EU phải thanh toán một phần chi phí pháp lý trong vụ kiện chống độc quyền với Qualcomm
Mới đây, Tòa án sơ thẩm Liên minh châu Âu (EU) đã ra phán quyết yêu cầu các cơ quan quản lý của khối liên minh này phải thanh toán khoản chi phí pháp lý 785.857 euro (khoảng 851.634 USD) cho hãng công nghệ Qualcomm trong vụ tranh cãi giữa công ty này với giới chức châu Âu liên quan đến vấn đề chống độc quyền.
Biểu tượng Qualcomm tại Hội nghị di động thế giới ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 2/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hồi năm 2018, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng trong 5 năm, từ năm 2011-2016, tập đoàn sản xuất chip của Mỹ Qualcomm đã trả hàng tỷ USD cho Apple để trở thành nhà cung cấp chip điện tử độc quyền cho hãng công nghệ này, một chiến thuật được cho là nhằm ngăn chặn các đối thủ như Intel. Với lý do này, EC đã phạt Qualcomm 997 triệu euro (1,1 tỷ USD).
Phản đối quyết định trên, Qualcomm đã khởi kiện EC lên Tòa án sơ thẩm, cơ quan tư pháp lớn thứ hai của EU. Đến năm 2022, tòa án này đã ra phán quyết hủy án phạt 997 triệu euro do EC áp dụng với lý do cơ quan này đã có một số “thủ tục bất thường” khi xử lý vụ việc, ảnh hưởng đến quyền bào chữa của Qualcomm.
Tiếp đó, Qualcomm tiếp tục đệ trình một văn bản pháp lý của công ty này lên EC yêu cầu EU phải bồi thường khoản tiền phí mà hãng này đã phải chi trả liên quan tới vụ kiện, dựa trên tầm quan trọng và mức độ phức tạp của vụ việc cũng như số lượng công việc được thực hiện do một nhóm gồm 19 người. Khoản tiền mà Qualcomm yêu cầu EC phải thanh toán là hơn 12 triệu euro.
Video đang HOT
Tuy nhiên, EC đã phản đối số tiền trên, mà thay vào đó, giới chức cơ quan này cho rằng số tiền bồi thường chỉ ở mức 405.315 euro.
Trong phán quyết được công bố ngày 29/2 trên website của Tòa án sơ thẩm EU, các thẩm phán đã bác bỏ luận cứ của Qualcomm, cho rằng tòa án chỉ quan tâm đến tổng số giờ làm việc cần thiết cho thủ tục tố tụng, bất kể số lượng luật sư liên quan đến vụ kiện. Các thẩm phán cũng cho rằng những yêu cầu bồi thường về mức lương theo giờ trả cho các luật sư, số lượng tài liệu nghiên cứu, phân tích cũng như chi phí dùng để tập hợp các tài liệu đưa ra trước tòa… là không đủ để chứng minh số tiền bồi thường mà Qualcomm yêu cầu EU phải trả.
Do đó, phán quyết của tòa án cho rằng tổng số tiền mà EU phải bồi thường cho Qualcomm chưa tới 10% trong tổng số 12 triệu euro mà hãng này đã yêu cầu trước đó, theo đó các chi phí cho công ty luật Quinn Emanuel là 754.190 euro và 31.667 euro cho công ty tư vấn kinh tế Compass Lexecon/FTI.
Các thẩm phán cũng bác bỏ yêu cầu bồi thường 302.658 euro cho các dịch vụ pháp lý do công ty luật Cravath Swaine & Moore cung cấp, vì cho rằng những dịch vụ này là nhằm phục vụ cho quá trình tố tụng tại Mỹ và sau đó được đưa ra làm bằng chứng trong vụ kiện tại EU.
Mỹ mở cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào các công ty công nghệ lớn
Ngày 26/1, Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) cho biết họ đã yêu cầu OpenAI, Microsoft, Alphabet, Amazon và Anthropic cung cấp thông tin về các khoản đầu tư và quan hệ đối tác gần đây liên quan đến các công ty AI và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Các công ty công nghệ lớn bị FTC yêu cầu cung cấp thông tin
Theo hãng tin Reuters, AI sáng tạo, giống như ChatGPT sử dụng dữ liệu để tạo nội dung mới, đã thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp và cơ quan quản lý trên toàn cầu vì lo ngại nó có thể được sử dụng để đe dọa an ninh quốc gia, khuếch đại các hoạt động gây ảnh hưởng hoặc tạo điều kiện cho gian lận.
Các thỏa thuận giữa một số ít người chơi quyền lực và Big Tech đã làm dấy lên mối lo ngại về chống độc quyền.
Mệnh lệnh của FTC sẽ cho phép cơ quan này xem xét kỹ lưỡng hoạt động nội bộ của các giao dịch giữa Microsoft, Google và Amazon cũng như các nhà cung cấp AI để giúp cơ quan chống độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng hiểu được các giao dịch này đã ảnh hưởng đến cạnh tranh như thế nào.
Theo cựu chủ tịch FTC William Kovaci, người đang làm công tác giảng dạy tại trường luật thuộc Đại học George Washington, mệnh lệnh của FTC đồng thời phát đi tín hiệu đối với ngành công nghệ rằng rằng "chúng tôi đang theo dõi, chúng tôi đang học hỏi và chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát" và mọi thứ sẽ được chuẩn bị đầy đủ khi cần hành động trong tương lai.
Trong một tuyên bố đưa ra sau đó, Microsoft cho biết họ sẽ cung cấp thông tin cho FTC để hoàn tất quá trình đánh giá và sự hợp tác của các công ty Mỹ đã đưa Mỹ tới vị trí dẫn đầu về AI.
Bà Rima Alaily, phó Chủ tịch tập đoàn của Microsoft phụ trách nhóm cạnh tranh và điều tiết thị trường, cho biết: "Mối quan hệ đối tác giữa các công ty độc lập như Microsoft và OpenAI, cũng như nhiều công ty khác, đang thúc đẩy cạnh tranh và thúc đẩy đổi mới".
Về phần mình, Google cho biết họ hy vọng cuộc điều tra sẽ "làm sáng tỏ các công ty" kém cởi mở hơn và có lịch sử lâu dài trong việc ẩn danh sách khách hàng.
Người phát ngôn của Anthropic và Amazon từ chối bình luận còn OpenAI không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
Google thất bại trong nỗ lực đảo ngược án phạt hàng trăm triệu USD Ngày 24/1, Tòa án cấp cao ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đã ra phán quyết bác đơn khiếu nại của Tập đoàn công nghệ Google (Mỹ) nhằm đảo ngược án phạt hàng trăm triệu USD liên quan đến cáo buộc chống độc quyền khi hãng này buộc các nhà sản xuất điện thoại thông minh phải cài đặt hệ điều hành Android...