Expert Challenge 2020 thu hút hơn 1.000 sinh viên tham dự
Ngày 03/10, workshop và cuộc thi Expert Challenge 2020 tổ chức tại khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Công Nghệ TP.HCM ( HUTECH), Khu Công nghê cao, Q.9, TP.HCM. Chương trình thu hút hơn 1000 sinh viên tham dự.
Expert Challenge 2020 là cuộc thi được tổ chức với sự góp mặt của nhiều hãng công nghệ hàng đầu như Asus, GIGABYTE, Intel, Corsair, ViewSonic, WD và Noctua… Sau khi tìm được 4 đại diện xuất sắc nhất từ vòng loại VGS và trường đại học FPT Cần Thơ, Expert Challenge tiếp tục “đổ bộ” về trường Đại học Công Nghệ TP. HCM. Tại đây, chương trình diễn ra với các hoạt động chính là workshop, triển lãm và cuộc thi.
Workshop có sự tham gia của PGS.TS. Võ Đình Bảy, Trưởng khoa Công nghệ thông tin HUTECH; anh Hồ Quang Ngọc, Đại diện Intel Việt Nam; anh Nguyễn Đình Bản, Chuyên gia lắp ráp máy tính; anh Lê Duy Thanh, Chuyên gia tối ưu hệ thống máy tính; anh Nguyễn Trương Thiên Phước – Chuyên gia về linh kiện máy tính cùng quý thầy cô và hơn 400 sinh viên Công nghệ thông tin HUTECH.
Tham dự workshop, sinh viên được chia sẻ những kiến thức, thông tin hữu ích về các phần cứng trong máy tính hiện đại.
Bạn Tuấn Anh, sinh viên trường, cho biết: “Mình thích nhất là phần hướng dẫn ráp máy của anh Nguyễn Đình Bản, vì đây là lần đầu mình được biết việc ráp một bộ máy tính hoàn chỉnh là như thế nào”.
Sau buổi workshop, gần 300 sinh viên đã tham gia vào cuộc thi Expert Challenge 2020. Cuộc thi diễn ra với 3 phần: Phần thi lý thuyết và phần thi thực hành, phần thi tối ưu.
Đối với phần thi lý thuyết, sinh viên được yêu cầu hiểu biết về hiệu năng, hiệu suất phần cứng, phần mềm trên máy và hệ thống hoạt động khác. 8 sinh viên xuất sắc nhất sẽ được tham dự phần thi thực hành.
Phần thi thực hành kiểm tra khả năng lựa chọn linh kiện của thí sinh từ BTC để lắp ráp PC hoàn chỉnh. Cả 8 thí sinh đều vượt qua 3 vòng thi.
Cuối cùng là phần thi tối ưu Benchmark. Phần thi thử thách khả năng lắp đặt, tối ưu hệ thống máy tính nhằm đáp ứng hiệu năng hoạt động theo tiêu chí của cuộc thi. Các thí sinh được hướng dẫn trực tiếp bởi chuyên gia Lê Duy Thanh. Nhiều thí sinh bày tỏ sự háo hức khi lần đầu được tự tay lắp ráp và tối ưu một bộ máy có giá trị cao.
Kết quả cuối cùng sẽ được công bố trên tập phát sóng chính thức của trường.
Bên cạnh cuộc thi chính, Expert Challenge cũng tổ chức triển lãm phần cứng. Tại khu vực triển lãm, gian hàng của các đối tác phần cứng cũng thu hút lượng lớn sinh viên tham gia với nhiều minigame và quà tặng.
Top 5 loại keo tản nhiệt tốt nhất hiện nay dành cho CPU và GPU
Xe cộ mà muốn mát máy, chạy bốc, bền bỉ thì chất lượng của dầu nhớt cần phải được quan tâm.
Video đang HOT
Keo tản nhiệt trên PC cũng giống như là dầu nhớt đối với xe vậy. Bề mặt của tản nhiệt và mặt lưng của linh kiện như CPU, GPU không thể hoàn ép khít 100% với nhau được, thế nên chúng ta mới cần keo tản nhiệt để lấp đầy những khoảng hở đó lại. Chỉ khi có được loại keo đủ tốt, đảm bảo hiệu suất truyền nhiệt thích hợp thì linh kiện của bạn mới được tản nhiệt hiệu quả và luôn trong môi trường làm việc tốt nhất.
Sau đây là Top 5 loại keo tản nhiệt tốt nhất hiện nay dành cho CPU và GPU, hy vọng các bạn có thể tìm được loại keo thích hợp cho dàn PC thân yêu của mình.
Thermal Grizzly Conductonaut
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Khối lượng keo: 5g Thành phần: liquid metal (kim loại lỏng) Hiệu suất dẫn nhiệt: 73 W/mK
Ưu điểm:
Hiệu suất siêu bá đạo Đầy đủ đồ chơi đi kèm Lựa chọn hàng đầu của dân ép xung
Nhược điểm:
Giá cực chát Không dùng được cho mặt tản nhiệt bằng nhôm Cần có kỹ thuật
Đây chắc chắn là thứ đồ chơi hoàn hảo cho mấy bác dân ép xung hạng nặng. Với hiệu suất dẫn nhiệt khủng khiếp, lên đến 73 W/mK, không lạ gì khi nó xứng đáng được nhắc đến đầu tiên trong danh sách này. Đó là một son số cao hơn nhiều lần so với các loại keo tản nhiệt dưới đây.
Loại keo tản nhiệt này có thể dễ dàng làmn cho CPU của bạn mát hơn tầm chục độ C so với bất cứ loại keo tản nhiệt thông thường nào trên thị trường hiện nay, đương nhiên là với một bộ tản đủ xịn nhé. Nhà sản xuất cũng khá là chu đáo khi cho người dùng đầy đủ phụ kiện cần thiết để tra keo. Anh em cũng cần lưu ý lau chùi CPU thật sạch để keo phát huy hiệu quả cao nhất. Thêm vào đó nữa là không được dùng nó với bề mặt tản nhiệt bằng nhôm vì có thể gây ra phản ứng và tạo vết ăn mòn và làm đen trên bề mặt tản nhiệt.
Mặc dù đây là thứ keo có giá chát nhất trong danh sách nhưng mà đắt thì cũng xắt xa miếng anh em ạ. Hiệu suất tản nhiệt của nó có thể giúp chúng ta nâng tầm giới hạn ép xung, có thể không hữu ích lắm đối với người bình thường nhưng lại cực kỳ đáng giá với dân chuyên.
Noctua NT-H1
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Khối lượng keo: 10g Thành phần: Gốm Hiệu suất dẫn nhiệt: 8,5 W/mK Độ bền: Hạn sử dụng 3 năm, 5 năm thời gian sử dụng
Ưu điểm:
Giá mềm Dễ dùng cho người mới bắt đầu Hiệu suất ngon lành
Nhược điểm:
Chất lượng của từng sản phẩm chưa được đồng đều một cách hoàn hảo
Noctua từ lâu đã là một cái tên đáng tin cậy trong ngành công nghiệp tản nhiệt cho PC. Keo của họ tuy không phải cho hiệu suất tản nhiệt tốt nhất nhưng nhìn chung là nó vẫn ngon lành mà giá cả lại phải chăng. Cho dù bạn mới bắt đầu tập tành ráp máy hay là đã là chuyên gia trong việc build PC thì Noctua NT-H1 vẫn sẽ là một sự lựa chọn sáng giá.
Với hiệu suất dẫn nhiệt đạt mức 8,5 W/mK, loại keo chứa gốm này có thể giữ cho CPU của bạn mát mẻ trong 5 năm. Nhưng bạn cũng cần lưu ý một điều là nó có hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất nhé.
ARCTIC MX-4
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Khối lượng keo: 4g Thành phần: Carbon Hiệu suất dẫn nhiệt: 8,5 W/mK Độ bền: 8 năm thời gian sử dụng
Ưu điểm:
Giá mềm Hiệu suất tốt
Nhược điểm
Chất lượng của từng sản phẩm chưa được đồng đều một cách hoàn hảo
Dòng keo chứa carbon này là một trong những dòng dùng ổn mà lại có giá dễ chịu nhất hiện nay. Độ nhớt của nó khiên nó hơi khó dùng và không phù hợp lắm với người mới. Tuy nhiên nếu bạn làm đúng kỹ thuật thì sẽ không có vấn đề gì cảm dù sao nó cũng không khó chịu như liquid metal.
Mức hiệu suất dẫn nhiệt đạt 8,5 W/mK và độ bền lên đến 8 năm sẽ khiến cho bạn thoải mái dùng một bộ PC trong suốt vòng đời của nó mà không cân quan tâm đến chuyện thay keo. Và thường thì bạn sẽ thay CPU trước khi keo có vấn đề.
Cooler Master MasterGel Maker
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Khối lượng keo: 4g Thành phần: Carbon Hiệu suất dẫn nhiệt: 11W/mK
Ưu điểm:
Hiệu suất ngon lành p/p cao Dễ dùng
Nhược điểm:
Giá khá là chát
Với hiệu suất dẫn nhiệt 11 W/mK thì loại keo này có thể được xem là thuộc top đầu trong những loại keo tản nhiệt không phải liqud metal. Thích hợp cho những ai muốn ép xung nhẹ nhàng.
Đúng với những gì mà người dùng có thể mong đợi từ một dòng sản phẩm keo tản nhiệt cao cấp. Cooler Master còn cung cấp cho người dùng cả dụng cụ trải keo và miếng bông chuyên dụng tẩm cồn để lau keo cũ. Bạn chẳng cần chuẩn bị gì cả, chỉ cần mua một tuýp này về là làm luôn được rồi.
Arctic Silver 5 AS5-3.5G
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Khối lượng keo: 5g Thành phần: Gốm Hiệu suất dẫn nhiệt: 8,9 W/mK Độ bền: 8 năm thời gian sử dụng
Ưu điểm:
Nhà sản xuất tuyên bố nó không bao giờ khô Giá mềm Hiệu suất ngon lành
Nhược điểm:
Khó dùng
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại keo tản nhiệt vừa rẻ vừa bền thì đây có thể nó là dành cho bạn. Nó có thể giữ được tác dụng trong 8 năm, nhà sản xuất cũng tuyên bó nó sẽ không bao giờ bị khô. Hiệu suất dẫn nhiệt đạt 8,9 W/mK, không tồi chút nào cho một loại keo tản nhiệt giá bình dân.
Chỉ có một nhược điểm duy nhất mà bạn cần biết bề loại keo này lò nó rất nhớt và dính nên người không có kinh nghiệm sẽ gặp chút khó khăn để có thể tra keo một cách sạch sẽ.
Grab: Từ một dự án sinh viên đến startup kì lân thay đổi cuộc chơi ở Đông Nam Á Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết tiền thân của Grab chỉ là một dự án trong trường của hai sinh viên trường kinh doanh Harvard. Ở Malaysia, tài xế taxi không dùng đồng hồ taxi từng là một điều bình thường. Tại đây, phụ nữ cũng hạn chế đi lại một mình bằng taxi vì sợ tình trạng lạm dụng. Mong muốn...