Giá gạo leo lên mức đỉnh 3 năm sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu
Giá gạo ở châu Á tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 năm qua sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu phần lớn các loại gạo, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung lương thực cho người dân trên khắp thế giới.
Gạo được bày bán tại một siêu thị ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, giá gạo trắng Thái Lan 5% tấm – tiêu chuẩn của châu Á – tăng vọt lên 572 USD/tấn, mức đắt nhất kể từ tháng 4/2020, Con số này tăng 7% so với hai tuần trước.
Gạo là thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của hàng tỷ người dân châu Á và châu Phi. Do đó, giá gạo tăng cao sẽ gây thêm áp lực lạm phát và đè nặng lên chi phí nhập khẩu của các nước.
Lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ đối với các lô hàng gạo tẻ nhằm mục đích kiểm soát giá cả trong nước. Động thái này diễn ra trong bối cảnh thế giới đang gia tăng lo ngại về nguồn cung nông sản do ảnh hưởng của hình thái thời tiết El Nino – vốn khiến nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu – và thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen bị đình trệ, cũng như tình hình xung đột ở Ukraine.
Các diễn biến có thể xấu đi. Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai, phải đối mặt với tình trạng hạn hán lan rộng và đã yêu cầu nông dân chỉ thu hoạch một vụ trong năm nay. Thái Lan cũng đang đánh giá lại kho dự trữ quốc gia để đưa ra những biện pháp tiếp theo.
Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ năm 2012. Trong những năm gần đây, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ còn nhiều hơn tổng số gạo xuất khẩu của ba nước Thái Lan, Việt Nam và Pakistan.
Hoạt động kiểm tra tàu chở ngũ cốc rời cảng của Ukraine được nối lại
Liên hợp quốc (LHQ) cho biết hoạt động kiểm tra các tàu rời các cảng Ukraine theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen đã được nối lại vào ngày 9/5.
Trước đó, trong 2 ngày 7 và 8/5, không có cuộc kiểm tra nào diễn ra đối với các tàu đến và đi khỏi các cảng của Ukraine.
Tàu chở ngũ cốc Ukraine di chuyển qua eo biển Bosphorus để vào biển Marmara ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 2/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phó phát ngôn LHQ Farhan Haq thông báo: "Trung tâm điều phối chung (JCC) đã xác nhận rằng hoạt động kiểm tra đã được nối lại đối với các tàu ra nước ngoài".
Vào tháng 7/2022, tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine đã ký riêng rẽ các thỏa thuận với LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ về xuất khẩu ngũ cốc của Nga và Ukraine, được gọi là Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Thỏa thuận này nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường thế giới trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine. Trong khuôn khổ thỏa thuận, Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ cũng đã nhất trí thành lập JCC để giám sát các tàu chở ngũ cốc. Ban đầu, thỏa thuận có hiệu lực trong 120 ngày, sau đó được gia hạn 120 ngày vào tháng 11/2022 và tiếp tục gia hạn 60 ngày vào ngày 18/3 cho đến ngày 18/5 tới.
Gần đây, Nga đã nhiều lần cảnh báo sẽ không tiếp tục gia hạn thỏa thuận nếu như những vướng mắc trong việc xuất khẩu lương thực và phân bón của nước này không được giải quyết.
Dự kiến, các quan chức cấp cao của bốn bên sẽ nhóm họp tại thành phố Istanbul trong tuần này nhằm thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Theo ông Haq, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths sẽ đến Istanbul. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar ngày 9/5 cho biết các cuộc thảo luận trước thềm cuộc gặp cấp cao dự kiến diễn ra vào ngày 10-11/5 này diễn ra "tích cực". Phát biểu trên đài truyền hình Haberturk, ông nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ làm việc để tiếp tục thỏa thuận ngũ cốc vào ngày 18/5 tới mà không cho phép bất kỳ sự đình trệ hoặc chấm dứt nào".
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ Theo hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 3/8/2022....