Gà ác hầm gì ngon? 4 món gà ác hầm không thể bỏ qua mỗi khi đông về
4 món gà ác hầm không thể bỏ qua mỗi khi đông về. Gà ác vốn được biết tới là một thực phẩm cực bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp tăng cường sinh lực.
Vậy gà ác hầm gì ngon nhất?
Nguyên liệu:
1kg gà ác1 quả dừa xiêm
15gr cốm nếp xanh
1 chén rượu trắng
10gr củ mài
10gr sinh địa
10gr nhân sâm
10gr táo tàu
10gr táo đỏ
5gr kỳ tử
3 cái nấm đông cô
Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu, đường trắng, mật ong,…
Có thể thêm các nguyên liệu khác như hạt sen, long nhãn, đương quy, hoàng quỳ, đẳng sâm, đông trùng hạ thảo,… để tăng hiệu quả dinh dưỡng.
Gà ác hầm thuốc bắc
Cách làm gà ác hầm thuốc bắc:
Bước 1: Sơ chế gà ác & các vị thuốc bắc
Gà ác mua về, có thể mổ gà tại nhà hoặc mua làm sẵn ở siêu thị hoặc chợ cho sạch sẽ.
Chuẩn bị 1 chén rượu cùng gừng đập dập, rưới hỗn hợp lên khắp thân gà. Bạn có thể ngâm gà cùng hỗn hợp này trong khoảng 5 – 10 phút để khử mùi hôi.
Rửa sạch lại nhiều lần với nước sạch, vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Ướp gà
Cho gia vị gồm 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm và 1 thìa cà phê mật ong chúa vào 1 cái tô.
Trộn đều hỗn hợp và ướp khoảng 30 – 35 phút.
Bước 3: Ngâm các vị thuốc bắc
Chuẩn bị 1 chậu nước sôi, đổ tất cả các vị thuốc bắc vào và ngâm khoảng 15 – 20 phút cho nở.
Rửa sạch lại với nước sạch rồi vớt ra để ráo.
Bước 4: Hầm gà với thuốc bắc
Chuẩn bị nồi áp suất hoặc thố hầm, đặt gà vào rồi rải các vị thuốc bắc cùng cốm xanh xung quanh gà. Nên cho nhân sâm và bạch quả vào cuối cùng, rải đều lên thuốc bắc và cốm xanh để thịt gà thấm gia vị hơn.
Đổ nước dừa xiêm vào ngập mặt thịt gà hoặc thêm nước lọc để ninh gà chín mềm đều hơn và không bị khô.
Bắc một cái nồi cao lên bếp, đổ nước ngập rồi đặt thố gà vào cách mặt nước khoảng 3 – 4cm để hấp cách thủy.
Video đang HOT
Đun nước sôi ở lửa vừa, hấp cho gà chín kỹ, thấm đều gia vị thuốc bắc và dậy mùi thơm là hoàn thành.
Nguyên liệu:
Gà ác, rau ngải cứu, gừng, rượu trắng;
Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, muối
Gà ác hầm ngải cứu
Cách làm gà ác hầm ngải cứu như sau:
Làm lông gà, mổ bỏ ruột rồi rửa sạch thịt gà ác với muối hạt để loại bỏ mùi tanh. Ướp gà trong 30 phút với 1 thìa hạt nêm, thìa hạt tiêu, 1 thìa muối và vài lát gừng cho ngấm gia vị.
Ngải cứu hái lấy phần ngọn non, lá để hầm gà. Phần thân già thì cắt khúc nhỏ, cho vào túi vải để hầm cùng.
Nhồi 1 phần lá ngải cứu vào bụng gà. Phần ngải cứu còn lại thì xếp xuống đáy nồi.
Cho gà và túi thân ngải cứu vào nồi. Đổ nước vào nồi sao cho ngập gà rồi đậy vung lại.
Hầm gà trên bếp với lửa nhỏ tới khi mềm. Quy trình hầm gà thông thường kéo dài từ 45 phút tới 1 tiếng đồng hồ.
Trước khi cho gà hầm ra ăn có thể cho thêm 1 thìa rượu trắng vào để làm tăng hương vị, nêm nếm lại gia vị vừa ăn và đun thêm vài phút.
Món gà ác hầm ngải cứu nên được ăn khi còn ấm nóng.
Gà ác hầm táo đỏ
Nguyên liệu:
1 con gà ác, 3 lít nước
1 khúc gừng, 2 muỗng canh kỷ tử
3 trái táo đỏ, 2 trái chà là khô
20 gram đảng sâm, 20 gram hoài sơn
10 gram đương quy, 20 gram hoàng kỳ
10 gram ngọc trúc, 2 muỗng cà phê muối
Gà ác hầm táo đỏ
Cách thực hiện món gà ác hầm táo đỏ kỷ tử:
Cho 20 gram đảng sâm, 20 gram hoài sơn, 10 gram đường quy, 20 gram hoàng kỳ, 10 gram ngọc trúc vào tô ngâm nở với khoảng 300 ml nước. Gà ác đã rửa sạch thì bạn chặt khúc nhỏ cho vào nồi. Sau đó, luộc gà ngon mềm trong 700 ml nước với gừng cắt lát để khử mùi tanh.
Sau đó, bạn vớt ráo gà và cho ra nồi sạch, đổ khoảng 2 lít nước vào cùng hỗn hợp dược liệu vừa ngâm rồi đậy nắp, đun ở lửa nhỏ trong 30 phút.
Khi mở nắp, cho tiếp 3 trái táo đỏ, 2 trái chà là với 2 muỗng canh kỷ tử vào đun với 2 muỗng cà phê muối.
Đun thêm khoảng 30 phút nữa cho hỗn hợp sôi mạnh thì bạn tắt bếp, múc ra tô và dùng thử.
Nguyên liệu:
Gà ác (1 con)
50gr đậu đen, 50gr nấm hương khô
100 – 200gr ngải cứu tươi
Gia vị: muối, hạt tiêu.
Gà ác hầm
Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu:
Những nguyên liệu sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cần được sơ chế trước khi bắt đầu chế biến.
Gà ác mua về, rửa sạch, có thể chặt thành 2 miếng lớn.
Đậu đen rửa sạch, sau đó ngâm đậu trong khoảng từ 4 tiếng. Phương pháp này giúp hạt đậu nhanh mềm, đồng thời, tăng cường dưỡng chất có trong đậu.
Nấm hương khô đem ngâm với nước cho nở hết cỡ.
Ngải cứu tươi đem rửa sạch.
Cách hầm gà ác đậu đen:
Cho tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi áp suất, cho thêm nửa bát nước nhỏ, gia vị và đun sôi. Sau khi nước sôi, bạn giảm lửa, tiếp tục đun trong khoảng 30 phút để gà thấm vị nhất.
Chúc bạn thành công!
Nhãn nhục có tác dụng gì, nấu bao lâu, ăn có mát không?
Nhãn nhục từ xưa đến nay người ta dùng như vị thuốc và để chế biến món ăn từ mặn đến ngọt. Được xem là loại thực phẩm thanh mát tốt cho sức khỏe, ngày càng nhãn nhục càng được dùng phổ biến hơn nên cũng kèm theo nhiều câu hỏi liên quan.
Vậy cụ thể nhãn nhục có tác dụng gì, có thể dùng để nấu những món ăn hay thức uống nào, mời bạn cùng Yeutre.vn tìm hiểu thêm ngay sau đây nhé.
1. Nhãn nhục là gì?
Nhãn nhục còn được gọi với tên khác là long nhãn, là cơm nhãn hay cùi nhãn khô. Trong Đông y, nhãn nhục là một vị thuốc có tên là á lệ chi hoặc lệ chi nô.
Để làm nhãn nhục người ta tách cùi hay cơm quả nhãn chín để làm khô. Hoặc quả nhãn chín được làm khô nguyên quả rồi mang đi tách cùi.
Nhãn nhục là cùi hay cơm quả nhãn chín được làm khô. Ảnh Internet
2. Nhãn nhục đen
Khi bàn về nhãn nhục chúng ta có thể sẽ nghe thêm về nhãn nhục đen. Vậy câu hỏi đặt ra là nhãn nhục đen này có gì khác biệt với nhãn nhục thường. Hay, nhãn nhục thường thì có màu gì.
Thực tế, nhãn nhục có màu khác nhau là do quy trình chế biến ra thành phẩm. Quy trình chế biến có thể là tách cùi nhãn chín rồi làm khô hoặc làm khô nguyên quả rồi tách cùi. Phương pháp chế biến khác biệt này cho thành phẩm có màu khác nhau. Cũng như mức độ làm khô cùi nhãn cũng có thể cho ra thành phẩm có màu đậm hay nhạt khác nhau.
Trước đây, chúng ta thấy phổ biến chỉ đề cập nhãn nhục. Đây là nhãn nhục thông thường có màu vàng sáng, nâu nhạt hoặc nâu đậm. Loại này cũng được gọi là nhãn nhục trắng. Thành phẩm nhãn nhục trắng có quy trình chế biến là tách cùi nhãn chín rồi làm khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô.
So với phương pháp trên, cách làm khô nguyên quả rồi tách cùi khô ngày nay được chú ý hơn. Và cách này cho thành phẩm nhãn nhục đen.
Màu nhãn nhục khác nhau do quy trình làm khô. Ảnh Internet
3. Nhãn nhục giá bao nhiêu?
Trên thị trường có rất nhiều loại nhãn nhục vì thế mức giá rất đa dạng. Giá sản phẩm có thể ở mức 10.000đ - 70.000đ/ 100g tùy vào loại sấy khô đến mức nào, cũng như là sản phẩm cùi nhãn làm khô hay cùi nhãn khô từ nhãn khô nguyên quả.
4. Nhãn nhục có tác dụng gì?
Như đã đề cập trong Đông y, nhãn nhục là một vị thuốc. Thảo dược này có tính bình, ấm,ôn, vị ngọt, có thể dùng để trị ho, kích thích ăn ngon miệng. Nhãn nhục cũng là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, giúp an thần và giảm lo âu .
Nếu bạn bị stress, hãy dùng một ít nhãn nhục. Ảnh Pixabay
Theo y học hiện đại cũng đã có một số nghiên cứu cho thấy nhãn nhục có chứa chất béo, glucose, saponin, tanin...Các chất này có tác dụng góp phần tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch , tăng đề kháng và chống lão hóa . Qua đó, sản phẩm nhãn nhục được cho là có ích giúp chúng ta giảm nguy cơ các bệnh tim mạch , huyết áp, xương khớp, góp phần làm đẹp da.
5. Nhãn nhục có mát không?
Là thực phẩm, vị thuốc dùng để thanh nhiệt làm mát cơ thể và mang lại nhiều lợi ích khác nữa nhưng nhãn nhục cũng được cho là nóng khi dùng nhiều hoặc cơ địa không phù hợp để dùng.
Vì tính bình và ấm nên cách dùng cũng như liều lượng nhãn nhục quyết định rất nhiều đến kết quả là "mát" hay là "nóng" với người sử dụng.
Theo Đông y, những người có cơ địa nóng trong hay uất hỏa, đờm hỏa, hấp thu kém thì không nên dùng nhãn nhục. Hoặc nếu dùng, cần phải cân nhắc về liều lượng, bài thuốc để phát huy được tác dụng và hạn chế được tác dụng ngược. Cũng như, người có bệnh tiểu đường cũng cần thận trọng khi dùng vì nhãn nhục chứa hàm lượng đường cao.
Nhãn nhục có mát hay không phụ thuộc vào cách dùng và lượng dùng. Ảnh Internet
6. Bầu ăn nhãn nhục được không
Nhãn nhục có tính ấm và hàm lượng đường cao nên đây cũng là thực phẩm bà bầu cần lưu ý về liều lược cách dùng để an toàn cho sức khỏe. Nếu dùng, bà bầu được khuyên chỉ dùng lượng vừa phải, không thường xuyên và nên kết hợp với thực phẩm khác để cân bằng về hàm lượng đường lẫn tính ấm của nó.
7. Cách sử dụng và bảo quản
7.1. Cách sử dụng nhãn nhục
Như đã đề cập, nhãn nhục có hàm lượng đường cao và tính ấm nên được chú ý nhiều về cách dùng. Thông thường một sản phẩm nhãn nhục bảo đảm chất lượng và vệ sinh thì chúng ta có thể dùng ngay như nho khô hoặc các loại trái cây khô khác. Để bảo đảm cao hơn về mức độ an toàn thì nhãn nhục nên được rửa qua và nấu lên.
Nhãn nhục nấu lên rồi dùng được cho là an toàn hơn. Ảnh Internet
7.1.1. Nhãn nhục nấu bao lâu
Nấu nhãn nhục để sử dụng được cho là an toàn hơn cả với sức khỏe của chúng ta nói chung. Vì hiện nay sản phẩm nhãn nhục cực kỳ đa dạng và phong phú nhưng quy trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì không phải lúc nào cũng có câu trả lời chính xác hay hoàn toàn đáng tin cậy. Do đó, nếu bạn không hoàn toàn yên tâm thì có thể thực hiện bước nấu nhãn nhục trước khi sử dụng.
Để dùng nhãn nhục khô trực tiếp, bạn có thể tiến hành rửa nhãn nhục đã mua về, để ráo nước. Tiếp theo bạn phơi nắng hoặc sấy lại với nhiệt độ thấp đến khi có sản phẩm khô dẻo như ý là được. Để bảo đảm vệ sinh nếu phơi, bạn nên đậy khay phơi nhãn nhục bằng khăn xô thưa hoặc lồng đậy khi phơi.
Nếu dùng để nấu món ăn hay thức uống, bạn cũng cần rửa sạch, để ráo. Tùy theo món ăn, bạn có thể cho nhãn nhục vào ở các giai đoạn khác nhau. Thời gian nấu nhãn nhục khoảng 15-20 phút cho nhãn mềm và ra chất ngọt là được.
Nấu nhãn nhục trong khoảng thời gian 15-20 phút tùy vào món ăn thức uống bạn nấu. Ảnh Youtuber Tôi là người Bến Tre
7.1.2. Liều lượng dùng nhãn nhục
Liều lượng dùng nhãn nhục khá quan trọng. Điều này giúp chúng ta kiểm soát lượng dùng phù hợp với cơ địa, tăng hiệu quả và giảm tác dụng ngược.
Thông thường, người khỏe mạnh bình thường được khuyên là dùng khoảng 50 g nhãn nhục/ ngày.
7.2. Cách bảo quản nhãn nhục
Nhãn nhục thành phẩm đóng gói chưa khui bạn nên để nơi thoáng mát và sạch. Nếu đã khui ra, bạn cần buộc kín gói/ hộp/ hũ đã khui, để nơi thoáng mát, sạch sẽ và dùng nhanh. Nếu không bạn cần để ở ngăn mát tủ lạnh và lưu ý về hạn dùng đã được ghi chú trên bao bì sản phẩm.
Để bảo quản nhãn nhục được lâu hơn, một mẹo hay được khuyên bạn có thể áp dụng là mang nhãn nhục đi hấp cách thủy vài giờ, sau đó phơi hoặc sấy khô trở lại. Cách này được cho là giúp kéo dài thời gian bảo quản nhãn nhục.
Bạn để nhãn nhục trong túi, buộc kín và đặt nơi thoáng mát. Ảnh Internet
8. Nhãn nhục làm món gì?
Cũng như nhiều thực phẩm khác hay cụ thể là các sản phẩm trái cây khô khác, lại như vị thuốc, nên có rất nhiều công thức chế biến nhãn nhục bạn có thể tham khảo. Qua đó, bạn có thể linh động đưa vào thực đơn của gia đình. Với nhãn nhục, bạn có thể:
8.1. Nấu nước nhãn nhục để uống như nước giải khát
Để nấu nước nhãn nhục bạn có thể áp dụng tỉ lệ 1 nhãn nhục:10 nước. Ví dụ bạn nấu 100 g nhãn nhục thì nấu cùng 1 lít nước sạch. Cách nấu khá đơn giản, bạn rửa sạch nhãn nhục, để ráo sau đó mang đi nấu với nước. Nước sôi, bạn hạ lửa, đậy vung, nấu khoảng 20 phút là được. Để nước nguội bớt, nếu mùa lạnh thì uống ấm, mùa hè có thể uống lạnh đều tốt cho sức khỏe. Ngoài nấu nước nhãn nhục đơn giản bạn có thể kết hợp nấu hạt é hoặc pha hạt chia đều ngon. Nếu thích bạn có thể dùng để pha trà, nấu các loại trà như trà hoa cúc với nhãn nhục hay nấu nước sâm nhãn nhục đều ngon, thanh mát, dễ dùng.
Nước nhãn nhục dùng để giải khát mùa hè rất tuyệt vời. Ảnh Youtuber Home Cooking with Somjit
8.2. Chè nhãn nhục
Có rất nhiều công thức chè nhãn nhục để bạn nấu cho gia đình thưởng thức. Bạn có thể nấu chè hạt sen nhãn nhục , chè nhãn nhục táo đỏ. Đơn giản hơn bạn có thể nấu chè đậu xanh nhãn nhục, chè sương sáo nhãn nhục, nhãn nhục phổ tai,...
8.3. Các món ăn khác có nhãn nhục
Ngoài nước uống, món chè bạn có thể làm rau câu nhãn nhục, chưng tổ yến nhãn nhục . Hay bạn có thể dùng một ít nhãn nhục cho món hầm gà hay thuốc bắc để tẩm bổ.
Gà ác hầm thuốc bắc có nhãn nhục dùng để tẩm bổ. Ảnh Youtuber Món Ăn Ngon
Có thể thấy, nhãn nhục rất có ích cho sức khỏe chứ không chỉ đơn thuần là để kết hợp làm ra những món ăn giải nhiệt hay thức uống giải khát. Tuy nhiên việc dùng nhãn nhục sao cho hiệu quả cũng cần chúng ta lưu ý về cách sử dụng lẫn liều dùng. Qua chia sẻ trên, Chuyên mục Cẩm nang của Yeutre.vn tin rằng từ này bạn sẽ thêm phần tự tin hơn khi đưa thực phẩm này vào sổ tay nấu ăn, cũng như chăm sóc sức khỏe cho gia đình.
Rét mướt nấu ngay bát gà hầm ấm nóng 'ngon từ thịt ngọt từ xương' để bồi bổ cả nhà Cùng Emdep bỏ túi ngay 4 cách làm gà hầm cực hấp dẫn dưới đây nhé. Cùng vào bếp tham khảo cách chế biến món ăn này nhé. Gà hầm ngải cứu Nguyên liệu: Gà: 1-1,3 kh Lá ngải: 2-3 mớ Dầu ăn: 2 muôi canh Gừng Gia vị: mi, muối, hạt tiêu,... Gà hầm ngải cứu Cách nấu gà hầm lá ngải:...