Giải ‘bài toán’ thiếu hụt vaccine cho châu Phi
“Tôi lẽ ra sẽ tiêm vaccine mũi thứ hai vào tháng 6, nhưng hiện đã hết sạch vaccine và tôi lo rằng mình không có đủ sự bảo vệ để chống lại các biến thể mới của virus”.
Đây là trăn trở của ông John Omondi, một tài xế taxi 59 tuổi ở thủ đô Nairobi của Kenya đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi đầu vào tháng trước. Ông Omondi là một trong số hàng triệu người đang thấp thỏm chờ vaccine giữa lúc chương trình tiêm chủng ở Kenya bị chậm lại do thiếu nguồn cung. Đây cũng là tình cảnh chung hiện nay của các quốc gia khác ở các nước châu Phi, khiến chiến dịch tiêm chủng ở “lục địa Đen” bị tụt hậu khá xa so với các phần còn lại của thế giới.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer. Ành: AFP/TTXVN
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gần 90% các nước châu Phi sẽ bỏ lỡ mục tiêu đến tháng 9 tới tiêm vaccine phòng COVID-19 cho ít nhất 10% dân số của châu lục trong bối cảnh làn sóng dịch thứ ba có nguy cơ ập đến “lục địa Đen”. Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Phi Matshidiso Moeti cảnh báo chỉ 7 trong số 54 nước châu Phi có khả năng đạt được mục tiêu về tiêm vaccine. Đến nay trong tổng số khoảng 2,1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 được tiêm trên thế giới, chỉ khoảng 1% trong số này dành cho người châu Phi. Chỉ có 0,02% trong tổng số gần 1,3 tỷ dân của châu lục này được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine.
Một thực tế rằng phần lớn các nước châu Phi không có đủ nguồn lực tài chính để sở hữu vaccine. WHO ước tính chỉ 25% các nước châu Phi có đủ ngân sách cho các chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19. Xét ở góc độ tài chính, châu Phi đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua đặt hàng trước các loại vaccine ngừa COVID-19 được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Hầu hết các nước châu Phi dựa vào nguồn vaccine của COVAX, chương trình do WHO xây dựng để đảm bảo các nước nghèo được tiếp cận công bằng với vaccine phòng COVID-19, với nhà cung cấp chính là Viện huyết thanh của Ấn Độ (SII). Tuy nhiên, Ấn Độ hồi tháng 3 đã quyết định ngừng xuất khẩu vaccine để tập trung cho chương trình tiêm chủng trong nước, sau khi làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát mạnh tại nước này. Việc Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu vaccine đã dẫn đến nguồn cung cho COVAX cạn kiệt, theo đó các nước châu Phi lâm vào tình trạng thiếu vaccine trầm trọng, buộc phải trì hoãn kế hoạch tiêm chủng. Hiện châu Phi mới nhận được khoảng 25% số vaccine ngừa COVID-19 dự kiến được cấp thông qua COVAX, trong khi đã sử dụng khoảng 80% và đây chỉ là những mũi đầu. Châu Phi đang cần gấp 20 triệu liều vào cuối tháng 6 và cần thêm 200 triệu liều để có thể tiêm chủng cho 10% dân số vào tháng 9 tới. “Nút thắt cổ chai” trong chương trình tiêm chủng ở châu Phi ngày càng hẹp lại khi SII thông báo sẽ chưa thể nối lại việc cung cấp vaccine cho COVAX trước cuối năm 2021.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bà Alice Kayongo, thành viên Quỹ chăm sóc sức khỏe AIDS (AHF) của Mỹ phụ trách chính sách đối với châu Phi, cho rằng chủ nghĩa dân tộc vaccine đã làm cạn kiệt nguồn cung vaccine cho các chương trình tiêm chủng ở châu Phi, làm suy yếu nỗ lực chống dịch ở châu lục này giữa lúc các biến thể virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh. Theo ý kiến của một số chuyên gia, châu Phi là “nạn nhân điển hình” của “chủ nghĩa dân tộc vaccine”.
Hiện nay, một trong những giải pháp của bài toán vaccine cho châu Phi là kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài, trong đó có việc các nước giàu chia sẻ nguồn vaccine dư thừa hoặc tăng cường cung cấp vaccine thông qua cơ chế COVAX. Việc 7 cường quốc thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) tại hội nghị thượng đỉnh bế mạc sáng 14/6, cam kết hỗ trợ 1 tỷ liều vaccine cho hơn 90 nước nghèo, đang mang lại hy vọng cho châu Phi.
Châu Phi cũng đang tìm kiếm các nguồn cung khác ngoài cơ chế COVAX. Một trong những thỏa thuận tiềm năng được kỳ vọng có thể giúp lấp đầy sự thiếu hụt vaccine ở châu lục này là thỏa thuận với hãng Johnson & Johnson (Mỹ) cung cấp 400 triệu liều từ quý III/2021 đến hết năm 2022. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi( và Chính phủ Ấn Độ cũng đang thảo luận để ít nhất vẫn có được một số loại vaccine như cam kết trước đây. Ngoài ra, nhiều nước châu Phi cũng đang trông đợi vào nguồn viện trợ của Trung Quốc, là hai loại vaccine do các hãng dược phẩm Trung Quốc phát triển. Về lâu dài, châu Phi cũng có thể hy vọng vào khả năng tự chủ về vaccine khi Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD để xây các nhà máy sản xuất vaccine ở “lục địa Đen”. Hiện năng lực sản xuất vaccine của châu Phi chỉ tương đương 0,17% năng lực sản xuất trên toàn thế giới.
Một ý tưởng cũng được đề cập là “Giải pháp châu Phi cho các vấn đề châu Phi” với mô hình “Nền tảng cung cấp vật tư y tế châu Phi (AMSP) đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong hỗ trợ châu Phi mua sắm vật tư y tế đối phó với đại dịch. AMSP ra đời năm ngoái trong bối cảnh vật tư y tế trở nên khan hiếm và tăng giá trên toàn cầu do sự xuất hiện của COVID-19. Khi đó, ở châu Phi, khẩu trang N95 có giá hơn 20 USD/chiếc.
AMSP được Ngân hàng Xuất nhập khẩu châu Phi (Afreximbank) tài trợ, do CDC châu Phi điều hành thông qua Liên minh châu Phi (AU), với sự hỗ trợ của Ủy ban Kinh tế châu Phi của LHQ (ECA). AMSP là một nền tảng thương mại điện tử tương đối đơn giản, kết nối các nhà cung cấp vật tư y tế với các nhà cung cấp dịch vụ y tế và loại bỏ những người trung gian. Việc mua hàng thông qua AMSP chỉ được áp dụng đối với các chính phủ, các hệ thống y tế quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài trợ.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Khartoum, Sudan ngày 9/3/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trên trang mạng của AMSP có thể tìm thấy khẩu trang N95, nước sát khuẩn tay, áo choàng phẫu thuật, bộ dụng cụ xét nghiệm, thậm chí cả máy thở. Ngoài ra còn có danh mục “Sản xuất tại châu Phi” để các chính phủ có thể hỗ trợ các nhà sản xuất vật tư y tế của lục địa. Mục tiêu của AMSP là tận dụng sức mua lớn của châu Phi để đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả, thông qua tổng hợp các đơn đặt hàng và đảm bảo tính minh bạch để các quốc gia châu Phi có thể cạnh tranh hàng hóa với các nền kinh tế năng động nhất thế giới. Đến tháng 5/2021, qua AMSP, các quốc gia trên khắp châu Phi đang mua các thiết bị bảo hộ cá nhân chất lượng cao với mức giá của thị trường. Hiện AMSP cũng đang tích cực kết nối mua vaccine để hỗ trợ Nhóm đặc nhiệm mua sắm vaccine châu Phi (AVATT) do Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Chủ tịch AU năm 2020 thành lập hồi tháng 1/2021, mà kết quả bước đầu là đã nhận được 270 triệu liều vaccine từ Pfizer, Johnson & Johnson và AstraZeneca, cùng với 300 triệu liều vaccine Sputnik V từ Nga.
Tuy nhiên, việc tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt vaccine ở châu Phi cũng vấp phải khá nhiều rào cản. Một trong những thách thức nổi bật ở châu Phi là các quốc gia thiếu năng lực để triển khai tiêm chủng đại trà, dẫn tới việc hàng loạt nước như Malawi, Nam Sudan, CHDC Congo… liên tục trả lại hoặc tiêu hủy hàng chục nghìn liều vaccine được cấp theo cơ chế COVAX vì sắp hết hạn. Bà Phiona Atuhebwe, đại diện WHO ở châu Phi, cho biết nhiều quốc gia ở châu lục này không chuẩn bị cơ sở hạ tầng cũng như công tác hậu cần phù hợp trước khi tiếp nhận vaccine, không đủ điều kiện để bảo quản đúng cách hay vận chuyển vaccine đúng tới các vùng sâu vùng xa, thậm chí không có đủ nhân viên y tế phục vụ tiêm chủng. Điều này cho thấy bài toán thiếu hụt vaccine ở châu Phi cần những giải pháp bền vững và toàn diện, nếu không “lục địa Đen” sẽ luôn bị bỏ lại phía sau trong những cuộc khủng hoảng toàn cầu tương tự như đại dịch COVID-19.
Canada dừng tiêm vaccine AstraZeneca người dưới 55 tuổi
Canada dừng tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca cho người dưới 55 tuổi do lo ngại nguy cơ đông máu.
"Chúng tôi vẫn chưa chắc chắn về lợi ích của việc tiêm vaccine AstraZeneca cho người dưới 55 tuổi. Chúng tôi đang dừng sử dụng vaccine AstraZeneca với độ tuổi này trong khi chờ phân tích thêm lợi ích và rủi ro", Phó giám đốc cơ quan y tế công cộng Canada Howard Njoo cho biết hôm 29/3.
Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Tiêm chủng và Sức khỏe Canada (NACI) sau đó ra hướng dẫn bằng văn bản về việc không tiêm vaccine AstraZeneca cho người dưới 55 tuổi. Manitoba và Quebec là những tỉnh đầu tiên thực hiện hướng dẫn này.
Vaccine AstraZeneca được chuẩn bị tại một phòng tiêm ở Pháp hôm 12/3. Ảnh: AFP .
Giới chức Canada cũng kêu gọi người dân đã tiêm vaccine AstraZeneca trong 20 ngày qua nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Quan chức Bộ Y tế Canada Supriya Sharma khẳng định chưa ghi nhận trường hợp đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca, song vẫn đưa ra khuyến cáo với người dưới 55 tuổi như biện pháp đề phòng.
NACI hồi đầu tháng khuyến khích chỉ tiêm vaccine AstraZeneca cho người trong độ tuổi 18-64, song sau đó sửa lại thông báo, rằng người từ 65 tuổi cũng có thể tiêm vaccine này. Vaccine Covid-19 của AstraZeneca được phê duyệt sử dụng ở Canada từ tháng hai, cùng với vaccine của Johnson & Johnson, Pfizer-BioNTech và Moderna.
Canada đã đặt 20 triệu liều vaccine AstraZeneca và hai triệu liều khác được Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất. Tuy nhiên, nước này mới chỉ nhận được 500.000 liều từ Viện Huyết thanh Ấn Độ và chỉ sử dụng 300.000 liều trong số đó.
Nhiều quốc gia sau khi cấp phép sử dụng lại vaccine Covid-19 của AstraZeneca cũng đưa ra một số hạn chế về độ tuổi được tiêm chủng như Pháp khuyến nghị không tiêm cho người trên 55 tuổi và Tây Ban Nha khuyến khích chỉ tiêm cho người dưới tuổi 65.
Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V Là "cha đẻ" của vaccine Sputnik V, Nga vẫn phải nhập khẩu sản phẩm này từ Hàn Quốc do các nhà máy trong nước không đủ nguồn cung. Sputnik V được coi là thành tựu của Nga. Giới chức nước này dành nhiều lời khen ngợi cho loại vaccine đầu tiên được phê duyệt sử dụng trên thế giới. Nhiều nước thuộc Mỹ...