimaShelter ở Philippines, cho biết: “Một sự thật đáng buồn là giá bất động sản tăng nhanh hơn thu nhập của mọi người… Hiện nay có rất nhiều người Philippines, đặc biệt là những người có mức lương tối thiểu, những người muốn có tài sản riêng của họ, nhưng chúng tôi không có bất cứ phương án nào để giới thiệu đến cho họ”.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 11/12: Một số nước châu Âu nới lỏng phòng dịch trước Giáng sinh; Thế giới gần 270 triệu ca mắc
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 602.617 trường hợp mắc COVID-19 và 7.035 ca tử vong.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 269 triệu ca, trong đó trên 5,3 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Portsmouth, Anh ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 11/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu trên 269.815.000 ca, trong đó có 5.315.851 người tử vong.
Cuộc sống bình thường mới đang từng bước đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước với sự bùng phát của biến thể Omicron.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch "nóng nhất" nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 lưu động tại New York, Mỹ, ngày 7/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 58.000 ca), trong khi Nga có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 1.200 ca.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 239 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 21 triệu ca và trên 88.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 10/12, thế giới có 119 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 95 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình "bình thường mới" ở một số nước.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 815.269 ca tử vong trong tổng số 50.535.791 ca mắc. Đáng chú ý, dù Mỹ đã đạt mốc tiêm 200 triệu liều vaccine cho người dân, song số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng vọt tại nước này.
Theo mạng truyền thông công cộng Mỹ (PBS), số ca mắc mới tại Mỹ đã tăng từ mức trung bình gần 95.000 ca/ngày vào ngày 22/11 lên gần 119.000 ca/ngày trong tuần này, trong khi số ca nhập viện tăng 25% so với một tháng trước. PBS nêu rõ tỷ lệ khoảng 60% dân số Mỹ tiêm chủng đầy đủ là không đủ để ngăn chặn những điểm nóng về dịch bệnh xuất hiện trở lại.
Giới chức y tế nước này cho biết một số yếu tố thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ số ca mắc mới gồm thời tiết lạnh hơn buộc người dân phải ở trong nhà, không đeo khẩu trang, sự xuất hiện của biến thể Omicron và kháng thể trước COVID-19 giảm ở những người được chủng ngừa từ sớm, đặc biệt là những người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vaccine ngừa COVID-19 sẽ kém hiệu quả theo thời gian và với sự xuất hiện của biến thể Omicron, người cao tuổi có xu hướng mất đi khả năng được bảo vệ trước nguy cơ bệnh nặng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 9/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, biến thể Omicron vẫn tiếp tục lây lan tại nhiều nước trên thế giới. Singapore và Cyprus thông báo ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron, trong khi các nước cũng thông báo sự xuất hiện của biến thể này gia tăng trong cộng đồng.
Anh thông báo ghi nhận thêm 249 ca nhiễm mới biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, đưa tổng số ca nhiễm biến thể mới này tại Anh lên 817 ca. Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận định tỷ lệ lây nhiễm biến thể Omicron tại nước này có thể tăng gấp đôi trong 2-3 ngày tới. Nhật Bản cũng vừa phát hiện thêm 8 ca nhiễm biến thể Omicron, đưa tổng số ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở nước này lên 12 ca.
Trong khi đó, các chuyên gia về dịch tễ của Hàn Quốc cảnh báo về sự gia tăng sớm số ca mắc COVID-19 ở nước ngày ở mức trên 10.000 ca/ngày, đồng thời khuyến cáo chính phủ tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội mạnh mẽ để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 7.022 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca mắc vượt mốc 500.000, lên 503.606 ca. Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới trên 7.000 ca. Trong khi đó, số bệnh nhân mắc COVID-19 thể nặng ở nước này là 852 người và có thêm 53 trường hợp tử vong, nâng tổng số người tử vong lên 4.130 người. Tổng số bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron là 63 người, trong đó có 3 trường hợp mới liên quan đến ổ dịch tại một nhà thờ ở thành phố Incheon.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh, ngày 6/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trước tình hình trên, các nước đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp để vừa phòng, chống sự lây lan của COVID-19, vừa có thể thúc đẩy kinh tế.
Quốc hội liên bang Đức đã thông qua một số sửa đổi trong Luật Bảo vệ chống lây nhiễm COVID-19, trong đó có quy định tiêm chủng bắt buộc đối với một số đối tượng nhất định và thắt chặt các biện pháp phòng dịch. Theo đó, để bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương, tất cả những người làm việc trong bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc người cao tuổi khác đều phải tiêm chủng bắt buộc.
Quy định này cũng áp dụng đối với các cơ sở chăm sóc người khuyết tật, các phòng khám, cơ sở y tế, dịch vụ cấp cứu và các trung tâm giáo dục xã hội. Tương tự, CH Séc cũng đưa ra quy định bắt buộc tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với những người từ 60 tuổi trở lên, các nhân viên y tế, cảnh sát, binh sĩ và lính cứu hỏa. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2022, trong bối cảnh Séc hiện là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Prague, Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Bất chấp là quốc gia có tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới, ngày 10/12, Chính phủ Slovakia đã cho phép các cửa hàng, khu trượt tuyết và nhà thờ mở cửa tiếp đón người dân đã tiêm vaccine hoặc đã bình phục sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Phát biểu trước báo giới sau khi công bố quyết định trên, Bộ trưởng Y tế Slovakia Vladimir Lengvarsky cho biết tình hình dịch COVID-19 vẫn rất nghiêm trọng nhưng đã "nằm trong tầm kiểm soát". Ông cho biết việc việc cho phép các cửa hàng mở cửa là bước đi tương đối rủi ro từ quan điểm dịch tễ học, nhưng sẽ giúp xoa dịu tâm lý của công chúng trong bối cảnh lễ Giáng sinh đang đến gần.
Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Slovakia, Lubica Janikova cho biết chính phủ sẽ thảo luận tình hình các bệnh viện trong tuần tới và có thể điều chỉnh các biện pháp chống dịch sau đó. Quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế được đưa ra sau khi dư luận chỉ trích chính sách của chính phủ khiến họ không thể đi mua sắm Giáng sinh hoặc lên kế hoạch cho kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm.
Slovakia đã áp dụng lệnh phong tỏa một phần vào cuối tháng 11, khi ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày là 1.099 ca /100.000 dân. Đây cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong Liên minh châu Âu (EU), với chưa đến 50% dân số được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Budapest, Hungary. Ảnh: AFP/TTXVN
Các khu chợ Giáng sinh truyền thống tại quảng trường thủ đô Budapest của Hungary đã chính thức mở cửa đón khách. Trong bối cảnh quốc gia Trung Âu này đang phải nỗ lực ứng phó với làn sóng dịch bệnh mới, địa điểm này chỉ dành những người đã tiêm phòng COVID-19, song vẫn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Cách đây 1 năm, không có bất kỳ khu chợ ngoài trời nào được phép hoạt động tại Budapest, do Hungary áp lệnh phong tỏa toàn quốc và chưa có vaccine ngừa COVID-19. Chính vì thế, Adrienn, một cư dân địa phương đã vô cùng hào hứng khi các khu chợ đón khách trở lại. Khi tới quảng trường vào năm ngoái, cô đã rất buồn khi thấy quảng trường trang hoàng rực rỡ nhưng lại không một bóng người.
Khu chợ Giáng sinh này thường bày bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, món ăn truyền thống, thậm chí còn có một sân trượt băng nhỏ dưới Cây thông Noel. Trước khi vào chợ, du khách phải xếp hàng đưa giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc miễn dịch ở các chốt kiểm soát. Ibolya Koszegi, một cư dân địa phương khác, đã tỏ ý đồng tình với biện pháp này, đồng thời cho rằng cần có thêm nhiều người đeo khẩu trang khi vào chợ, bởi thật khó để giữ khoảng cách với đám đông xung quanh.
Hiện Hungary mới chỉ bắt buộc đeo khẩu trang ở các khu vực có không gian kín. Rất ít người chịu đeo khẩu trang tại khu chợ ngoài trời, bởi họ thích cảm giác được thưởng thức chén trà hay nhâm nhi ly rượu khi đi dạo tận hưởng không khí lễ hội. Các du khách quyết định đổ về Budapest, khi một số quốc gia Trung Âu khác phải đóng cửa chợ Giáng sinh nhằm kiểm soát dịch và tăng tốc tiêm phòng COVID-19. Tại các nước láng giềng, các sự kiện họp chợ tại thủ đô Prague của Séc đã bị hủy, trong khi các khu chợ của thủ đô Vienna (Áo) sẽ chỉ mở vào ngày 13/12 sau 2 tuần áp lệnh phong tỏa.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 6/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 10/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 26.595 ca mắc mới COVID-19 và 337 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.328.900 trường hợp và 296.372 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhất là Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam.
Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh, song tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Việt Nam ngày 10/12 tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á với trên 14.800 ca mắc mới và 216 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 2/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 10/12 ghi nhận thêm trên 4.000 ca bệnh mới và 28 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 15 bệnh nhân mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào vẫn tăng cao mấy ngày qua, với trên 1.200 trường hợp trong ngày 10/12 và 7 ca tử vong. Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Nhiều sinh vật biển lập bầy đàn, làm tổ trên rác nhựa lênh đênh giữa đại dương Được gọi là cộng đồng mới sống gần mặt biển, các bầy đàn sinh vật này đang phát triển ở khu vực Đảo rác Thái Bình Dương và lênh lênh theo dòng nước. Rác được thu gom trên biển. Ảnh: AP Theo tờ The Guardian, nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Communications cho biết các khối rác thải nhựa giữa đại...