Gắp 2 mảnh xương trong phế quản bé 20 tháng tuổi
Hai mảnh xương heo được lấy ra ở vị trí gần phổi của cháu bé 20 tháng tuổi. Nguyên nhân được cho là phụ huynh nấu cháo nhưng bị sót trong nước hầm.
Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, ngày 15/10, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu cháu bé 20 tháng tuổi trong tình trạng bứt rứt, khò khè, tím tái, miệng nhiều đờm nhớt.
Dị vật trong đường thở sau khi được nội soi gắp ra
Khai thác bệnh sử cho thấy, 9 ngày qua trẻ bị ho, khò khè, thở mệt. Bác sĩ phòng khám tư chữa 2 ngày nhưng không giảm. Bệnh viện địa phương chẩn đoán bé bị hen phế quản nặng, điều trị thở oxy nhưng không cải thiện nên chuyển Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM.
Tại đây, trẻ biểu hiện khò khè, khó thở, rút lõm ngực, thở gật gù cổ, nhiều đờm nhớt, bứt rứt, tím tái nên được đặt nội khí quản, truyền thuốc giãn phế quản, phun khí dung, dùng kháng sinh…
Kết quả CT scan phổi cho thấy có hình ảnh dị vật kích thước 0,5×1cm ở ngay chỗ chia đôi khí quản. Bệnh viện nhanh chóng hội chẩn chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng, tiến hành nội soi đường thở.
Sau đó, bác sĩ gắp ra 1 mảnh xương heo hình tam giác kích thước 0,5×1cm và 1 mảnh kích thước 0,20,3cm. Ghi nhận có rỉ ít máu niêm mạc phế quản.
Video đang HOT
Vị trí dị vật mảnh xương trên phế quản của trẻ
Trẻ được tiếp tục điều trị tại Khoa Hồi sức ngoại để theo dõi. Trường hợp này nếu không xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ thủng phế quản, tràn khí trung thất, màng phổi.
Phụ huynh cho biết, trước đó đã dùng nước hầm xương nấu cháo thịt cho trẻ ăn nhưng vô tình còn sót mảnh xương.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh trong khi chế biến thức ăn, cần lóc hết xương cho trẻ, để trẻ ăn phần thịt, tránh hóc xương đáng tiếc. Nếu bất cẩn và không xử lý kịp thời, có thể gây nguy hiểm tính mạng trẻ nhỏ.
Nguy kịch vì sốt xuất huyết gây biến chứng nguy hiểm: Làm sao phân biệt với Covid-19?
Trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp thì sốt xuất huyết trỗi lên và gây các biến chứng nguy hiểm.
Các bệnh viện Nhi đồng ở TPHCM liên tục tiếp nhận các ca bệnh nhi bị sốt xuất huyết.
Nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết
Bé C. L. M. Y. 28 ngày tuổi, ngụ ở Cà Mau, được chuyển lên BV Nhi đồng Thành phố HCM từ bệnh viện địa phương. Khai thác bệnh sử ghi nhận bệnh 3 ngày sốt, nôn ói, ọc sữa 4-5 lần/ngày, tiêu phân sệt có lẫn ít máu, ngày thứ 3 trẻ đừ, xuất hiện nhiều chấm xuất huyết da, nhập bệnh viện địa phương ghi nhận trẻ đừ, bú ít, sốt môi hồng, thở đều, mạch rõ 130 lần/phút, chi ấm, tim đều, phổi không ran, bụng mềm, gan to 2cm dưới bờ sườn, thóp phẳng. Test nhanh kháng nguyên dương tính với sốt xuất huyết.
Tại đây các bác sĩ chẩn đoán trẻ sốt xuất huyết nặng, tổn thương gan nặng, rối loạn đông máu nặng, xuất huyết tiêu hóa. Trẻ được truyền dịch, truyền máu, truyền tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh, vitamin K1, điều trị hỗ trợ gan.
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố HCM cho biết, bệnh viện đã cấp cứu cho nhiều trẻ sốc sốt xuất huyết, thậm chí có trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi.
Đặc điểm các bệnh nhi này là các cháu quá nhỏ bệnh nặng diễn biến khó lường, lại không biết diễn đạt ngoài quấy khóc bứt rứt, sốt cao, lấy đường truyền khó khăn..
Trong đại dịch Covid-19, bác sĩ Tiến lưu ý, khi trẻ sốt kèm theo quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì, lơ mơ, chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen, đỏ, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống thì cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế.
Một trẻ sơ sinh mắc Covid-19 tại BV Nhi đồng thành phố.
Phân biệt sốt xuất huyết với Covid-19
TS.BS Nguyễn Minh Tuấn- Trưởng khoa Sốt xuất huyết và Huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Sốt xuất huyết do virus Dengue truyền bệnh qua trung gian muỗi vằn Aedes aegyptie. Còn Covid-19 do virus SARS CoV-2 truyền bệnh qua ho, hắt hơi và giọt bắn. Cả hai đều có một số triệu chứng giống nhau có thể dễ gây nhầm lẫn như sốt, đau đầu, đau nhức mình mẩy.
Khi nhiễm Covid-19, người bệnh thường có các triệu chứng của đường hô hấp như ho, hắt hơi, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác, mất vị giác, tức ngực hoặc tiêu chảy, khi diễn tiến nặng sẽ dẫn đến khó thở, suy hô hấp, suy đa cơ quan.
Ngược lại, khi sốt xuất huyết, người bệnh thường có da và kết mạc sung huyết, các biểu hiện xuất huyết da và niêm mạc như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu mũi, đau bụng, nôn ói, khi diễn tiến nặng sẽ dẫn đến sốc, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan.
Phụ huynh cần lưu ý bệnh sốt xuất huyết thường có 3 giai đoạn:
Giai đoạn sốt (3-5 ngày đầu của bệnh): Trẻ thường sốt rất cao khó giảm dù được dùng thuốc hạ sốt, mệt mỏi, đau nhức mình mảy, buồn nôn, chán ăn, da sung huyết.
Giai đoạn nguy hiểm (từ ngày 3-ngày 6 của bệnh): Giai đoạn này thường xảy ra khi người bệnh bắt đầu hết sốt, nhưng không cảm giác khỏe hơn, tươi tỉnh hơn mà xuất hiện các dấu hiệu nặng như: đau bụng, nôn ói nhiều, lừ đừ, bứt rứt, vật vã, tay chân mát lạnh, tiểu ít, xuất huyết bất thường nhất là ở niêm mạc như chảy máu mủi, nôn ra máu, chảy máu răng, xuất huyết âm đạo, đi cầu phân đen...
Giai đoạn phục hồi(thường từ ngày 7 của bệnh): trẻ hết sốt, tổng trạng tươi tỉnh hơn, thèm ăn trở lại, tiểu nhiều, không đau bụng và nôn ói; ngoài da có thể có phát ban hồi phục.
Để chẩn đoán phân biệt chắc chắn sớm giữa nhiễm Covid-19 và sốt xuất huyết cũng phải dựa vào xét nghiệm. Trong nhiễm Covid-19, xét nghiệm tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính. Còn trong sốt xuất huyết, xét nghiệm máu thấy bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm, kháng nguyên virus Dengue (NS1) dương tính.
Khi chăm sóc trẻ nhiễm sốt xuất huyết tại nhà, cha mẹ cần lưu ý trong giai đoạn 1 - 2 ngày đầu của sốt, cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10 - 15 mg ứng với mỗi kilogram cân nặng (ví dụ: trẻ 10 kg dùng 100 - 150 mg paracetamol) khi nhiệt độ trên hoặc bằng 39 độ C. Có thể kết hợp lau mát khi trẻ sốt cao. Liên lạc các số điện thoại tư vấn sức khỏe để nhờ hỗ trợ khi không đi khám được.
Từ ngày 3 - 5 của bệnh trở đi, nếu diễn tiến bệnh của trẻ có cải thiện, bé vẫn chơi, chịu ăn uống khá, không đau bụng, không nôn ói, tiểu nhiều, có thể tiếp tục theo dõi thêm tại nhà. Tiếp tục cho trẻ uống nhiều nước, ăn những thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa.
Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao vào ngày 3 - 5 của bệnh trẻ vẫn không cải thiện cần liên hệ bác sĩ tư vấn hỗ trợ.
Can thiệp ECMO cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc bệnh tim hiếm gặp Bé sơ sinh mới 2 ngày tuổi được chẩn đoán viêm phổi, tim bẩm sinh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP phẫu thuật và can thiệp ECMO cứu sống thành công. Sau mổ tim bẩm sinh, bé trai sơ sinh rơi vào tình trạng nguy kịch, phải áp dụng đồng thời 2 kỹ thuật ECMO và lọc máu liên...