Facebook bị phạt, Mark Zuckerberg ‘bỗng dưng’ có thêm 1 tỷ USD
Giá trị cổ phiếu Facebook đã tăng bất ngờ ngay sau án phạt 5 tỷ USD. Chỉ trong 30 phút, CEO Mark Zuckerberg lại có thêm một tỷ USD.
Facebook đang phải đối mặt với khoản phạt 5 tỷ USD của Ủy ban Thương mại Liên bang vì vụ bê bối Cambridge Analytica. Nền tảng mạng xã hội này vướng vào cáo buộc sử dụng dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng mà không được cho phép.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu Facebook đã giảm nhẹ vào thứ hai 15/7. Ảnh: Business Insider.
Trong một diễn biến bất ngờ, giá trị cổ phiếu của Facebook đã tăng 1% vào thứ sáu, ngay sau tin tức về khoản phạt. Mark Zuckerberg hiện là cổ đông lớn nhất của công ty với 88,1% cổ phần.
Theo hồ sơ tài chính tháng 4/2019, Zuckerberg sở hữu hơn 410 triệu cổ phiếu Facebook, có giá trị 83 tỷ USD. Chỉ 15 phút sau khi thông tin phạt được công bố, con số đã lên tới 84,1 tỷ USD.
Là cổ đông chính, Mark Zuckerberg có thể nhận thêm khoản lợi tức lớn dù giá cổ phiếu chỉ tăng khoảng 1%.
Video đang HOT
Mức phạt 5 tỷ USD không phải vấn đề lớn so với lợi nhuận của Facebook. Ảnh: Fortune.
Facebook đã mất 5 tỷ USD vì sai phạm trong xử lý dữ liệu người dùng. Đây là mức phạt kỷ lục mà Ủy ban Thương mại Liên bang từng đưa ra – một động thái mang tính răn đe những gã khổng lồ công nghệ về vấn đề bảo mật thông tin khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều người đã mô tả khoản phạt này chỉ như vết muỗi đốt với Facebook. “Đây không phải phạt, mà là hành vi tán đồng. Nó như tấm vé cho phép họ tiếp tục làm trái luật và xâm phạm người dùng thậm tệ hơn”, Matt Stoller, nhà nghiên cứu tại Viện Thị trường mở, đánh giá.
Theo The Verge, khoản tiền phạt 5 tỷ USD tất nhiên là rất lớn. Đây là khoản phạt lớn nhất lịch sử FTC. Kỷ lục trước đó thuộc về Google với 22 triệu USDnộp cho FTC. Tuy vậy, 5 tỷ USD với Facebook như “muối bỏ biển”. Trong quý II/2019, Facebook thu về 15 tỷ USD doanh thu. Năm 2018, Facebook đạt được 22 tỷ USD lợi nhuận.
Án phạt chỉ có hiệu lực khi chúng mang lại hậu quả tiêu cực cho người thực hiện hành vi xấu. Nhưng án phạt lần này của FTC không khác gì phần thưởng cho “những cố gắng bê bối” của Facebook. Năm 2011, Facebook ký với FTC thỏa thuận về các vi phạm quyền riêng tư.
Bất chấp tất cả, Facebook vẫn vi phạm thỏa thuận trên. Phóng viên Kara Swisher từ New York Times cho rằng án phạt phải là 50 tỷ USD mới đủ tính răn đe Facebook.
Án phạt của FTC được kỳ vọng đi kèm nhiều ràng buộc về các thu thập và chia sẻ dữ liệu. Tuy nhiên, không điều khoản nào được đề cập ngoài tiền. Cây bút Tony Romm từ Washington Post lại cho rằng Facebook cần cam kết cách họ sử dụng dữ liệu người dùng trước khi tung ra sản phẩm mới. Đồng thời Zuckerberg cũng phải cam kết bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Theo Zing
Mark Zuckerberg đã không còn được lòng nhân viên Facebook
Những bê bối của Facebook vào năm 2018 đã cuốn 'bay' giá trị cổ phiếu, người dùng và cả niềm tin của nhân viên Facebook dành cho Mark Zuckerberg.
"CEO Facebook - Mark Zuckerberg hiện tại không còn là Mark Zuckerberg khi xưa trong lòng của nhân viên", CNBC cho biết.
Cụ thể, theo báo cáo mới đây từ Glassdoor, website uy tín ra đời năm 2008 với mục tiêu đánh giá môi trường làm việc, phản ứng của nhân viên cũng như người quản lý của các doanh nghiệp trên tại Mỹ, Mark Zuckerberg đã tụt 39 hạng trong danh sách những CEO được yêu thích nhất do nhân viên bình chọn trong khuôn khổ Employees' Choice Awards.
Theo đó, Mark Zuckerberg đã tụt từ thứ hạng 16 về thứ hạng 55. Đây cũng là lần đầu tiên Zuckerberg rơi khỏi top 20 CEO được yêu thích nhất năm kể từ khi Glassdoor thực hiện cuộc khảo sát dầu tiên vào năm 2013.
Những bê bối của Facebook vào năm 2018 đã cuốn "bay" giá trị cổ phiếu, người dùng và cả niềm tin của nhân viên
Kết quả kể trên dựa trên 94% nhân viên Facebook tham gia đánh giá, tuy nhiên con số này đã giảm 2%, từ 96%, so với năm vừa rồi. Đáng chú ý, vào năm 2013, Mark Zuckerberg cũng chính là CEO được yêu thích nhất theo khảo sát của Glassdoor.
Sự thất vọng này của nhân viên Facebook đối với Mark Zuckerberg xuất phát từ những bê bối không lối thoát của công ty vào năm ngoái, đặc biệt nhất phải kể đến là scandal Cambridge Analytica. Theo đó, công ty truyền thông và phân tích dữ liệu Anh Quốc này đã thu thập bất hợp pháp thông tin cá nhân của 50 triệu người dùng Facebook, nhằm mục đích cho chiến dịch vận động tranh cử của Donald Trump vào chiếc ghế tổng thống Mỹ, cũng như liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016. Facebook.
Điều đáng nói, Facebook đã biết được việc này từ trước, tuy nhiên họ đã cố "ém nhẹm" nó đi. Sự việc chỉ bắt đầu vở lỡ khi một nhân viên của Cambridge Analytica - Christopher Wylie, nghỉ việc và tiết lộ với truyền thông,
Mark Zuckerberg đã tụt 39 hạng trong danh sách những CEO được yêu thích nhất do nhân viên bình chọn trong khuôn khổ Employees' Choice Awards
Cũng chính vì điều này, Facebook đã bị không ít người dùng tẩy chay, các nhà lập pháp chỉ trích, cho đến bị nhân viên của mình ngoảnh mặt. Một báo cáo gần đây cho thấy, Facebook cũng gặp không ít khó khăn khi tuyển dụng nhân tài cho công ty, bởi không nhiều người muốn làm việc cho một công ty có quá nhiều bê bối.
Sau một năm đại hạn, Facebook đã dùng cổ phiếu như một sự đền bù cho nhân viên. Tuy nhiên, theo CNBC, giá cổ phiếu hiện tại của Facebook chỉ bằng với tháng 1/2018, điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả cuộc khảo sát kể trên,
Theo Sao Star
Facebook kiện công ty phân tích dữ liệu mạng xã hội Rankwave Facebook mới đây cho biết hãng đang kiện Rankwave (Hàn Quốc), công ty chuyên phân tích dữ liệu mạng xã hội của người dùng cho mục đích tiếp thị. Facebook tin rằng Rankware đã sử dụng nguồn dữ liệu trái phép của công ty Theo CNET, Facebook đã đệ trình đơn kiện lên tòa án cấp cao California (Mỹ) ở hạt San Mateo...