FDA chấp thuận 1 loại thuốc trị tâm thần phân liệt mới
Cobenfy vừa được FDA chấp thuận là một loại thuốc uống điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở người lớn.
Đây được coi là một loại thuốc điều trị mới đầu tiên trong hơn 30 năm qua cho tình trạng này.
Tâm thần phân liệt nguy hiểm như thế nào?
Tâm thần phân liệt là một dạng rối loạn tâm thần, đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng, ảnh hưởng đến cách một người suy nghĩ, cảm nhận và hành xử. Các triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người, gồm:
Ảo giác , ảo tưởng, rối loạn tư duy và lời nói
Thiếu động lực, thiếu biểu lộ cảm xúc/cảm xúc phẳng lặng, thu mình lại
Rối loạn chức năng nhận thức (suy giảm khả năng chú ý, trí nhớ, khả năng tập trung và ra quyết định)…
Các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người mắc, khiến họ khó duy trì việc làm, sống tự lập và quản lý các mối quan hệ. Tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến gần 24 triệu người và là một trong 15 nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới.
Mặc dù tiêu chuẩn chăm sóc hiện tại có thể quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, nhưng có tới 60% số người gặp phải tình trạng cải thiện không đầy đủ về các triệu chứng hoặc gặp các tác dụng phụ không thể chịu đựng được trong quá trình điều trị.
Việc có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ có được các công cụ để giúp kiểm soát tình trạng nghiêm trọng này.
Các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống, khiến họ khó duy trì việc làm, sống tự lập và quản lý các mối quan hệ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cobenfy trị tâm thần phân liệt
Thuốc chống loạn thần hiện nay chặn các thụ thể dopamine để giúp kiểm soát ảo giác, ảo tưởng và các triệu chứng khác của bệnh tâm thần phân liệt. Nhưng những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng về vận động và chuyển hóa, như cử động không tự chủ và tăng cân, có thể dẫn đến bệnh tim, đái tháo đường…
Cobenfy (xanomeline và trospium chloride) là một chất chủ vận muscarinic, là phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới để điều trị bệnh tâm thần phân liệt, bằng cách nhắm mục tiêu có chọn lọc vào các thụ thể M1 và M4 trong não mà không chặn các thụ thể D2. Thuốc giúp làm giảm cả các triệu chứng tích cực và tiêu cực của bệnh tâm thần phân liệt.
Việc phê duyệt mang tính bước ngoặt này đối với phương pháp điều trị cho bệnh tâm thần phân liệt, đánh dấu một cột mốc quan trọng cho người bệnh trong hơn 30 năm, có tiềm năng thay đổi mô hình điều trị.
- Không dùng thuốc ở những bệnh nhân: Bí tiểu, suy gan trung bình hoặc nặng, quá mẫn với thuốc, bệnh tăng nhãn áp góc hẹp chưa được điều trị…
- Thuốc có nguy cơ gây bí tiểu: Người bệnh cao tuổi, bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt (BPH), bệnh bàng quang do tiểu đường… có thể có nguy cơ bí tiểu cao hơn.
Video đang HOT
- Cobenfy không được khuyến cáo cho những bệnh nhân mắc bệnh đường mật hoạt động như sỏi mật có triệu chứng. Đánh giá men gan và bilirubin trước khi bắt đầu dùng Cobenfy và theo chỉ định lâm sàng trong quá trình điều trị.
Sự xuất hiện của các triệu chứng như khó tiêu, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng trên nên nhanh chóng đánh giá các rối loạn túi mật, rối loạn đường mật và viêm tụy theo chỉ định lâm sàng.
- Ngừng dùng cobenfy khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng tổn thương gan đáng kể như vàng da, ngứa hoặc nồng độ alanine aminotransferase cao gấp năm lần giới hạn trên của mức bình thường hoặc gấp năm lần giá trị cơ bản.
- Thận trọng khi dùng cobenfy ở những bệnh nhân bị rối loạn tắc nghẽn đường tiêu hóa (do nguy cơ ứ đọng dạ dày), bệnh nhân mắc các tình trạng như viêm loét đại tràng, mất trương lực ruột và nhược cơ…
- Phản ứng có hại thường gặp nhất bao gồm: Buồn nôn, khó tiêu, táo bón, nôn, tăng huyết áp, đau bụng, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, chóng mặt và bệnh trào ngược dạ dày thực quản…
Áp xe não do amip: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Áp xe não do amip thường dễ nhầm lẫn với viêm màng não ở giai đoạn đầu do vậy dễ điều trị không đúng phác đồ.
Tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân áp xe não do amip khá cao, di chứng để lại nặng nề.
Áp xe não do amip là một bệnh lý thường gặp ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, môi trường kém vệ sinh và điều kiện kinh tế xã hội còn hạn chế.
1. Nguyên nhân gây áp xe não do amip
Áp xe não do amip là bệnh lý do đơn bào Entamoeba histolytica gây ra. Ban đầu khi cơ thể nhiễm amip sẽ xuất hiện những tổn thương đặc trưng là viêm loét niêm mạc dạ dày đại tràng khiến người bệnh bị kiết lỵ.
Nếu bệnh không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng. Amip sẽ theo đường mạch máu từ các tổn thương ở đại tràng đi vào tĩnh mạch, vòng tuần hoàn và đi tới não. Khi não bị nhiễm vi khuẩn và gây mủ sẽ tạo thành ổ áp xe ở một trong những vị trí như: ngoài màng cứng, dưới màng cứng và trong não. Thông thường, amip sẽ gây ra các ổ áp xe ở 2 bán cầu đại não.
Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp xe não do amip như:
Người lớn tuổi (từ 60-70 tuổi).
Người sinh sống ở môi trường không đảm bảo vệ sinh, ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phụ nữ thường có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.
BSCKI Nguyễn Tiến Quân - Khoa Ngoại thần kinh (Bệnh viện 19-8).
2. Triệu chứng áp xe não do amip
Ở giai đoạn đầu, bệnh rất khó phát hiện, và khi đã phát hiện thường bệnh đã có biến chứng và dễ gây tử vong.
Khi áp xe phát triển trong một vài tuần cũng sẽ gây ra các biểu hiện như:
Cảm thấy trong người khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng phản xạ, dễ nhầm lẫn.
Khả năng vận động kém đi do chức năng cơ bắp suy giảm.
Nôn hoặc buồn nôn.
Sốt cao, sốt kéo dài.
Với trẻ nhỏ có thể xảy ra hiện tượng nôn, khóc nhiều, phồng thóp, tay chân co cứng.
Có cảm giác ớn lạnh.
Thị lực suy giảm.
Trong trường hợp áp xe nặng lên sẽ gây ra các hội chứng do tăng áp lực nội sọ như:
Đau đầu dữ dội.
Nôn, buồn nôn.
Nhiễm trùng, nhiễm độc ở nhiều mức độ khác nhau.
Các triệu chứng thần kinh đi kèm phụ thuộc vào vị trí tổn thương ở não.
3. Áp xe não do amip có lây không?
Áp xe não do amip không phải là bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nếu người thân hoặc người sống chung với bạn bị áp xe não do amip, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến amip và cần thăm khám, tầm soát.
Hình ảnh chụp não của một ca bệnh áp xe não do amip.
4. Phòng ngừa áp xe não do amip
Áp xe não do amip là bệnh lý nguy hiểm do vậy cần đề cao việc phòng ngừa. Chủ yếu mọi người cần lưu ý vấn đề vệ sinh và ăn uống hàng ngày. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mọi người có thể thực hiện những phương pháp sau:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là trước, sau khi ăn uống và đi vệ sinh.
Người trồng rau củ quả, nông phẩm không dùng phân tươi để bón cây.
Xử lý nguồn phân để không bị lây nhiễm vào nguồn nước sử dụng
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm sống như gỏi. Nếu ăn rau sống cần đảm bảo nguồn gốc và cách chế biến. Khi sử dụng các sản phẩm rau củ quả để ăn trực tiếp cần khử trùng, rửa sạch sẽ hoặc có thể dùng các sản phẩm rửa có tia cực tím để diệt kén amip
Người được chẩn đoán có kén amip phải điều trị dứt điểm.
5. Cách điều trị áp xe não do amip
Áp xe não do amip là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh thậm chí tử vong.
Để điều trị áp xe não do amip, các bác sĩ sẽ áp dụng cả nội khoa và ngoại khoa. Hiệu quả điều trị sẽ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thể trạng người bệnh, giai đoạn phát triển của bệnh... Việc điều trị cho người bệnh cần được tiến hành sớm để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị áp xe não do amip gồm:
Sử dụng thuốc đặc trị, thuốc diệt amip.
Sử dụng các phương pháp nhằm loại bỏ mủ khi đã hình thành (chọc hút, dẫn lưu mủ).
Thuốc kháng sinh kết hợp.
Phẫu thuật ổ áp xe trong một số trường hợp: không đáp ứng điều trị, ổ áp xe có khí hoặc có nguy cơ vỡ, làm tăng áp lực nội sọ...
Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện hôn mê, bán hôn mê, co giật và tắc nghẽn đường thở cần phải thở máy bằng nội khí quản.
Trên thực tế áp xe não do amip thường dễ nhầm lẫn với viêm màng não ở giai đoạn đầu do vậy dễ điều trị không đúng phác đồ. Tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân áp xe não do amip khá cao, di chứng để lại nặng nề. Sau khi điều trị người bệnh khó có thể phục hồi lại hoàn toàn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống của người bệnh.
Bắc Kạn: Xác định nguyên nhân khiến hàng chục học sinh phải nhập viện Chiều ngày 22/9, Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn tổ chức họp đánh giá nguyên nhân và triển khai phòng dịch bệnh tại Trường Tiểu học và THCS xã Nông Thượng, TP Bắc Kạn. Trước đó, vào 11h ngày 20/9/2024, tại Trường Tiểu học và THCS xã Nông Thượng, TP Bắc Kạn, có một vài học sinh có các triệu chứng như mệt...