Nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn?
Xét về độ nguy hiểm, nhịp tim nhanh là nhóm bệnh lý rối loạn nhịp tim nguy hiểm hơn so với nhịp tim chậm.
Theo thống kê trên các trường hợp đột tử vì bệnh lý tim mạch nguy hiểm, 8/10 ca t.ử v.ong là do nhịp tim nhanh.
Thời gian gần đây, chị Thu Hoài, 58 t.uổi ở Vĩnh Phúc luôn lo lắng khi thấy nhịp tim của mình lúc nhanh, lúc chậm. “Nhịp tim của tôi có lúc đo được 58 lần/phút, lúc lại vọt lên đến 120 lần/phút. Tôi muốn hỏi nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn?”, chị Hoài băn khoăn.
TS.BS Alain Patrice Lebon, Khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, ở trạng thái nghỉ ngơi người khỏe mạnh có nhịp tim bình thường từ 60 – 100 lần/phút. Nếu tim đ.ập dưới 60 lần/phút được xem là nhịp tim chậm, và trên 100 lần/phút là nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm.
Nếu nhịp tim của bạn lúc nhanh, lúc chậm khi đang nghỉ ngơi, đặc biệt là nếu có các triệu chứng hồi hộp, khó thở, tốt nhất bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Ảnh minh họa
Để chẩn đoán tình trạng nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm, bác sĩ sẽ phân tích từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, nhu trường hợp của chị Hoài, nếu nhịp tim nhanh nhưng không đi kèm các triệu chứng như hồi hộp, đ.ánh trống ngực, mệt khi gắng sức… hoặc không thấy bất thường trên điện tâm đồ thì không cần điều trị. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân vận động các môn thể thao duy trì nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, bơi lội để từ từ giảm nhịp tim.
Ngược lại nhịp tim chậm không phải do bệnh lý có thể gặp ở người trẻ, vận động viên hoặc người cao t.uổi trong trạng thái ngủ sâu.
Theo BS Alain Patrice Lebon, để kết luận được nhịp tim nhanh hay chậm có liên quan đến bệnh lý rối loạn nhịp tim hay không thì người đó phải được đo nhịp tim khi đang nghỉ ngơi hay đang vận động, cùng với việc có đi kèm triệu chứng gì khác hay không?
Nếu nhịp tim của bạn lúc nhanh, lúc chậm khi đang nghỉ ngơi, đặc biệt là nếu có các triệu chứng hồi hộp, khó thở, tốt nhất bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác. Dựa trên t.iền sử bệnh và triệu chứng hiện tại bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp.
TS.BS Alain Patrice Lebon kiểm tra tình trạng tim mạch cho một bệnh nhân
Xét về độ nguy hiểm, nhịp tim nhanh là nhóm bệnh lý rối loạn nhịp tim nguy hiểm hơn so với nhịp tim chậm. TS.BS Alain Lebon cho biết theo thống kê trên các trường hợp đột tử vì bệnh lý tim mạch nguy hiểm, 8/10 ca t.ử v.ong là do nhịp tim nhanh.
Khi tim đ.ập nhanh, tim không đủ thời gian để lấy đủ m.áu về. Nếu tình trạng tim đ.ập nhanh không được can thiệp sớm và điều trị, bệnh nhân có thể gặp biến chứng như: ngất, suy tim, ngừng tim đột ngột. Trong các trường hợp rối loạn nhịp nhanh như rung thất, ngoại tâm thu thất, bệnh nhân có thể không qua khỏi nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tim đ.ập chậm không dẫn đến nguy cơ đột tử cao nhưng sẽ dần dần đe dọa sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân nhịp tim chậm hay bị chóng mặt và ngất xỉu do tim không đẩy được m.áu và oxy tới não và các cơ quan. Theo thời gian, tình trạng tim đ.ập chậm sẽ dẫn tới suy tim, một số ít trường hợp có thể t.ử v.ong.
Video đang HOT
Theo thời gian, tình trạng tim đ.ập chậm sẽ dẫn tới suy tim, một số ít trường hợp có thể t.ử v.ong. Ảnh minh họa
Dù là tim đ.ập nhanh hay tim đ.ập chậm, rối loạn nhịp tim là nhóm bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm. Đặc biệt, ở nhiều trường hợp, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng, bệnh tiến triển âm thầm. Do đó, khi có các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám và theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Câu hỏi thường gặp về rối loạn nhịp tim
Người bị rối loạn nhịp tim sẽ được ưu tiên dùng thuốc để điều trị. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sử dụng các phương pháp can thiệp.
1. Đông y có chữa được rối loạn nhịp tim không?
Đông y không điều trị được rối loạn nhịp tim. Thậm chí có những bài thuốc trong đông y làm tăng tình trạng rối loạn nhịp tim.
Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị rối loạn nhịp tim. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi với mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng, nguyên nhân khác nhau, việc tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
2. Cách xử lý khi bị rối loạn nhịp tim
Nếu người bệnh bỗng nhiên gặp tình trạng tim đ.ập mạnh, nhanh, hoặc hồi hộp, khó thở... người bệnh nên nghỉ ngơi ngay tại chỗ. Sau khi nghỉ ngơi để tình trạng cơ thể trở về bình thường thì nhờ người thân hỗ trợ đến các cơ sở y tế thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Với một số trường hợp rối loạn nhịp tim chậm gây choáng, ngất người bệnh cần tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
3. Cách chăm sóc người bệnh rối loạn nhịp tim tại nhà
ThS.BS Nguyễn Thu Huyền - Khoa Nội tim mạch (Bệnh viện 19-8)
Trong quá trình điều trị rối loạn nhịp tim, ngoài việc sử dụng các thuốc để điều trị nội khoa, người bệnh cũng cần lưu ý chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị, do vậy người bệnh cần thay đổi các thói quen:
Lựa chọn các thực phẩm tốt cho tim mạch để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tăng cường rau củ quả, trái cây, ngũ cốc và thực phẩm chứa ít muối
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, lựa chọn bài tập và cường độ phù hợp với thể trạng bản thân hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, t.huốc l.á.
Duy trì cân nặng ổn định, nếu thừa cân, béo phì thì cần giảm cân.
Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu, mỡ m.áu đạt mục tiêu. Nếu có các bệnh lý nền cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tái khám định kỳ hoặc khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào
4. Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?
Rối loạn nhịp tim có thể kiểm soát và chữa được bằng các phương pháp nội khoa, phương pháp can thiệp.
Người bệnh bị rối loạn nhịp tim thường được ưu tiên sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng này. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sử dụng các phương pháp can thiệp.
Rối loạn nhịp tim có thể kiểm soát và chữa được bằng các phương pháp nội khoa, phương pháp can thiệp.
5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang thai... khi mắc rối loạn nhịp tim
- Người thừa cân, béo phì bị rối loạn nhịp tim: Những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch. Do sự phát triển rung nhĩ vì béo phì sẽ khiến tim bị loạn nhịp và lâu ngày hình thành nên các cục m.áu đông. Người bệnh béo phì khi được chẩn đoán rối loạn nhịp tim bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ cũng cần thực hiện chế độ giảm cân để có BMI hợp lý. Tuy nhiên, việc giảm cân của người bệnh cần có sự tư vấn, giám sát của bác sĩ chuyên khoa để tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người tiểu đường bị rối loạn nhịp tim: Dựa vào các chỉ số cân nặng, đường huyết, huyết áp, mỡ m.áu... các bác sĩ sẽ đ.ánh giá được yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Do vậy người bệnh tiểu đường cần thực hiện các biện pháp sau để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nói chung và rối loạn nhịp tim nói riêng:
Có chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc, ngũ cốc nguyên cám... Hạn chế ăn các đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, t.huốc l.á
Kiểm soát cân nặng hợp lý, duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn
Kiểm tra huyết áp thường xuyên
Kiểm soát huyết áp, mỡ m.áu, đường huyết đạt mục tiêu
Tránh xa căng thẳng, stress trong cuộc sống
- Phụ nữ mang thai bị rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp không thường gặp ở phụ nữ có thai với tỷ lệ thấp. Tuy nhiên nó lại là vấn đề tim mạch thường gặp nhất ở phụ nữ có thai. Các loại rối loạn nhịp tim thường gặp ở phụ nữ có thai là:
Ngoại tâm thu: nhĩ, thất
Nhịp nhanh kịch phát trên thất
Nhịp nhanh nhĩ
Nhịp nhanh thất
Nhịp chậm
Một số trường hợp nặng hiếm gặp hơn là: Rung nhĩ, cuồng nhĩ
Phụ nữ mang thai bị rối loạn nhịp tim thường có tỷ lệ tử vong/bệnh tật gia tăng cho cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó các thuốc điều trị rối loạn nhịp thường có ít nhiều tác dụng phụ trên thai. Do vậy, phương án điều trị ưu tiên là hạn chế tối đa dùng thuốc nếu có thể. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ sản khoa và đôi khi là bác sĩ tâm lý trong quá trình theo dõi và điều trị. Khi chuyển dạ cần có sự phối hợp chặt chẽ với bác sỹ sản, gây mê và hệ thống theo dõi sát sao.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Nếu người bệnh có những bất thường về sức khỏe cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm nguyên nhân. Ban đầu, người bệnh có thể thăm khám tổng quát với chi phí khoảng từ 200.000 đồng. Sau khi thăm khám nếu có nghi ngờ rối loạn nhịp tim, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, chụp chiếu.
Một số chỉ định chẩn đoán rối loạn nhịp tim là: Điện tâm đồ (ECG), Điện tim Holter, Siêu âm tim, chụp X-quang... có chi phí từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng tùy từng chỉ định. Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và báo giá cụ thể.
Hồi hộp, đ.ánh trống ngực là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim, khi nào bạn cần đi khám? Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay. Theo bác sĩ Lưu Thanh Hùng - Khoa tim mạch bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ, rối loạn nhịp là một tình trạng bất thường về nhịp tim,...