Gần 40 năm đứng lớp, cô Mùi tâm niệm, không trau dồi chuyên môn sẽ bị thụt lùi
“Công tác chuyên môn là xương sống của mỗi nhà trường nên hàng năm, hàng tháng tôi đều trau dồi, học hỏi để nâng cao trình độ của bản thân” cô giáo Mùi chia sẻ.
Yêu và mơ ước được trở thành giáo viên từ nhỏ, cô giáo Trần Thị Mùi (sinh năm 1967) không ngừng nỗ lực học tập để theo đuổi mục tiêu của bản thân.
Năm 1986, sau khi tốt nghiệp cô giáo Mùi công tác tại Trường Cấp 1 – 2 An Hòa (huyện An Dương, Hải Phòng), một trong những vùng khó khăn của huyện. Việc phổ cập giáo dục tại đây khi đó vẫn còn vô vàn trắc trở.
Bỏ qua những thiếu thốn về điều kiện dạy học, cô giáo Mùi cảm thông sâu sắc với những hoàn cảnh khó khăn và mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé để mang “con chữ” tới học sinh nơi đây.
“Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của tôi là những ngày đầu tiên chính thức trở thành một giáo viên.
Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5 của nhà trường. Được đứng trên bục giảng là mơ ước từ bé nên tôi rất yêu và trân trọng thời gian được gắn bó với học sinh, đồng nghiệp.
Tôi vẫn nhớ có hôm khi đạp xe về nhà với chồng vở bài tập cột sau yên. Khi ấy trời bất ngờ đổ mưa, tôi lập tức dùng chiếc áo mưa duy nhất để che chắn kĩ vở của học sinh còn mình thì dầm mưa chạy nhanh về nhà.
Câu chuyện cách đây 35 năm nhưng tôi vẫn nhớ như in, hành động ấy luôn nhắc nhở bản thân tôi đã bắt đầu bằng niềm đam mê, nhiệt huyết thì phải luôn kiên trì đến cùng”, cô giáo Mùi rưng rưng chia sẻ về kỷ niệm trân quý ấy.
Cô giáo Trần Thị Mùi yêu có mơ ước trở thành giáo viên từ thuở bé (Ảnh: Phương Linh)
Đến tháng 8/1990, cô giáo Mùi được chuyển công tác về trường Tiểu học An Dương và gắn bó cho đến hiện tại.
Quá trình công tác tại trường cô được nhận xét là một giáo viên có tinh thần cầu thị và luôn nghiêm túc trong công việc.
Đối với đồng nghiệp, cô là tấm gương yêu nghề, say sưa với chuyên môn và tâm huyết với mọi công việc, nhiệm vụ được giao.
Theo cô giáo Mùi, để hoàn thành tốt vai trò giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn của nhà trường cô đặt việc nâng cao trình độ chuyên môn lên hàng đầu.
Theo cô giáo Mùi, công tác chuyên môn là xương sống của mỗi nhà trường (Ảnh: Phương Linh)
“Công tác chuyên môn là xương sống của mỗi ngôi trường nên hàng năm, hàng tháng tôi đều trau dồi, học hỏi từ đồng nghiệp, tham gia các khóa đào tạo để nâng cao trình độ của bản thân.
Khi bản thân có chuyên môn tốt mới có thể giúp đỡ, chia sẻ với đồng nghiệp và mang lại những tiết học bổ ích cho học sinh.
Video đang HOT
Từ đó, mỗi thế hệ học sinh của tôi đều được trang bị kiến thức, kĩ năng để học tập tốt khi lên lớp. Đồng thời, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường” cô giáo Mùi cho biết.
Có cơ hội được tham dự một tiết học Tiếng Việt của cô giáo Mùi, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ấn tượng bởi cách cô dẫn dắt tiết học và hướng dẫn học sinh chủ động tiếp cận kiến thức.
Mở đầu tiết học với phần ôn tập kiến thức cũ, cô tạo cơ hội để các học sinh xung phong giới thiệu về gia đình mình.
Với hình thức trên, bầu không khí tiết học trở nên sôi nổi hơn khi em học sinh nào cũng mong muốn được thể hiện bản thân trước các cả lớp.
Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu, chủ động tiếp cận kiến thức bài học (Ảnh: Phương Linh)
Từ bài giới thiệu của học sinh, cô giáo đưa ra nhận xét và chỉnh sửa cách phát âm, dùng từ để các em rút kinh nghiệm cho các bài tập sau.
Đồng thời, cô truyền tải thông điệp tới học sinh: “Gia đình là nơi đùm bọc, che chở cho chúng ta nên các em phải có trách nhiệm học tập thật tốt, chăm ngoan để đền đáp lại”.
Bước vào bài học mới, học sinh được lắng nghe cô kể câu chuyện “Dại gì mà đổi”. Giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô khiến câu chuyện trở nên sống động và hấp dẫn hơn.
Học sinh xung phong tham gia thi kể chuyện trong tiết học Tiếng Việt (Ảnh: Phương Linh)
Đặc biệt, học sinh chỉ thông qua hai lần kể chuyện của cô để nắm bắt được nội dung, trả lời lưu loát các câu hỏi và ghi nhớ để tham gia phần thi kể chuyện tiếp theo.
Theo cô giáo Mùi, việc khuyến khích học sinh chủ động tiếp cận kiến thức, trao đổi với bạn theo nhóm làm tăng sự tương tác trong lớp học và không em học sinh nào mất tập trung bỏ lỡ bài học.
Ngoài ra, các cuộc thi nhỏ được tổ chức xen kẽ trong tiết học như thi xem ai kể chuyện hay hơn, ai nhớ bài học nhanh nhất,…còn giúp phát triển các kĩ năng thuyết trình, tăng sự tự tin cho học sinh.
Một tiết học diễn ra sôi nổi, tương tác giữa cô và trò tự nhiên trôi chảy tưởng chừng như đơn giản nhưng vai trò dẫn dắt của giáo viên trong tiết học rất quan trọng.
Để mang lại những bài học sống động và gần gũi như vậy, theo cô Mùi điểm mấu chốt là giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và giữ được “lửa” đối với nghề.
Học sinh học tập theo nhóm với sự hướng dẫn của cô giáo (Ảnh: Phương Linh)
Trao đổi với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, cô giáo Đỗ Thị Thanh Đượm – Hiệu trưởng trường Tiểu học An Dương cho biết: “Là giáo viên luôn đi đầu trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học, chất lượng của lớp do cô giáo Mùi chủ nhiệm luôn vượt các chỉ tiêu của lớp đề ra.
Mỗi thế hệ học sinh với sự dìu dắt của cô giáo Mùi đều thể hiện ý thức, năng lực học tập tốt, kĩ năng hoạt bát trong mọi hoạt động.
Không chỉ giữ vững chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi luôn được cô phát hiện và bồi dưỡng kịp thời.
Năm học nào lớp cô giáo Mùi cũng có nhiều học sinh giỏi đạt thành tích cao ở các cuộc thi giao lưu như Toán Hoàng gia Úc, Tiếng Anh Cambridge, sơn ca, đá cầu, cờ vua, Toán trực tuyến,…
Với vai trò tổ trưởng chuyên môn, cô chỉ đạo, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đi đúng hướng, đúng chủ trương, kế hoạch của nhà trường và ngành giáo dục. Tổ chuyên môn luôn duy trì hoạt động một cách nề nếp và khoa học.
Đặc biệt các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đã giúp cho các giáo viên trong tổ ngày càng nắm vững quan điểm về giáo dục, dạy học, vững vàng về nội dung, kiến thức và phương pháp dạy học theo yêu cầu mới.
Điều hành tổ chuyên môn với phong cách làm việc thể hiện chính kiến rõ ràng nhưng luôn thể hiện sự thân ái, chan hòa, cô giúp nội bộ tổ chuyên môn đoàn kết, thống nhất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học”.
Tân sinh viên: "Nhập gia tùy tục"
Với các tân sinh, ngoài nỗ lực học tập, cần tự làm chủ chính mình để vượt qua những trở ngại, thách thức và cám dỗ.
Tân sinh viên làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM năm 2020. Ảnh: CTV
Hơn bao giờ hết, các em cần phát triển nhiều kỹ năng sống để hoà nhập với môi trường học tập mới và thích nghi với cuộc sống tự lập.
TS Hoàng Trung Học - Trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục): Sáng suốt khi đăng ký số lượng tín chỉ
TS Hoàng Trung Học. Ảnh: ITN
Môi trường thành thị và học tập tại trường đại học tạo cho tân sinh viên nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có thể là làn sóng dữ nhấn chìm tương lai của các em nếu các em không biết cách thích ứng tích cực. Để thích ứng và biến môi trường thành thị, giảng đường đại học trở thành bệ phóng cho sự thành công của mình, tân sinh viên cần chuẩn bị tốt kỹ năng sống ngay từ buổi đầu tiên.
Trước hết là kỹ năng tự học, đặc biệt phải thích nghi với việc học theo hệ thống tín chỉ. Điều này hoàn toàn khác so với cách học ở phổ thông. Do đó, tân sinh viên cần có phương pháp học tập phù hợp với năng lực bản thân và đạt hiệu quả cao nhất trong học tập.
Theo đó, các em cần chú ý thông tin của phòng Đào tạo, phòng Giáo dục chính trị và công tác sinh viên để kịp thời đăng ký và giải quyết các chính sách học tập ngay từ đầu. Bố trí thời gian học tập và đăng ký tối đa số lượng tín chỉ và học phần theo quy định.
Ngoài ra, các em có thể trao đổi nguyện vọng với phòng Đào tạo và Ban giám hiệu trong các diễn đàn đối thoại sinh viên hàng năm để nhà trường có thể cải thiện công tác phục vụ đào tạo và sắp xếp thời khóa biểu hợp lý. Trong trường hợp cần thiết, nhà trường có thể bố trí học phần cần thiết cho các em vào học kỳ phụ hàng năm.
Với tân sinh viên, các em nên tham vấn, xin ý kiến của cố vấn học tập trước những khó khăn trong quá trình học tập và đăng ký môn học. Đây là người được nhà trường phân công để hỗ trợ các em trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, nhiều em chưa sử dụng triệt để kênh hỗ trợ này.
Một số em có thể đăng ký học vượt. Khi đã đăng ký phải quyết tâm và dồn hết sức học tập. Tốt nhất nên "ăn chắc mặc bền", tức là học theo tiến độ của nhà trường, học đến đâu, chắc đến đó; dành thời gian học thêm ngoại ngữ, tin học và phát triển các kỹ năng mềm.
Tôi nhấn mạnh lại lần nữa, môi trường, phương pháp học tập đại học khác xa trường phổ thông. Do đó, đòi hỏi các em có ý chí vượt khó, tính tự giác học tập cao và năng lực tự học vượt trội. Học đại học không chỉ là quá trình "giáo dục" đơn thuần, mà là quá trình "đào tạo", hình thành phẩm chất, năng lực nghề nghiệp ở một chủ thể đã trưởng thành, có tính tự giác cao. Chỉ khi nhận thức được điều đó, các em mới có thể học tập tốt trong trường đại học.
TS Lưu Hữu Đức - Trưởng Ban Công tác Chính trị và Sinh viên (Học viện Tài chính): Tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết
TS Lưu Hữu Đức. Ảnh: NVCC
Đối với tân sinh viên, các em nên tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như: Xác định mục tiêu của bản thân. Thực tế, từ khi còn là học sinh đã biết đặt mục tiêu phấn đấu vào trường đại học mà mình mong muốn, xác định được động cơ và thái độ học tập. Do đó, kỹ năng này cần được bổ sung và phát triển khi đã trở thành sinh viên.
Kỹ năng tự nhận thức. Mỗi sinh viên khi bước chân vào trường đại học, cao đẳng đều tham gia khóa học chính trị đầu khóa. Tham gia khóa học này, sinh viên có thể chia sẻ những suy nghĩ, nhìn nhận của bản thân trước vấn đề mới, khi có sự thay đổi môi trường học tập. Qua đây, nhận thức của tân sinh viên có thể được nâng cao và được chia sẻ "đúng - sai".
Ngoài ra, tân sinh viên cần hình thành kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề. Có kỹ năng trên, biết được "đúng - sai" thì việc quyết định và xử lý vấn đề theo hướng hướng đúng đắn sẽ không còn khó khăn. Đặc biệt bước vào môi trường đại học, tân sinh viên cần phát triển kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm. Đây là một trong yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của sinh viên. Kỹ năng này giúp tân sinh viên trưởng thành hơn, phát huy được sức mạnh của bản thân và tập thể trong trong học tập, cuộc sống và sự nghiệp sau này. Việc tham gia các hoạt động tập thể do trường, lớp, đoàn thanh niên, hội sinh viên tổ chức là một trong những gợi ý để sinh viên có thể rèn luyện và phát triển kỹ năng này.
Yên Thị Hồng Viện - Sinh viên năm thứ 3, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh: Cẩn thận không thừa
Sinh viên Yên Thị Hồng Viện. Ảnh: NVCC
Bước chân vào đại học, những tân sinh viên mang theo niềm hi vọng, háo hức của tuổi trẻ nhiệt huyết đang ở phía trước. Thế nhưng, cuộc sống nơi phồn hoa, phố thị chưa bao giờ là dễ, đòi hỏi tân sinh viên phải chuẩn bị hành trang, tinh thần thật tốt.
Là tân sinh viên, bạn bè tứ phương mới gặp nhau sẽ thật xa lạ. Nhưng đừng sợ, các em đang ngày một trưởng thành nên mở lòng và kết bạn cùng mọi người. Trong các buổi sinh hoạt của lớp hay trường, các em nên tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, các ban đoàn, câu lạc bộ. Từ đây, tìm kiếm một nhóm, hội phù hợp với đam mê của mình để đăng kí tham gia. Ở gần những người cùng sở thích, các em dễ bộc lộ bản thân, có cơ hội phát triển kỹ năng về học thuật, giao tiếp...
Ngoài ra, các em cần tự tin, xung phong phát biểu, hãy làm lớp trưởng một lần. Các em cũng nên tham gia buổi tọa đàm chuyên đề hay tham gia nghiên cứu khoa học, lắng nghe các kiến thức chuyên ngành đến từ giáo sư tại buổi bảo vệ của anh chị khóa trước.
Vào đại học để học và trưởng thành. Vì thế, các em nên sắp xếp thời gian, đừng tập trung quá nhiều cho làm thêm hay đi chơi cùng bạn bè. Thay vào đó, hãy hoàn thiện kỹ năng sống tự lập và tự học, tự nghiên cứu. Đặc biệt, cần biết chăm sóc bản thân để có sức khỏe và tinh thần tốt, có kết quả học tập cao.
"Nhiều sinh viên thất bại không phải vì năng lực trí tuệ yếu kém, mà không biết cách học tập trong môi trường đại học. Các em vẫn học tập thụ động, thiếu tự giác nên dẫn đến thất bại ngay trong học kỳ đầu tiên, với những kỳ thi nghiêm túc và "khốc liệt". Điều này, có thể dẫn đến hiện tượng không thích ứng được với môi trường đào tạo đại học và đẩy các em trượt dài vào con đường thất bại. Do đó, ngay khi bước chân vào giảng đường đại học, tân sinh viên cần trang bị cho mình kỹ năng học tập hiệu quả". - TS Hoàng Trung Học
Học trực tuyến cấp tiểu học: Phụ huynh 'học' trước rồi dạy lại con Hôm qua 20.9, gần 700.000 học sinh bậc tiểu học ở TP.HCM đã chính thức bước vào năm học mới bằng hình thức học trực tuyến, sau hơn 10 ngày được kết nối với giáo viên. Học sinh tiểu học TP.HCM chính thức bước vào năm học mới từ ngày 20.9 - NGUYỄN LOAN Tuy nhiên, vì độ tuổi còn nhỏ, nhiều giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu nhưng vóc dáng vẫn nuột nà, đôi chân dài thẳng tắp chiếm trọn spotlight
Sao thể thao
18:31:48 20/05/2025
Thanh Thúy - Đức Thịnh tiết lộ điều đặc biệt giấu kín về hôn nhân 17 năm
Sao việt
18:30:42 20/05/2025
Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu
Thời trang
18:05:34 20/05/2025
Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?
Sao châu á
18:03:49 20/05/2025
Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?
Sao âu mỹ
18:03:40 20/05/2025
Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine
Thế giới
17:47:08 20/05/2025
Giường ngủ Từ Hi Thái hậu bị người phương Tây khắc chữ, nôi dung quá sốc!
Netizen
17:36:57 20/05/2025
Xuất hiện hố sụt lún bất thường tại Tuyên Quang
Tin nổi bật
17:29:06 20/05/2025
Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển
Pháp luật
17:18:29 20/05/2025
Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh
Sức khỏe
16:48:02 20/05/2025