Facebook bắt buộc nhân viên tại Mỹ tiêm vaccine ngừa COVID-19
Nối gót Google, Facebook – công ty điều hành trang mạng xã hội lớn nhất thế giới của Mỹ – đã yêu cầu các nhân viên tại Mỹ phải tiêm vaccine phòng COVID-19 trước khi trở lại làm việc tại các văn phòng trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca mắc mới ở nước này gia tăng.
Biểu tượng mạng xã hội Facebook. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một thông báo ngày 28/7, Facebook cho biết sẽ chỉ cho phép những nhân viên đã tiêm chủng trở lại làm việc tại các văn phòng của hãng này ở Mỹ và đây là yêu cầu bắt buộc. Facebook cũng nêu rõ sẽ đưa ra một phương án khác đối với những người không được tiêm vaccine vì lý do y tế hoặc lý do bất khả kháng khác và sẽ đánh giá việc thực hiện quy định này tại các chi nhánh khác trong bối cảnh diễn biến dịch nghiêm trọng.
Facebook đưa ra quyết định trên sau khi Tổng thống Joe Biden cho biết giới chức đang cân nhắc khả năng bắt buộc trên 2 triệu nhân viên liên bang phải tiêm vaccine ngừa COVID-19. Chính quyền bang California và thành phố New York cũng đã ra quy định các nhân viên cơ quan chính phủ phải tiêm vaccine hoặc làm xét nghiệm COVID-19 hằng tuần.
Trước đó, cùng ngày, tập đoàn công nghệ Google đã đưa ra quyết định tương tự. Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai nêu rõ tiêm chủng là một trong những cách thức quan trọng nhất để giữ cho bản thân và cộng đồng khỏe mạnh trong thời gian tới. Ngoài ra, ông Pichai cũng thông báo Google sẽ kéo dài chính sách làm việc tại nhà cho các nhân viên ở tất cả các văn phòng trên toàn cầu cho đến ngày 18/10. Công ty này trước đó đã lên kế hoạch mở lại văn phòng cho nhân viên vào giữa tháng 9.
Campuchia thông báo kế hoạch tiêm chủng vaccine cho người nước ngoài
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia thông báo sẽ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người nước ngoài sinh sống tại Campuchia trên cơ sở tự nguyện.
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 2/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông cáo báo chí phát đi chiều 29/3, bộ trên cho hay để thực hiện chiến dịch tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 một cách có trật tự và hiệu quả, Campuchia thông báo cho tất cả các đại sứ quán và cơ quan ngoại giao nước ngoài tại nước này cung cấp danh sách công dân mỗi nước đang sinh sống tại Campuchia. Danh sách này gồm đầy đủ họ tên, tuổi, số hộ chiếu, nghề nghiệp và nơi thường trú tại Campuchia.
Hôm 29/3, trong một thông điệp trên Facebook cá nhân, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã khẳng định mục tiêu tiêm chủng cho 1 triệu người tại Campuchia mỗi tháng. Người đứng đầu Chính phủ Campuchia cũng chia sẻ kế hoạch trước mắt sẽ thực hiện tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 500.000 người trong tháng 4/2021 và đề nghị tất cả các quan chức Campuchia nỗ lực làm việc để đạt được kế hoạch này. Thủ tướng Hun Sen yêu cầu chính quyền các địa phương hợp tác trong việc lập các điểm tiêm chủng một cách mau chóng và hợp lý để người dân được tiêm chủng kịp thời. Hiện trên cả nước Campuchia có khoảng 300 điểm tiêm chủng.
Trong ngày 31/3, dự kiến Campuchia sẽ nhận được thêm 700.000 liều vaccine Sinopharm viện trợ của Chính phủ Trung Quốc. Theo thống kê của Bộ Y tế Campuchia, nước này đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng từ ngày 10/2 vừa qua và đến ngày 26/3 đã chủng ngừa được cho hơn 366.000 người.
Cho đến nay, Campuchia đã tiếp nhận 3 loại vaccine ngừa COVID-19, gồm 600.000 liều vaccine Sinopharm (từ Trung Quốc vào tháng 2/2021), 324.000 liều vaccine AstraZeneca (loại do Ấn Độ sản xuất có tên thương hiệu Covishield thông qua cơ chế COVAX vào tháng 3/2021) và 1,5 triệu liều vaccine Sinovac (ngày 26/3).
Lào cấm tiêm kết hợp các vaccine ngừa COVID-19 khác nhau Bộ Y tế Lào khuyến cáo các loại vaccine ngừa COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp và đang được sử dụng tại nước này phải được tiêm cùng loại cả hai mũi. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 17/6/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo...