Gây thiệt hại hơn 12,3 tỷ đồng nhưng được hưởng án treo
Phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu nghiêm trọng” gây thiệt hại cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long số tiền trên 12,3 tỷ đồng, nhưng cựu Giám đốc cùng 2 thuộc cấp của bệnh viện này chỉ nhận mức án từ 1 đến 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Ngày 4/7, tại phiên xét xử sơ thẩm, HĐXX TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt bị cáo Đoàn Văn Hùng (SN 1963, ngụ phường 3, TP Vĩnh Long, Vĩnh Long), cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; Phan Thị Ngọc Thấm (SN 1980, ngụ xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), cựu Kỹ thuật viên trưởng phụ trách Khoa sinh hóa, vi sinh, miễn dịch, sinh học phân tử – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, mức án 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo; Đinh Thị Thanh Chi (SN 1968, ngụ phường 9, TP Vĩnh Long, Vĩnh Long), cựu Phó trưởng Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, mức án 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng, từ tháng 4 đến tháng 11/2021, với vai trò là Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, Đoàn Văn Hùng đã trực tiếp chỉ đạo cho Thấm và Chi liên hệ với Trần Tấn Lực, nhân viên bán hàng và Trần Thị Hồng, nhân viên Phòng kinh doanh của Công ty Việt Á để cung cấp 3 bảng báo giá kít test xét nghiệm COVID-19 với giá cao hơn giá của Công ty Việt Á, mục đích để Công ty Việt Á được chỉ định thầu, bán cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long 37.000 kít test xét nghiệm COVID-19 với giá từ 367.500 đồng đến 509.250 đồng, tổng số tiền trên 17,6 tỷ đồng.
Trong khi chi phí nguyên vật liệu sản xuất và lợi nhuận theo quy định thì giá 1 kít test do Công ty Việt Á sản xuất tối đa 143.461 đồng/kít test. Như vậy, với 37.000 kít test trên chỉ tương ứng số tiền trên 5,3 tỷ đồng. Hành vi của Hùng, Thấm, Chi đã gây thiệt hại cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long số tiền trên 12,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cựu Tổng giám đốc VEC Mai Tuấn Anh xin được hưởng án treo
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Mai Tuấn Anh, cựu Tổng giám đốc VEC đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.
Ngày 25/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ sai phạm xảy ra tại dự án cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi.
Trước đó, hồi tháng 10/2023, ông Mai Tuấn Anh (cựu Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt mức án 42 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Hội đồng xét xử (HĐXX) cấp sơ thẩm cho rằng, các bị cáo là cựu lãnh đạo VEC, được phân công trực tiếp phụ trách dự án ở từng giai đoạn, thời điểm khác nhau, nhưng với vai trò và nhiệm vụ tương tự nhau. Mỗi bị cáo phải chịu trách nhiệm về tổng thể thiệt hại; chịu trách nhiệm về thiệt hại dự án trong thời gian mình làm nhiệm vụ.
Cựu Tổng giám đốc VEC Mai Tuấn Anh đã buông lỏng quản lý, không có biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, gây thiệt hại cho Nhà nước với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo phải chịu trách nhiệm tương ứng với thiệt hại đã gây ra.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: CTV
Tại phiên tòa phúc thẩm, cựu Tổng giám đốc VEC đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.
Trình bày tại tòa, ông Mai Tuấn Anh cho rằng, bản án sơ thẩm đã kết luận đúng người, đúng tội và bị cáo nhận thấy mình có trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm. Tuy nhiên, bị cáo mong HĐXX cấp phúc thẩm xem xét lại nội dung "phải liên đới chịu trách nhiệm thiệt hại" mà tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo.
Theo lời khai của ông Mai Tuấn Anh, về mặt kỹ thuật, tuyến đường của dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được khai thác đúng quy chuẩn quốc tế, nhưng sau một thời gian có xuất hiện hư hỏng, có thể do khiếm khuyết chất lượng công trình...
Bị cáo mong tòa án cấp phúc thẩm xem xét các tài liệu, các văn bản mà bị cáo chỉ đạo cấp dưới về công tác kiểm tra, cùng các tình tiết giảm nhẹ khác như gia đình có công với cách mạng, vợ chồng bị cáo tự nguyện tham gia nhiều công tác thiện nguyện... để cân nhắc xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
9 bị cáo khác là kỹ sư vật liệu, giám đốc ban điều hành, giám đốc chất lượng... kháng cáo xin giảm hình phạt, xin hưởng án treo về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng". Trong khi đó, 5 nhà thầu kháng cáo do không đồng ý với bản án về phần trách nhiệm bồi thường.
Về dân sự, trước đó HĐXX cấp sơ thẩm buộc Tổng Công ty xây dựng số 1 phải bồi thường hơn 47 tỷ đồng; Tập đoàn Sơn Đông (Trung Quốc) phải bồi thường 129 tỷ đồng, Tập đoàn Giang Tô (Trung Quốc) phải bồi thường hơn 85 tỷ đồng; Tập đoàn Lotte E&C (Hàn Quốc) phải bồi thường 127 triệu đồng; Tập đoàn Posco E&C (Hàn Quốc) phải bồi thường hơn 71 tỷ đồng.
Theo HĐXX cấp sơ thẩm, các nhà thầu có trách nhiệm thi công công trình, tạo ra sản phẩm theo hợp đồng với chủ đầu tư; tư vấn giám sát. Việc chủ đầu tư có lỗi trong quản lý, giám sát thi công cũng không làm giảm đi trách nhiệm của nhà thầu đối với chất lượng công trình...
Tại phiên tòa phúc thẩm, một số luật sư cho rằng cần có mặt giám định viên, tư vấn giám sát. Nhưng theo HĐXX cấp phúc thẩm, nội dung kết luận giám định đã có trong hồ sơ vụ án, việc vắng mặt của những người này không ảnh hưởng tới phiên tòa.
Nhận thêm án, cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức "ôm" 30 năm tù Sai phạm trong đấu thầu kit xét nghiệm COVID-19 do Công ty Việt Á sản xuất gây thiệt hại hơn 14 tỷ đồng, cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức (Bệnh viện Thủ Đức) và đồng phạm lãnh án. Sau 5 ngày nghị án, sáng 18/6, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo...