Gà đông lạnh ồ ạt về Việt Nam, giá thịt gà trong nước có bị ảnh hưởng?
Trong 9 tháng năm 2019, cả nước nhập khẩu 215.700 tấn thịt gà các loại. Trong đó thịt gà đông lạnh đã chặt chiếm 98% còn lại là số lượng ít chân gà, gà nguyên con, cánh gà.
Bộ Công Thương vừa có thông tin phản hồi về nhận định “gà nhập khẩu ồ ạt khiến giá gà trong nước giảm mạnh” trong thời gian vừa qua.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2019, cả nước nhập khẩu 215.700 tấn thịt gà các loại với kim ngạch đạt hơn 186 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ (chiếm 61,8%), các mặt hàng nhập khẩu gồm thịt gà đông lạnh đã chặt (chiếm 98%) còn lại là số lượng ít chân gà, gà nguyên con, cánh gà.
So sánh với năm 2018, số liệu của Bộ Công Thương cho thấy thịt gà nhập khẩu tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2019 nhưng từ tháng 6 đến nay thì lại giảm dần.
Bộ Công Thương khẳng định nhập khẩu thịt gà không tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi.
Video đang HOT
Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này là 861 USD/tấn, tương đương khoảng 19.800 đồng/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, bảo quản kho lạnh…) và có xu hướng tăng khá mạnh từ tháng 6/2019.
Trong khi đó, nguồn cung thịt gia cầm trong nước đã tăng khá nhanh với sản lượng thịt gà sản xuất giai đoạn 2015 – 2018 đạt 5,6%/năm. Đặc biệt tại tỉnh Đồng Nai, khi có dịch tả lợn châu Phi, gần như tất cả các hộ chăn nuôi trong tỉnh đã chuyển sang chăn nuôi gà.
Tính đến hết tháng 9/2019, riêng tại tỉnh này, tổng đàn gà đã đạt hơn 24,8 triệu con, tăng 16,8% so với thời điểm tháng 4/2019.
Trong khi đó, tính đến hết tháng 9/2019, tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2018 (chỉ riêng quý III/2019 đã tăng 19,2% so với quý III/2018).
Do số lượng đàn gia tăng quá nhanh nên có thời điểm các hộ chăn nuôi ồ ạt bán tháo cắt lỗ khiến giá giảm mạnh. Giá thịt gà công nghiêp tại khu vực Đông Nam Bộ đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong khi đó, tại các tỉnh phía Bắc, giá thịt gà nuôi công nghiệp dao động từ 35.000 – 37.000 đồng/kg, giá các loại thịt gà ta vẫn giữ mức giá ổn định, thậm chí nhiều nơi có mức giá tôt.
Nhìn chung giai đoạn trước tháng 8/2019, giá gà thịt trong nước tương đối ổn định, giá thịt gà trong nước chỉ giảm cục bộ tại một khu vực với một vài chủng loại trong một thời điểm.
“Việc nhập khẩu thịt gà trong thời gian qua có thể cũng tác động một phần nào nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi trong nước, gây giảm giá thịt gà tai Đông Nam Bộ” – Bộ Công Thương khẳng định.
Dự kiến từ nay đến cuối năm giá thịt gà công nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Bộ do nguồn cung ứng trong nước vẫn dồi dào.
Theo Người đưa tin
Gần 160.000 tấn thịt đùi và chân gà siêu rẻ chưa đến 20.000 đồng/kg tràn vào Việt Nam
Tính trung bình mỗi kg cánh gà, đùi gà đông lạnh về Việt có giá chỉ từ 19.500 - 20.000 đ/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, bảo quản kho lạnh...) và có xu hướng tăng khá mạnh từ tháng 6 năm 2019 đến nay.
Bộ Công thương dẫn số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan cho biết, trong 8 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt gà các loại đạt 195.000 tấn, trị giá 166,6 triệu USD tăng 51,4% về lượng và tăng 48,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Việt Nam nhập khẩu thịt gà các loại từ các nước tiên tiến, có chất lượng cao như Hoa Kỳ, bình quân chiếm 61,8% tổng lượng nhập khẩu; tiếp theo là Braxin chiếm 13,1% và Hàn Quốc chiếm 12,3%.
Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt, chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà; trong đó, đùi gà chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%); tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%).
Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm là 850 USD/tấn, tương đương 19.500 - 20.000 đ/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, bảo quản kho lạnh...) và có xu hướng tăng khá mạnh từ tháng 6 năm 2019 đến nay.
Bộ Công thương cho biết, về nguồn cung thịt gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, trong các năm qua, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phát triển khá mạnh, tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt gà các loại sản xuất trong nước giai đoạn 2015 - 2018 đạt 5,6%/năm, riêng tính trong 8 tháng năm 2019, tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2018.
Thời gian gần đây, giá gà lông trắng xuống mức thấp nhất 10 năm qua, chỉ còn 12.000-13.000 đồng/kg, rẻ hơn cả giá rau nên nông dân thua lỗ nặng. Có hộ chăn nuôi mỗi ngày lỗ tới 200 triệu đồng vì giá gà rớt thê thảm.
Ông Nguyễn Tấn Tam - một hộ chăn nuôi gà quy mô lớn tại tỉnh Bình Dương - than thở: "Mỗi ngày tôi lỗ khoảng 200-270 triệu đồng vì gà công nghiệp thời gian này rớt giá thê thảm".
Trang trại nhà ông nuôi 650.000 con gà, mỗi ngày xuất bán khoảng 10.000 con gà lông trắng ra thị trường, trọng lượng 2,7-2,8 kg/con. Song, gần một tháng nay, giá gà loại này giảm chỉ còn 12.000-13.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất khoảng 24.000-25.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi 1kg thịt gà khi xuất chuồng, ông lỗ 12.000 đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ - thừa nhận, từ tháng 5, giá gà các loại tại khu vực Đông Nam Bộ có dấu hiệu sụt giảm. Hiện tại, giá gà lông trắng chỉ còn 12.000 đồng/kg, rẻ hơn cả giá rau ngoài chợ. Trong khi, giá gà lương phượng dịp này giá cũng chỉ còn 30.000 đồng/kg.
Ông Ngọc lý giải, nguyên nhân khiến giá gà trong nước giảm mạnh là do thịt gà nhập khẩu về Việt Nam quá nhiều. Trong khi nguồn cung gà nội địa cũng tăng lên vì người dân bỏ nuôi lợn chuyển sang nuôi gà.
Theo Tài chính Plus
Thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát chặt chẽ Thời gian vừa qua có một số thông tin trên các tin đại chúng về việc thịt gà nhập khẩu nhiều vào Việt Nam và giá rẻ. Trao đổi về công tác kiểm soát, lãnh đạo Cục Thú y khẳng định: Thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam đã được kiểm soát chặt chẽ. Theo số liệu thống kê của Cục Thú y,...