Gia đình bệnh nhân ký cam kết từ chối mổ, xin chuyển viện vì nghi bác sĩ chỉ định phẫu thuật quá chủ quan
Nghi ngờ chỉ định mổ viêm ruột thừa của bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo không phù hợp nên sau khoảng 10 giờ nằm viện, gia đình bệnh nhân đã phải xin ký giấy từ chối mổ, xin chuyển viện…. Điều đáng nói là nhờ quyết định hy hữu này mà bệnh nhân đã thoát khỏi một ca mổ không đáng xảy ra.
Mổ sao dễ thế?
Ngày 18-4, anh N.H.B ngụ tại phường An Bình, huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương đã phản ánh tới Báo Phụ Nữ Sức Khỏe việc bác sĩ bệnh viện Đa Khoa Hòan Hảo đã chẩn đoán sai bệnh lý cho con anh. Thậm chí là suýt nữa đã phải lên bàn mổ một cách “oan ức”.
Được biết, sáng ngày 15-4, con gái anh B là cháu Tần Thị Ngọc T (8 tuổi, ngụ tại Dĩ An, Bình Dương) bị đau quặn bụng, ói sau khi uống sữa… nên anh B đã chở cháu tới bệnh viện Hoàn Hảo (Dĩ An, Bình Dương) để điều trị. Tại đây, bé T được nhập viện, nằm theo dõi ở khoa cấp cứu bệnh viện Hoàn Hảo.
Khoảng 9 giờ, cháu T được bác sĩ cho đi làm các xét nghiệm và siêu âm. Kết quả siêu âm lần thứ nhất chưa ghi nhận bất thường ở ruột thừa nên bác sĩ khoa cấp cứu bệnh viện Hoàn Hảo cho bé T nằm truyền nước và theo dõi vì không loại trừ các bệnh lý khác.
Hai kết quả siêu âm khác nhau
Khoảng 14 giờ cùng ngày, thấy con vẫn sốt cao (gần 40 độ), bụng đau. Tuy nhiên, không thấy bác sĩ thăm khám gì nên anh B đi kiếm bác sĩ. Sau khi nghe anh B trình bày, bác sĩ trực khoa cấp cứu bệnh viện Hòan Hảo khi đó đã lấy tay ấn quanh bụng rồi cho bé T đi siêu âm lần 2.
Kết quả xét nghiệm máu lúc này cho thấy chỉ số bạch cầu cao, cùng kết quả siêu âm lần thứ 2 tại bệnh viện Hoàn Hảo ghi nhận vùng hố chậu phải có hình ảnh ruột thừa xuất phát từ mặt trong manh tràng đi vào trong xuống dưới… do đó, bác sĩ bệnh viện Hoàn Hảo chẩn đoán bé T có khả năng bị viêm ruột thừa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau đó bác sĩ bệnh viện tiếp tục để bé T nằm theo dõi mà không có chỉ định nào khác.
“Mãi đến khoảng 18 giờ, tức 4 tiếng sau khi siêu âm lần thứ 2, tôi được nhân viên bệnh viện thông báo bác sĩ cần gặp. Tôi đến gặp bác sĩ thì họ bảo con tôi bị viêm ruột thừa, do đó, bác sĩ sẽ tiến hành mổ cho con tôi. Họ nói tôi đi đóng tiền mổ, ký cam kết mổ…”
Dù đang lo lắng cho con, vì biết viêm ruột thừa là phải mổ sớm để tránh vị vỡ, nguy hiểm đến tính mạng con. Nhưng tôi lại thấy không an tâm với chỉ định phẫu thuật mà bác sĩ đưa ra trong thời điểm khi đó. Thứ nhất, con tôi đau bụng, tuy chưa có dấu hiệu thuyên giảm nhưng dấu hiệu nặng hơn cũng chưa thấy, bác sĩ thì chưa khám hay kiểm tra lại sức khỏe cho con tôi mà bảo đi mổ thì… cũng kỳ. Con bé mới 8 tuổi mà mổ thì cũng tội nó. Sau ít phút suy nghĩ, tôi từ chối mổ và xin xuất viện, chuyển con sang một bệnh viện khác để điều trị. Lúc này, bác sĩ ở khoa cấp cứu bệnh viện Hoàn Hảo bắt tôi ký cam kết từ chối mổ rồi mới giải quyết thủ tục cho con tôi xuất viện.” Anh B cho biết.
Đến 19 giờ, bé T được chuyển vào bệnh viện Đa khoa Quận Thủ Đức (cách bệnh viện Hoàn Hảo tầm 3km) để điều trị.
“Điều đáng nói là sau khi con tôi chuyển sang cấp cứu tại bệnh viện Quận Thủ Đức thì kết quả siêu âm và CT không ghi nhận bất thường ở ruột thừa. Kết luận của bác sĩ khoa cấp cứu vào thời điểm đó là bệnh nhân Tần Thị Ngọc T bị nhiễm trùng đường ruột. Sau đó đã chuyển con tôi lên khoa Nhi để điều trị. Tại khoa Nhi, bác sĩ đã tiếp tục khám lại và đưa ra nhận định trùng khớp với chẩn đoán của bác sĩ khoa cấp cứu trước đó. Con tôi bị nhiễm trùng tiêu hóa. Sau đó, bác sĩ cho dùng thuốc, không hề phẫu thuật nhưng sức khỏe con tôi hồi phục dần. Đến ngày 19-4 con tôi xuất viện về nhà.” Người bố chia sẻ
Bệnh nhân có chỉ định mổ viêm ruột thừa sau đó đã điều trị khỏi với chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột
“Nếu tôi không nghi ngờ bác sĩ bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo chỉ định mổ cho con tôi là “có vấn đề” thì coi như nó đã bị mổ oan. Tổn hại cả về kinh tế (chi phí mổ) lại còn ảnh hưởng về sức khỏe. Vì sao phẫu thuật viêm ruột thừa là một kỹ thuật xâm lấn, gây ảnh hưởng đến người bệnh trong khi quá trình thăm khám bệnh nhân có tới 2 kết quả siêu âm khác nhau. Triệu chứng điển hình chưa rõ ràng thì tại sao bác sĩ lại không mời đồng nghiệp hội chẩn hoặc cho làm các xét nghiệm, các cận lâm sàng khác như CT để có thêm cơ sở chắc chắn rồi đưa ra phương án điều trị cho phù hợp…? Vì vậy, tôi yêu cầu bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo cũng như cơ quan chức năng vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc này”. Anh B bức xúc.
Có mổ cũng không sai?
Ngày 18-4, bác sĩ Châu Thanh Long, giám đốc điều hành bệnh viện Hoàn Hảo cho biết: “Qua xem xét trên giấy tờ, các kết quả xét nghiệm và siêu âm tại bệnh viện cho thấy đây chỉ là chẩn đoán ban đầu khiến bác sĩ nghĩ nhiều tới viêm ruột thừa chứ không có kết luận nào khẳng định chắc chắn là bé bị viêm ruột thừa.
Nói về viêm ruột thừa thì nó một bệnh lý nguy hiểm, triệu chứng thường không điển hình, nó có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Quá trình bệnh nhân nằm viện chúng tôi chỉ cho chuyền nước biển và theo dõi là phác đồ phù hợp. Bởi nếu cho bệnh nhân dùng kháng sinh, hạ sốt thì đôi khi mất đi các dấu hiệu để chẩn đoán chính xác. Tôi nghĩ nhiều tới việc bác sĩ khi đó đã tư vấn hướng dẫn không rõ ràng cho gia đình bệnh nhân. Khả năng bác sĩ cho bệnh nhân chuyển từ cấp cứu lên khoa Ngoại để theo dõi và làm sẵn thủ tục. Chứ thủ tục và quy trình mổ rất chặt chẽ, cần phải qua khám, hội chẩn và sau đó được lãnh đạo bệnh viện ký thì mới được mổ. Chứ không phải bác sĩ nói mổ là mổ. Gia đình đã tới, chúng tôi sẽ làm việc với bác sĩ để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh. Vì vậy, có gì mời gia đình bệnh nhân trở lại vào chiều 22-4 để chúng tôi giải thích trả lời rõ hơn.”
Với kết quả siêu âm và kết quả xét nghiệm máu như thế này, bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo sẵn sàng chỉ định mổ ruột thừa cho bệnh nhân
Chiều 22-4, khi phóng viên có mặt tại bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo để nêu rõ những bức xúc trên. Ths.bs Đỗ Duy Tiên người trực tiếp điều trị và ra chỉ định mổ cắt ruột thừa cho bé Tần Thị Ngọc T vừa đeo khẩu trang vừa tiếp chuyện với gia đình bé T. Bác sĩ Tiên khẳng định: “Tôi là người đã chỉ định mổ viêm ruột thừa cho bé T. và việc chỉ định mổ viêm ruột thừa vào thời điểm đó là đúng”.
Theo bác sĩ Tiên việc chỉ định mổ cắt ruột thừa bị viêm cho bệnh nhân T sau kết quả siêu âm 4 tiếng và kết quả xét nghiệm máu trước đó 8 tiếng cũng không sai vì… mổ khi nào, thời điểm nào mà bác sĩ thấy phù hợp là được. Và bác sĩ cũng không quên nhắc nhở “mấy anh không cần thắc mắc”.
“Trong y văn, người ta ghi nhận có tới 10-15% bệnh nhân sau khi mổ viêm ruột thừa được lấy mẫu để sinh thiết lại thì xác nhận là bệnh nhân không phải viêm ruột thừa. Nên việc tôi chỉ định mổ viêm ruột thừa cho bệnh nhân T khi đó không có gì phải bàn tới cả. Viêm ruột thừa là bệnh lý có thể thoái lùi, nên tại một thời điểm khác, một cơ sở y tế khác có kết quả khám và điều trị khác là chuyện khác, tôi không quan tâm.” Bác sỹ Tiên khẳng định.
Trao đổi với chúng tôi, phía bệnh viện đa khoa Quận Thủ Đức khẳng định bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, có ói 1 lần sau khi uống sữa. Tuy nhiên, với việc các cơn đau không diễn biến nặng, kết quả siêu âm và CT của bệnh nhân không ghi nhận bất thường ở ruột thừa. Phương pháp điều trị là nội khoa và sau đó sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và xuất viện. Với bệnh lý viêm ruột thừa thì trong thời gian 24 tiếng, nếu ruột thừa có dấu hiệu viêm có thể sẽ ghi nhận được trên hình ảnh. Đồng thời bệnh lý viêm ruột thừa không thể điều trị khỏi bằng nội khoa mà phải phẫu thuật. Trong khi bệnh nhân sau 1 tuần được điều trị nội khoa đã khỏi bệnh.
Theo các bác sĩ ngoại tiêu hóa và Nhi khoa cho biết, việc chẩn đoán viêm ruột thừa nói chung và các bệnh lý khác nói riêng đều khó chính xác 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ này không nhiều, những trường hợp bệnh nhân từ chối làm theo y lệnh của bác sĩ là khá hy hữu. Do đó, các phụ huynh hay bệnh nhân vẫn cần đặt lòng tin vào bác sĩ. Ngoại trừ những trường hợp có những nghi ngờ sai sót, chủ quan thì có thể đề nghị lãnh đạo bệnh viện cho hội chẩn, xin làm các xét nghiệm đối chứng khác hoặc nếu cần thì xin chuyển sang cơ sở khác để khám và điều trị. Thông thường khi có những ca bệnh khó, có những trường hợp cho nhiều kết quả khác nhau thì cũng sẽ được phía bệnh viện hội chẩn hoặc cho làm các xét nghiệm phù hợp có độ chính xác cao.
Theo phunusuckhoe
BV Đa khoa Bình An thừa nhận sai sót chuyên môn trong vụ cô gái tử vong sau khi nhập viện
Ngày 21/4, BS Trần Đức Nghĩa, Giám đốc đối ngoại Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bình An (Kiên Giang) thừa nhận các y, bác sĩ của bệnh viện đa chẩn đoán không ra bệnh trong vụ cô gái tử vong sau khi nhập viện.
Trước đó, vào lúc 8 giờ 15 phút 03/04, tai Khoa cấp cứu BVĐK tư nhân Bình An có tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Lê Thị Tú Phương (sinh năm 1994, ơ tổ 15, khu phố Thông Chữ, phường Vĩnh Hiệp TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) nhập viện do đau bụng. Theo đó, bệnh nhân Phương được bác sỹ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và chuyển qua Khoa Nội điều trị.
Đến khoảng 11 giờ 30 phút cùng ngày, bệnh nhân lên cơ co giật toàn thân, sau co giật người bệnh rên, không tiếp xúc, huyết áp 100/60mmHg, mạch 100 lần/phút, SpO2;99%, tim đều nhanh, phổi không ran, bụng mềm. Bác sĩ thăm khám, xử lý, chỉ định chụp CT, scan sọ não (không loại trừ bệnh lý não).
Sau hơn 10 phút dự định chuyển đơn vị Hồi sức nội theo dõi, người bệnh nhân lên cơn co giật toàn thân, được chuyển qua Khoa cấp cứu tổng hợp và xử lý đúng quy định. Tuy nhiên, tiên lượng nặng, tình trạng người bệnh nặng có khả năng tử vong rất cao nên đã chuyển Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Sau đo bệnh nhân Phương đươc chuyển qua Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang va tử vong tại đây.
Bênh viên Đa khoa Binh An
Sau khi vụ việc xảy ra, Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện đã nghiêm túc tiến hành họp bình bệnh án cấp bệnh viện để tìm nguyên nhân. Về nguyên nhân tử vong tại cuộc họp kiểm thảo tử vong liên hệ giữa Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang và Bệnh viện Đa khoa Bình An vào lúc 14 giờ ngày 10/4/2019 đã ghi nhận kết luận nguyên nhân tử vong, nhiều kha năng về phản vệ độ 4, thiếu ôxy não kéo dài, viên dạ dày/hen phế quản.
Trả lời Báo Công lý, BS Trần Đức Nghĩa, Giám đốc đối ngoại Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bình An cho biết, việc bệnh nhân Lê Thị Tú Phương đến cấp cứu tại Bệnh viện Bình An và chuyển qua Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang để điều trị, sau đó đã tử vong là một phần thiếu sót chuyên môn từ Bệnh viện Bình An.
Cụ thể thiếu sót chuyên môn ở đây là các y bác sĩ bước đầu chẩn đoán không ra bệnh. Ngoài ra thiếu sót thứ 2 khi bệnh nhân tử vong phía bệnh viện không đến thăm hỏi gia đình. Sau khi sự việc xảy ra Bệnh viện Bình An đã có văn bản báo cáo Sở Y tế Kiên Giang.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại từ phía gia đình, lãnh đạo Bệnh viện Bình An đã mời gia đình lên làm việc để tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lý đúng quy định. Bước đầu lãnh đạo cùng cán bộ tập thể Bệnh viện Bình An gửi lời chia buồn sâu sắc với sự mất mát to lớn của gia đình bệnh nhân Phương. Ngoài ra Bệnh viện đã hỗ trợ chi phí đầu tiên cho gia đình bệnh nhân 100 triệu đồng có sự chứng kiến của chính quyền địa phương.
Thanh Nhơ
Theo congly.vn
Trung tâm y tế lên tiếng giải thích việc thai nhi 5,1kg chết lúc sinh Gia đình cho rằng các y bác sĩ ở Trung tâm y tế (TTYT) TX. An Nhơn yếu kém về chuyên môn dẫn đến thai nhi đã chết trong lúc sinh. Kết quả siêu âm ghi nhận thai nhi nặng 3,5 kg. Không cho siêu âm, chỉ chẩn đoán Theo anh Nguyễn Ngọc Mai (chồng chị Trần Thị Ngọc Yến, 33 tuổi, thôn...