Gan nhiễm mỡ ở trẻ em: Vấn đề không được chủ quan
Gan nhiễm mỡ ở trẻ em tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu không được tầm soát và quản lý tốt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau như xơ gan.
Gan nhiễm mỡ thường gặp ở trẻ dư cân, béo phì, đa số không có triệu chứng và được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ, siêu âm bụng ghi nhận hình ảnh gan nhiễm mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, chiếm khoảng 7% ở trẻ em và lên đến 34% ở trẻ béo phì. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì theo thời gian bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như xơ gan.
Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết gan tuy nhiên đây là một thủ thuật khá xâm lấn nên thường chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, chiếm khoảng 7% ở trẻ em và lên đến 34% ở trẻ béo phì. Ảnh minh họa
BS. Nguyễn Thị Kim Ngân, Khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 2 cho biết, gần đây Khoa Tiêu hóa có tiếp nhận bé trai 8 tuổi, nhập viện vì tăng men gan kéo dài 1 năm cùng tình trạng dư cân so với tuổi, chỉ số men gan ALT lúc nhập viện>200 UL. Sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm tìm nguyên nhân đều bình thường, bác sĩ điều trị đã hội chẩn Trưởng khoa và quyết định thủ thuật sinh thiết gan để tìm nguyên nhân.
Kết quả sinh thiết cho thấy gan nhiễm mỡ không do rượu với hình ảnh nhiều tế bào gan bị thoái hóa mỡ. Bé được cho khám dinh dưỡng về chế độ ăn và lời dặn tập thể dục để giảm cân, tái khám lại sau 1 tháng.
Theo BS Ngân, bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị được nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, tầm soát khá đơn giản chỉ với xét nghiệm men gan. Độ tuổi khuyến cáo nên tầm soát sớm bệnh lý này ở trẻ em là 9 -11 tuổi ở những trẻ dư cân béo phì.
Đặc biệt, bệnh lý này ở trẻ em không có thuốc điều trị đặc hiệu và phương pháp điều trị chỉ là giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn cắt giảm tinh bột, chất đường, chất béo kết hợp tập thể dục mỗi ngày.
Video đang HOT
Bệnh nhân sẽ phải tái khám định kì từ 1 đến 6 tháng để đánh giá lại dinh dưỡng và xét nghiệm lại men gan, men gan giảm đồng nghĩa với sự hồi phục các tế bào gan bị thoái hóa mỡ.
Vấn đề gan nhiễm mỡ ở trẻ em tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu không được tầm soát và quản lý tốt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau như xơ gan. Cách phát hiện bệnh lý này cũng rất dễ dàng và nhanh chóng, do đó các bậc phụ huynh nên đưa các bé với tình trạng béo phì đến khám chuyên khoa Tiêu hóa để tầm soát đồng thời có kế hoạch điều trị và theo dõi phù hợp nhất.
Dư cân, béo phì đang là một vấn đề rất quan trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ béo phì ở trẻ 6 – 11 tuổi tại TPHCM hiện đã là 12% và Hà Nội là 8- 9%. Các dữ liệu thống kê cho thấy, hiện nay, béo phì ở trẻ em đang là vấn đề thách thức trên toàn cầu.
Những người có nguy cơ mắc bệnh Whitmore
Whitmore có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua khiến người bệnh diễn biến nặng.
Gần đây, Việt Nam ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Whitmore. Số bệnh nhân tăng từ cuối tháng 7.
Nguy cơ mắc bệnh cao hơn vào mùa mưa
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết: "Theo các tài liệu y khoa và điều tra dịch tễ, Whitmore không phân bố theo mùa mà xuất hiện rải rác quanh năm. Tuy nhiên, trong 3-4 năm gần đây, số ca mắc tăng từ tháng 7 đến cuối năm".
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Quốc Toàn.
Nguyên nhân có thể là khoảng thời gian này trùng với mùa mưa tại Việt Nam. Theo bác sĩ Thúy, Whitmore là vi khuẩn sống trong bùn, đất và nguồn nước bị nhiễm bẩn.
"Trong mùa mưa, độ ẩm nhiệt độ thay đổi, đồng thời tình trạng ngập úng khiến nguy cơ tiếp xúc vi khuẩn của người lao động, trẻ em cao hơn", thạc sĩ này nhận định.
Theo chuyên gia này, Whitmore có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường, gout, suy giảm hệ miễn dịch..., có nguy cơ mắc và bị nặng hơn.
Những người lao động chân tay, tiếp xúc thường xuyên với bùn, đất như nông dân cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Ngoài ra, trẻ em dễ mắc khi chúng vô tình tiếp xúc bùn đất, vi khuẩn trên đồ chơi.
"Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc vi khuẩn này đều có biểu hiện bệnh. Theo báo cáo trên thế giới, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Whitmore nhưng không có triệu chứng khá cao", thạc sĩ Thúy nói.
Triệu chứng dễ nhầm
Thạc sĩ Thúy cho biết biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này rất đa dạng. Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng ban đầu như viêm tuyến nước bọt mang tai, ổ viêm da lâu lành...
Các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm khuẩn khác. Điển hình, với thể bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai trong Whitmore, giai đoạn đầu rất dễ nhầm với chứng quai bị. Ổ viêm ở quai bị sẽ nhỏ đi sau 3-5 ngày và dần cải thiện. Với Whitmore, ổ viêm sẽ to dần, diễn biến nặng hơn nếu không điều trị kháng sinh phù hợp.
"Một số người cho rằng đó là vết nhiễm trùng da đơn giản nên không điều trị hoặc tự dùng thuốc, khiến tình trạng bệnh kéo dài. Sau một thời gian, các vết to dần và gây đau đớn. Khi bệnh được phát hiện, tình trạng đã khá nặng", bác sĩ Thúy chia sẻ.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, Whitmore có thể chuyển nặng và dẫn tới tử vong. Hầu hết trường hợp diễn biến nặng đều nằm trong nhóm trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu hoặc người có nhiều bệnh nền, mạn tính.
Trưởng khoa Nhi kể: "Tôi từng gặp ca bệnh rất nặng khi còn công tác tại khoa Cấp cứu. Người này suy giảm miễn dịch do nghiện rượu, có các ổ áp-xe ở khắp nơi như gan, cơ chân tay, phổi trên nền nhiễm khuẩn huyết. Với trường hợp này, chúng tôi vẫn có khả năng xử lý. Tuy nhiên, họ phải được phát hiện và chuyển đến kịp thời".
Mới đây, một trường hợp tại Thanh Hóa bị ngừng tim khi đang trên đường đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bác sĩ không kịp cứu chữa trường hợp này.
Whitmore có thể để lại di chứng nếu áp-xe xuất hiện ở một số vị trí đặc biệt như phổi, thận, gan, lách, não hay thần kinh trung ương.
Whitmore có thuốc điều trị đặc hiệu
Hiện nay, chúng ta chưa có vaccine phòng Whitmore. Song thuốc điều trị bệnh này rất phổ biến.
"Thuốc điều trị Whitmore có ở tất cả tuyến bệnh viện. Bisepton hay thuốc kháng sinh thế hệ 3 thông thường đều được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc nhân viên y tế có phát hiện bệnh hay không", thạc sĩ Thúy cho biết.
Nếu chỉ được chẩn đoán như bệnh nhiễm trùng thông thường và điều trị trong thời gian ngắn, tình trạng có thể kéo dài dẫn đến thể nặng. Người bệnh có thể gặp các nguy cơ như suy đa tạng, nhiễm khuẩn huyết, các thể viêm thận, thần kinh trung ương bị ảnh hưởng.
Thạc sĩ Thúy lưu ý: "Bên cạnh điều trị cấp tính trong 2-4 tuần, bệnh nhân cần duy trì xử lý trong 3-6 tháng mới có thể dứt điểm tình hình, tránh tái phát".
Chuyên gia khuyến cáo người dân nên đi khám khi có các vấn đề bất thường như sốt, viêm nhiễm...
Mọi người cần đảm bảo an toàn lao động bằng các phương tiện như ủng, găng tay, băng kín các vết xước trước khi làm việc, tránh tiếp xúc nơi có nguy cơ lây nhiễm. Nếu tiếp xúc bùn, đất, nguồn nước bẩn, người dân cần nhanh chóng sát khuẩn và sơ cứu đúng quy trình.
Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn theo 3 cách này chẳng khác nào tự "giết chính mình" Cháo là thực phẩm thích hợp đối với trẻ em, người già và những người có chức năng tiêu hóa sau phẫu thuật kém,... Tuy nhiên, khi ăn cháo bạn cần tránh 3 điều cấm kỵ sau kẻo hối không kịp. Ăn cháo không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa Ăn cháo quá nóng Vào những...