EU trừng phạt quan chức Myanmar, Trung Quốc
Liên minh châu Âu thông qua các lệnh trừng phạt nhằm vào cá nhân, tổ chức của Myanmar và Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Ngoại trưởng 27 nước Liên minh châu Âu (EU) phê chuẩn các lệnh cấm vận nhằm vào Trung Quốc, Myanmar sau phiên họp tại Brussels, Bỉ, hôm nay.
4 quan chức chính quyền Tân Cương cùng Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) sẽ bị đưa vào danh sách đen, liên quan đến cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở khu tự trị này. Đây là lần đầu EU áp lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí năm 1989.
Ngoại trưởng các nước EU trong cuộc họp tại Brussels hôm 22/3. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người thiểu số Hồi giáo đã bị giam trong các “trại cải huấn chính trị” ở Tân Cương. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ cáo buộc, khẳng định đây là những trung tâm đào tạo nghề, nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong khu vực, đồng thời giúp người Duy Ngô Nhĩ hòa nhập xã hội.
Đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh tuần trước cảnh báo lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh đồng nghĩa với “đối đầu”. “Nếu ai đó nhất quyết đối đầu, chúng tôi sẽ không lùi bước bởi không còn lựa chọn nào ngoài việc làm tròn trách nhiệm với người dân trong nước”, ông Trương cho hay.
EU cũng ra lệnh đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh với thống tướng Min Aung Hlaing, tư lệnh quân đội và lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar. “Thống tướng Min Aung Hlaing đã trực tiếp tham gia và chịu trách nhiệm với những quyết sách của chính quyền, vì vậy ông cũng có trách nhiệm khi cản trở nền dân chủ và thượng tôn pháp luật ở Myanmar”, thông cáo của EU có đoạn viết.
Biện pháp trừng phạt tương tự cũng được áp dụng với 11 quan chức chính quyền quân sự Myanmar. Các nhà ngoại giao EU nói rằng những doanh nghiệp có liên quan đến quân đội, gồm Myanmar Economic Holdings Limited (MEHL) và Myanmar Economic Corporation (MEC), nhiều khả năng cũng bị trừng phạt nhằm ngăn các nhà đầu tư và ngân hàng EU giao dịch với họ.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính quyền dân sự, với cáo buộc xảy ra gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Hàng trăm nghìn người Myanmar xuống đường biểu tình phản đối đảo chính gần như mỗi ngày kể từ đó, kêu gọi quân đội thả bà Suu Kyi và tôn trọng kết quả bầu cử.
Ít nhất 250 người đã thiệt mạng và hơn 2.600 người bị bắt trong các hoạt động trấn áp biểu tình của lực lượng an ninh.
Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh vẫn nổ ra tại Myanmar
Hãng tin Reuters dẫn truyền thông Myanmar đưa tin đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh tiếp diễn trong ngày 11/3, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Cảnh sát Myanmar phải sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình phản đối việc nắm quyền lãnh đạo đất nước của các quan chức quân đội cấp cao tại Yangon, ngày 3/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo truyền thông địa phương, 6 người đã thiệt mạng ở thị trấn Myaing, miền Trung nước này, trong khi 1 người thiệt mạng ở quận North Dagon, thành phố Yangon. Hiện biểu tình đang diễn ra tại nhiều thị trấn của Myanmar. Nhiều người dân đã bất chấp lệnh giới nghiêm, tổ chức các buổi thắp nến ở nhiều khu vực của Yangon và Myingyan.
Cũng trong ngày 11/3, người phát ngôn của chính quyền quân sự Myanmar, Chuẩn tướng Zaw Min Tun, cho biết hội đồng quân sự cầm quyền của nước này sẽ chỉ điều hành đất nước trong khoảng một thời gian nhất định, sau đó sẽ tổ chức tổng tuyển cử và chuyển giao quyền lực cho đảng nào giành chiến thắng.
Trước đó một ngày, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp và thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về tình hình ở Myanmar, bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây sau khi quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 1/2 cũng như bắt giữ các thành viên chính phủ và kêu gọi thả ngay những người này.
Tại phiên họp theo đề xuất của Anh, HĐBA đã quan ngại về tình trạng bạo lực tại Myanmar, khẳng định tiếp tục ủng hộ tiến trình dân chủ, kêu gọi tôn trọng quyền tự do cơ bản của con người và pháp quyền, khuyến khích đối thoại hòa bình, hòa giải phù hợp với ý chí và lợi ích của người dân Myanmar.
HĐBA cũng ủng hộ mạnh mẽ vai trò và nỗ lực của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), việc ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar và ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN ngày 2/3, trong đó nhắc lại mục đích và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN, kêu gọi kiềm chế và tìm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại xây dựng và hòa giải thiết thực.
HĐBA cũng bày tỏ ủng hộ vai trò trung gian của Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar, khuyến nghị đặc phái viên tiếp tục duy trì liên lạc với các bên liên quan và sớm tới thăm Myanmar.
Liên quan đến tình hình nhân đạo, HĐBA kêu gọi Myanmar bảo đảm quyền tiếp cận nhân đạo an toàn và không bị cản trở, đồng thời bày tỏ lo ngại tình hình sẽ làm trầm trọng hơn các thách thức ở khu vực Rakhine, trong đó có việc hồi hương người dân an toàn, tự nguyện và bền vững. HĐBA khẳng định ủng hộ người dân Myanmar cũng như cam kết ủng hộ đối với chủ quyền, độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Myanmar.
Mỹ tăng cường trừng phạt Myanmar Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định gia tăng biện pháp trừng phạt nhằm vào giới lãnh đạo quân đội Mynamar. Myanmar đã rơi vào bất ổn chính trị trong hơn một tháng qua. Ảnh: EPA Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/3 (giờ địa phương) đã công bối gói trừng phạt mới, nhằm siết chặt nguồn tài chính đối với các...