Gia Lai: Trường mầm non vùng khó thu mỗi học sinh hơn 3 triệu đồng/năm, phụ huynh bức xúc

Theo dõi VGT trên

Mặc dù không nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh tại địa phương, nhưng Ban Giám hiệu trường Mẫu giáo Hoa Phượng (xã Ia O, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non và mô hình bán trú với khoản thu mỗi học sinh lên tới hơn 3 triệu đồng/1 năm. Tuy nhiên quá trình xã hội hóa đã lộ ra nhiều điểm bất cập, gây bức xúc cho phụ huynh tại địa phương.

Theo đó, xã Ia O là 1 trong 3 xã khó khăn nhất trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Tại đây, 49% các hộ dân thuộc diện nghèo và cận nghèo. Dù vậy, nhưng từ năm 2015 tới nay, nhiều gia đình có con em học mầm mon tại trường Mẫu giáo Hoa Phượng đều phải đóng các khoản t.iền trên 3,3 triệu đồng/1 học sinh/1 năm học.

Điều đáng nói, ngoài hơn 100 nghìn t.iền học phí, thì toàn bộ số t.iền còn lại của 18 khoản thu đều xoay quanh t.iền xã hội hóa và t.iền bán trú. Việc thu t.iền này được Ban giám hiệu thực hiện qua giáo viên chủ nhiệm các lớp. Thậm chí, nhiều giáo viên đã bị hiệu trưởng nhà trường yêu cầu trích t.iền lương để trả bù cho học sinh, thậm chí có cô giáo (xin được giấu tên) đã phải đi vay nóng hơn 30 triệu đồng để nộp bù cho học sinh.

Gia Lai: Trường mầm non vùng khó thu mỗi học sinh hơn 3 triệu đồng/năm, phụ huynh bức xúc - Hình 1

Trường Mầm non Hoa Phương nơi phụ huynh “vùng khó” kiến nghị vì lạm thu quá nhiều khoản

Cũng vì không có t.iền nên một số học sinh không dám đến trường, phụ huynh Rơ Lah Gi (làng Sung O, xã Ia O) cho biết:”Đi họp phụ huynh, nhà trường thông báo nộp t.iền. Đầu tiên học là nộp 1 triệu, năm nay là lên thêm nữa, lại đóng thêm t.iền ăn hàng tháng nữa. Mình không có đủ t.iền nên không cho con đi học đều. Con mình lúc đi học, lúc không đi. Mình không có t.iền nộp, t.iền ăn hàng ngày, cô giáo nộp cho đấy…”.

Trái với nguyên tắc phụ huynh tự nguyện đóng t.iền, tự thu chi và quản lý quỹ xã hội hóa, thì toàn bộ hàng trăm triệu đồng từ năm 2015 đến nay đều do Trường Mẫu giáo Hoa Phượng tự thu, chi và quản lý. Đáng nói là để chỉnh trang khuôn viên trường học, nhà trường tổ chức thu gần 500 nghìn đồng cho việc mua cây cảnh, ống nước tưới cây, máy bơm và phân bón. Tuy nhiên, thực tế, khuôn viên trường học không hề có cây cảnh, quang cảnh hết sức tiêu điều.

Gia Lai: Trường mầm non vùng khó thu mỗi học sinh hơn 3 triệu đồng/năm, phụ huynh bức xúc - Hình 2

Dù đã thu hàng triệu đồng t.iền chăm sóc và phân bón cho cây từ học sinh nhưng khuôn viên trường vẫn “hoang tàn”

Gia Lai: Trường mầm non vùng khó thu mỗi học sinh hơn 3 triệu đồng/năm, phụ huynh bức xúc - Hình 3

Khuôn viên trường chủ yếu mấy cây tạp.

Video đang HOT

Đó là chưa kể, dù đã yêu cầu phụ huynh học sinh tự chuẩn bị đồ dùng phục vụ ăn, ngủ bán trú, nhưng Trường Mẫu giáo Hoa Phượng còn thu thêm t.iền đồ dùng chung, đồ dùng bán trú, quỹ phụ huynh, quỹ học sinh với tổng số t.iền lên tới hơn 8 trăm rưỡi nghìn.

Cùng với nhiều khoản thu bất minh, các khoản thực thu tại nhà trường cao hơn so với kế hoạch thu được trình lên chính quyền địa phương gần 800 nghìn đồng/1 học sinh. Lý giải điều này, bà Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Phượng cho biết:”Phân bón lao động là phân bón của Úc, giá 150 nghìn/1 lít phân nước. T.iền thuốc cỏ, mua ống nước, t.iền quỹ hội phụ huynh không đưa vào, lao động trung tâm là không đưa. Đây là mình thu sau khi trình, nên không có trong hồ sơ. Bố mẹ các cháu không đi lao động nên thu 50 nghìn/1 năm/1 phụ huynh, thì hơn là một năm 3 kỳ chúng tôi đến đây lao động…”.

Chị Rơ Mah Qua (thành viên Ban chấp hành hội phụ huynh học sinh trường Mẫu giáo Hoa Phượng) cho biết, hội phụ huynh không hề được nhà trường công khai, bàn bạc về các khoản thu xã hội hóa. Việc thu chi t.iền xã hội hóa tại đây đều không được thông qua Ban chấp hành hội.

Chị Qua cho biết:”Cái đó là bên nhà trường tự thu hết, bên hội phụ huynh không biết, không quản lý, không chi luôn. Hội phụ huynh không biết gì luôn. Cô hiệu trưởng cứ nói là làm hàng rào, bảo phụ huynh đóng t.iền, nhưng đóng cũng không thấy làm gì hết. Ngay cả t.iền cảnh quan, t.iền cây cảnh đấy cũng không có luôn. T.iền mua quạt, đóng rồi nhưng đóng không thấy quạt đâu cả.”.

Gia Lai: Trường mầm non vùng khó thu mỗi học sinh hơn 3 triệu đồng/năm, phụ huynh bức xúc - Hình 4

Các khoản khí ở ngôi trường nghèo đè nặng lên vai các phụ huynh.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Phương Huệ (Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai) cho biết, chủ trương xã hội hóa và mô hình bán trú được ngành giáo dục Gia Lai khuyến khích tại những nơi có điều kiện thuận lợi. Và việc thực hiện phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phụ huynh tự nguyện đóng góp, thu chi và quản lý. Do đó, việc tổ chức thực hiện tại trường Mầm non Hoa Phượng có nhiều điểm chưa đúng. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức Đoàn thanh tra để kiểm tra toàn bộ hoạt động tài chính tại đơn vị này.

“Có một số mục thu ở đây, tôi nghĩ là nhà trường cần phải xem lại. Ví dụ như phân bón, lao công, quỹ hội phụ huynh, lao động trung tâm…khi mà họ thu thì phải đưa dự toán chi, hoặc được sự thống nhất của hội phụ huynh học sinh, hoặc có sự cho phép của các cơ quan, chính quyền địa phương thì họ mới được thu. Đối với vùng sâu, vùng xa, nếu tổng thu của 1 cháu 1,8 triệu đến 1,9 triệu thì quá cao. Vì điều kiện phụ huynh ở đó nghèo mà thu như thế thì rất khó khăn. Về phía trường mầm non Hoa Phượng, chúng tôi sẽ làm việc với Phòng Giáo dục Đào tạo có những kế hoạch để nắm bắt thêm thông tin…”, bà Huệ cho hay.

Phạm Hoàng

Theo Dân trí

Mô hình Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm: Phù hợp nền giáo dục hiện đại

Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc cải cách giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc cải cách giáo dục chủ yếu quan tâm đến giáo dục phổ thông mà ít quan tâm đồng bộ đến cải cách, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường sư phạm.

Mô hình Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm: Phù hợp nền giáo dục hiện đại - Hình 1

Trường sư phạm chưa đáp ứng được nhu cầu cải cách của các trường phổ thông là một thực tế chúng ta buộc phải nhìn nhận.

Hai điểm bất cập

Thứ nhất, nội dung kiến thức giảng dạy ở bậc đại học và chương trình dạy học ở phổ thông không ăn khớp (kiến thức chuyên ngành và phương pháp dạy học). Các khoa Sư phạm không có mối liên hệ mật thiết với các Sở giáo dục. Đội ngũ giảng viên đại học ít có cơ hội tiếp xúc với thực tế phổ thông nên không nắm rõ về chương trình, không am hiểu thực tiễn giảng dạy. Mối quan hệ giữa hệ thống trường sư phạm với hệ thống trường phổ thông ngày càng lỏng lẻo.

Thứ hai, một trong những hệ quả của việc xa rời thực tế nói trên đó là sinh viên được học "lý thuyết" quá nhiều mà khả năng "thực hành" thì quá yếu kém. Khi bước chân vào thực tế giảng dạy (kiến tập, thực tập, đi dạy sau khi ra trường...), các em không bắt kịp những đổi mới ở phổ thông. Nguyên nhân có lẽ là vì "học không đi đôi với hành".

Nhận thức sâu sắc những mặt hạn chế nói trên trong đào tạo sinh viên sư phạm, năm 2008 Trường Đại học An Giang đã thành lập TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM có nhiều cấp học. Sự ra đời của Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm là vô cùng phù hợp với xu hướng của nền giáo dục hiện đại trong thời kì hội nhập.

Thực tiễn từ Đại học An Giang

"Mỗi trường đại học sư phạm phải có ít nhất một trường thực hành sư phạm có quy mô phù hợp với yêu cầu thực hành sư phạm". Nội dung này được quy định trong Quy chế Trường Thực hành Sư phạm của Bộ Giáo dục & đào tạo đã phần nào khẳng định được vai trò, vị trí của trường thực hành sư phạm trong công tác đào tạo giáo viên. Trường Phổ thông thực hành Sư phạm trực thuộc Trường Đại học An Giang đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Điều 3 của Quy chế Trường Thực hành Sư phạm.

Công tác phối hợp đào tạo sinh viên sư phạm luôn được trường chú trọng. Tại đây, sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên sư phạm Ngữ văn nói riêng có thể thông qua các hoạt động cụ thể ở trường để: "Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của trường trung học phổ thông; quan sát, tìm hiểu hoạt động giáo dục ở các khối lớp; tìm hiểu và thực hành các khâu chuẩn bị dạy học, các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; dự một số hoạt động mẫu về dạy học và giáo dục của giáo viên trung học phổ thông, tập dượt một số hoạt động có chọn lọc về dạy học và giáo dục; dự một số giờ thực hành về nghiệp vụ do các giảng viên trường đại học sư phạm hoặc các giáo viên trường trung học phổ thông thực hiện tại trường thực hành".

Hằng năm, trường Phổ thông Thực hành Sư phạm luôn kết hợp chặt chẽ với Khoa Sư phạm làm tốt công tác rèn nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm cho sinh viên của Đại học An Giang. Nhà trường xem đây là nhiệm vụ chủ đạo xuyên suốt trong năm học. Các hoạt động này luôn được thực hiện nghiêm túc, có kiểm tra nhắc nhở và rút kinh nghiệm qua mỗi đợt.

Thông qua các hoạt động kiến tập và thực tập này, sinh viên có cơ hội để học việc, tập sự những công việc của một người giáo viên về công tác chuyên môn, phong trào và cả hoạt động chủ nhiệm lớp. Bộ môn Ngữ văn, khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang cũng cử nhiều giảng viên xuống trực tiếp dự giờ thực tập cùng giáo viên phổ thông để cùng đ.ánh giá kết quả thực tập của sinh viên.

Không chỉ tạo cơ hội cho sinh viên được học hỏi từ thực tế giảng dạy ở phổ thông, nhà trường và các giáo viên hướng dẫn còn đặc biệt chú ý nâng cao ý thức của của các em sinh viên sư phạm về công tác chủ nhiệm lớp, giúp cho các em nhận thức được công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy, góp phần quyết định trong việc phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường và trong việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trường học.

Không chỉ phối hợp đào tạo sinh viên sư phạm, Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm còn tạo điều kiện cho các giảng viên khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang có cơ hội được dạy ở phổ thông để các giảng viên bắt kịp tình hình phổ thông, cập nhật, hoàn thiện và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đại học của mình, rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục đại học và phổ thông.

Kiến nghị và đề xuất

Việc thành lập Trường Thực hành Sư phạm trực thuộc các trường đại học là một gợi ý hay và thiết thực để cả giảng viên và sinh viên sư phạm nói chung và sư phạm Ngữ văn nói riêng có điều kiện tiếp xúc, am hiểu thực tế phổ thông. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học sư phạm và các Sở Giáo dục để có được sự tương đồng, ăn khớp giữa việc đổi mới giáo dục phổ thông và đổi mới đào tạo giáo viên ở đại học sư phạm.

Ở trường sư phạm, sinh viên muốn giảng dạy được tốt phải xem các giờ dạy mẫu như thế nào. Dạy mẫu được coi là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Sau khi học lý thuyết, sinh viên phải được xem mẫu, được nhận diện và phân tích qua mẫu, làm thuần thục theo mẫu, sau đó mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian kiến tập và thực tập và các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm còn quá ngắn, không đủ cho sinh viên được quan sát nhiều giờ dạy mẫu. Vì vậy, nên ghi hình lại các tiết dạy mẫu của giáo viên trường Phổ thông Thực hành Sư phạm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc các tiết tập giảng của sinh viên để minh họa trong những giờ học lý thuyết ở giảng đường đại học.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai thí điểm, ứng dụng các thành tựu khoa học giáo dục của giảng viên, sinh cần được tăng cường hơn nữa, đồng thời phải mang tính thiết thực và cập nhật.

Hình thức tổ chức hoạt động thực hành sư phạm cho sinh viên cần đa dạng hơn. Đổi mới việc kiểm tra, đ.ánh giá kết quả thực hành sư phạm của sinh viên sư phạm.

Kết quả thực hành sư phạm của sinh viên phải được đ.ánh giá một cách chính xác, khoa học. Muốn được như vậy phải xây dựng một bộ tiêu chí đ.ánh giá theo yêu cầu đặc thù của bộ môn Ngữ văn và bám sát những nội dung thực hành sư phạm. Kết quả đ.ánh giá này phải được đưa vào hồ sơ tốt nghiệp cũng như hồ sơ xin việc của sinh viên như một sự thẩm định của nơi đào tạo về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó cần có một hội đồng riêng để đ.ánh giá một cách khách quan, chính xác, công bằng và thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo: "Trường sư phạm cần đ.ánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm của sinh viên qua một hội đồng riêng với sự tham gia của các giáo viên, các nhà sư phạm chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm (có thể mời các giáo viên phổ thông dạy giỏi). Điểm nghiệp vụ sư phạm này có thể coi là một trong những điểm đ.ánh giá tốt nghiệp bắt buộc của sinh viên sư phạm Ngữ văn, kể cả những sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp. Đây là cách đ.ánh giá công bằng, khoa học và quan trọng hơn là nó định hướng cho sinh viên sư phạm ý thức, trách nhiệm cao đối với việc nâng cao tay nghề".

Việc thành lập Trường Thực hành Sư phạm trực thuộc các trường đại học là một gợi ý hay và thiết thực để cả giảng viên và sinh viên sư phạm nói chung và sư phạm Ngữ văn nói riêng có điều kiện tiếp xúc, am hiểu thực tế phổ thông.

Nguyễn Thị Thu Giang

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần
10:08:48 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Đào Hồng Sơn hạ học trò Johnny Trí Nguyễn, lập kỷ lục MMA Việt Nam
10:24:00 16/06/2024
Trang Trần nhận trợ cấp ở Mỹ, được chủ cho 1 tỷ mua xe hơi hậu bị đuổi việc
14:08:38 16/06/2024
Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời
13:09:48 16/06/2024
Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới
11:03:33 16/06/2024
Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"
10:03:21 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khi chồng mải lo chuyện bao đồng: Sao anh làm việc tốt mà em bực bội!

Góc tâm tình

16:00:18 16/06/2024
Mới ăn lưng chén cơm, có điện thoại, anh Nguyễn Long (40 t.uổi, TP.HCM) bắt máy cái rụp. Nhìn nét mặt anh trở nên căng thẳng, nói với đầu dây bên kia bình tĩnh, để em nghĩ cách liền là chị Nhung, vợ anh, biết anh lại sắp lao đi.

Cặp sao hạng A hàn gắn thất bại, sắp ly hôn sau 2 năm cưới

Sao âu mỹ

15:59:33 16/06/2024
Ngày 16/6, Page Six đưa tin cuộc hôn nhân của Jennifer Lopez và Ben Affleck sắp đi đến hồi kết. Mọi nỗ lực hàn gắn mối quan hệ vợ chồng của nữ ca sĩ sinh năm 6X và chồng tài tử đã thất bại.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 17/6/2024: 5 con giáp không được may mắn

Trắc nghiệm

15:58:20 16/06/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 17/6. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bom tấn 3800 tỷ chưa chiếu đã lỗ nặng, phí công nam chính lột xác visual ngoạn mục

Phim châu á

15:57:29 16/06/2024
Bộ phim điện ảnh Nhiệm Vụ Tối Mật từng là tác phẩm rất được khán giả xứ Trung mong chờ bởi có sự góp mặt của dàn sao hùng hậu.

Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!

Tv show

15:54:21 16/06/2024
Tưởng như sẽ là sao nam nhạt nhoà, hướng nội nhất trong show Anh Trai Say Hi nhưng Anh Tú Atus lại chính là cái tên được bàn tán nhắc tới nhiều nhất ngay sau khi tập 1 lên sóng.

Lưu Diệc Phi thu hút trăm triệu lượt xem khi diện áo tắm, Trịnh Sảng bị gọi tên

Sao châu á

15:52:51 16/06/2024
Bên cạnh nội dung về tình yêu trắc trở, điểm khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình chính là vẻ đẹp tựa tiên nữ, thân hình quyến rũ của Lưu Diệc Phi. Trước đó, Trịnh Sảng cũng vào dạng vai này nhưng bị chê quá gầy, thiếu sức sốn...

Những điều có thể bạn chưa biết về loạt phim 'Vùng đất câm lặng'

Phim âu mỹ

15:48:05 16/06/2024
Kể từ khi ra mắt, loạt phim Vùng đất câm lặng (tựa gốc: A Quiet Place) đã tạo nên một điểm nhấn độc đáo trong thể loại phim kinh dị - giật gân.

Nữ chính phim VTV Cù Thị Trà: Sắc vóc gợi cảm, chưa một mảnh tình vắt vai

Hậu trường phim

15:43:06 16/06/2024
Ở t.uổi 25, Cù Thị Trà - nữ diễn viên đang nhận được sự quan tâm khi vào vai Đông trong Những nẻo đường gần xa - thừa nhận cuộc sống của cô chỉ xoay quanh công việc, chưa có một mảnh tình vắt vai.

Ngọc Anh 3A từng chơi vơi, tuyệt vọng trước khi gặp chồng Tây

Sao việt

15:38:16 16/06/2024
Nhân kỷ niệm 6 năm bên nhau, Ngọc Anh 3A đã có những chia sẻ lãng mạn bên chồng Tây. Chị từng chơi vơi, tuyệt vọng trước khi gặp ông xã ngoại quốc...

Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"

Netizen

15:35:13 16/06/2024
Thông tin về những ồn ào liên quan tới việc chồng của Hằng Du Mục lên livestream đòi ly hôn đang khiến các cư dân mạng không ngừng xôn xao. Kể từ đó, danh tính về người đàn ông Trung Quốc này trở thành từ khóa được tìm kiếm phổ biến trê...

Việt Nam tham dự lễ hội ẩm thực và văn hoá lớn nhất Praha

Thế giới

15:04:47 16/06/2024
Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống như nón lá, khăn lụa cũng được nhiều khách thăm quan lựa chọn làm món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa.