Gây thiệt hại hơn 16 tỷ đồng, Giám đốc Quỹ tín dụng Nhà Bè lĩnh án
Khi làm Giám đốc Quỹ tín dụng Nhà Bè, ông Trần Ngọc Sơn đã tự ý giải chấp tài sản đảm bảo của 42 hồ sơ vay, dẫn đến không thể thu hồi 16,6 tỷ đồng.
Chiều 30/12, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Sơn (cựu Giám đốc Quỹ tín dụng Nhà Bè) 15 năm tù; Nguyễn Phương Anh (cựu kế toán trưởng) 13 năm tù; Huỳnh Thị Phương Uyên 9 năm và Đỗ Huỳnh Ngọc Diễm (cùng là cựu thủ quỹ) 8 năm về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng.
Ông Phạm Văn Đứng (bên phải) và ông Trần Ngọc Sơn (bên trái) tại phiên tòa. (Ảnh: T. Mộc).
Liên quan vụ án, ông Phạm Văn Đứng (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị quỹ tín dụng) lĩnh 6 năm và bà Phạm Thị Hà (cựu trưởng ban kiểm soát quỹ tín dụng) bị tuyên 7 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cáo trạng xác định, từ tháng 12/2014 đến tháng 10/2018, ông Sơn với vai trò là Giám đốc Quỹ tín dụng Nhà Bè đã ký duyệt cho khách hàng thế chấp các bất động sản để vay tiề.n. Tuy nhiên, ông Sơn đã tự ý chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục cho những người này giải chấp hết tài sản đảm bảo của 42 hồ sơ vay.
Những tài sản được giải chấp sau đó bị khách hàng sang tên cho các cá nhân khác, khiến Quỹ tín dụng Nhà Bè bị thiệt hại 16,6 tỷ đồng.
Nhà chức trách xác định, Phương Anh biết rõ hành vi sai phạm của Sơn nhưng không báo cáo HĐQT hoặc tố giác, mà còn lập các báo cáo tài chính khống thể hiện tình hình kinh doanh có lợi nhuận theo chỉ đạo của cấp trên để che giấu.
Video đang HOT
Huỳnh Thị Phương Uyên cũng ký các chứng từ thu, chi và hồ sơ kế toán khống để che đậy sai phạm của Sơn. Uyên đã làm thủ tục giải chấp tài sản của 17/42 hồ sơ vay, gây thiệt hại 5,7 tỷ đồng.
Tương tự, Đỗ Huỳnh Ngọc Diễm làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo của 14/42 hồ sơ vay, gây thiệt hại 4,8 tỷ đồng.
Cơ quan công tố xác định, Phạm Văn Đứng và Phạm Thị Hà không thực hiện đúng chức trách giám sát và kiểm tra, dẫn đến không kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi sai phạm của Sơn, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè.
Năm 2020, cơ quan thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM đã phát hiện các sai phạm trên, chuyển hồ sơ cho Công an TPHCM làm rõ.
Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
"Bị cáo khẩn cầu tòa cho cô bị cáo cơ hội được sống, để tập trung sức lực tìm cách hoàn trả những thiệt hại cho ngân hàng", Trương Huệ Vân nghẹn giọng xin cho cô ruột là bị cáo Trương Mỹ Lan.
Ngày 19/11, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần tranh luận.
Bào chữa cho bị cáo Trương Huệ Vân, luật sư đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt, bởi bị cáo hoàn toàn không tham gia bất cứ hoạt động tín dụng nào và không sử dụng tiề.n vay vốn cho mục đích cá nhân.
Theo luật sư, nhận định của cấp sơ thẩm cho rằng, tài sản của bị cáo Vân thực chất là của bị cáo Trương Mỹ Lan là không phù hợp, nên đề nghị cấp phúc thẩm xem xét giải tỏa kê biên đối với một số tài sản của bị cáo.
Bị cáo Trương Huệ Vân. Ảnh: Nguyễn Huế
Luật sư cũng cho rằng, việc cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức đối với bị cáo Vân là không phù hợp. Ngoài ra, bị cáo được tặng thưởng nhiều bằng khen trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, hoạt động xã hội và tích cực hợp tác với cơ quan tố tụng. Đặc biệt, sau phiên sơ thẩm, bị cáo đã nộp thêm 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Tự bào chữa, bị cáo Vân muốn xin HĐXX xem xét giảm mức hình phạt cho cô ruột Trương Mỹ Lan và những người khác trong vụ án. Theo bị cáo, đây là những người tâm huyết, có trách nhiệm với công việc.
"Bị cáo cố gắng nuốt nước mắt vào trong, nỗi đau của bị cáo không là gì so với cô của bị cáo. Bị cáo khẩn cầu tòa cho cô bị cáo cơ hội được sống, để tập trung sức lực tìm cách hoàn trả những thiệt hại cho ngân hàng", bị cáo Vân nghẹn giọng nói.
Người lừa 1.000 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan bệnh chuyển biến nặng
Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Cao Trí (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang và Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Capella) cho biết, tình trạng sức khỏe của bị cáo chuyển biến nặng.
Bị cáo nhiều lần được đưa tới Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) để thăm khám và điều trị bệnh. Trước phiên tòa phúc thẩm, bị cáo tiếp tục được đưa đi điều trị nội trú và được bệnh viện cấp giấy xác nhận với các chẩn đoán về bệnh cột sống thắt lưng và các đốt sống khác có thể gây tổn thương tuỷ sống và các dấu hiệu bệnh liên quan khác.
Thông qua luật sư, bị cáo Trí mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt, giúp bị cáo có thêm tinh thần để đối mặt với ca phẫu thuật lớn sắp tới.
Bị cáo Nguyễn Cao Trí tại phiên sơ thẩm lần 1. Ảnh: Nguyễn Huế
Ngoài việc xin giảm nhẹ cho bị cáo, luật sư cũng có kiến nghị liên quan đến các giao dịch dân sự giữa bị cáo Trí và bị cáo Lan. Theo đó, luật sư đề nghị tòa ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên về việc chấm dứt các giao dịch dân sự. Theo luật sư, bị cáo Lan đã đồng ý với đề nghị này.
Về việc phong tỏa một số bất động sản, luật sư cho rằng bị cáo Trí đã hoàn thành trách nhiệm dân sự trong vụ án, cụ thể là đã nộp đủ 1.000 tỷ đồng. Vì vậy, luật sư đề nghị tòa xem xét giải tỏa phong tỏa các bất động sản còn lại.
Phiên sơ thẩm, bị cáo Trí bị tuyên án 8 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Bào chữa cho bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB), luật sư đề nghị xét lại thời điểm phạm tội của bị cáo này.
Theo luật sư, bản án sơ thẩm xác định chưa chính xác thời điểm bị cáo thực hiện hành vi giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan. Cụ thể, theo hồ sơ và lờ.i kha.i, bị cáo Dung chỉ giữ chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng và xử lý nợ, có thẩm quyền phê duyệt các khoản vay, trong khoảng thời gian từ ngày 7/1/2021 đến 15/8/2022. Trong khi đó, từ ngày 11/9/2019 đến 7/1/2021, bị cáo giữ chức phó giám đốc Khối tái thẩm định và xử lý nợ, không có thẩm quyền xử lý các khoản vay của bị cáo Lan nên không thể thực hiện hành vi giúp sức.
Tự bào chữa, bị cáo gửi lời xin lỗi đến các đồng phạm, đặc biệt là những người chịu sự quản lý trực tiếp của mình, vì quá tin tưởng vào chỉ đạo của bị cáo mà phải vướng vào vòng lao lý. Đồng thời, bị cáo bày tỏ sự xúc động và biết ơn khi nhiều cấp dưới không bị truy tố, coi đó là niềm an ủi lớn trong hoàn cảnh hiện tại.
Bị cáo Dung cũng mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm được trở về.
Triệt phá 3 nhóm đối tượng làm giả con dấu, tài liệu để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an vừa triệt phá chuyên án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để lừ.a đả.o, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Đến nay, đã bắt giữ, khởi tố 17 đối tượng trong đường dây. Cơ quan CSĐT Bộ...