Chuyên gia bảo vệ việc Google chi hàng tỷ USD để duy trì vị thế
Một chuyên gia được Google mời ra làm chứng đã lập luận khoản tiền lên tới hàng tỷ USD mà công ty thanh toán cho Apple, các nhà mạng không dây và các nhà cung cấp dịch vụ khác là hành vi cạnh tranh bình thường, không phải lạm dụng vị thế độc quyền.
Trụ sở của Google ở New York, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu trên do ông Kevin Murphy, giảng viên tại Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago đưa ra trong phiên tòa ngày 13/11 về vụ kiện chống độc quyền đối với “đại gia” công nghệ Google thuộc Alphabet.
Trong phiên tòa, ông Murphy lập luận rằng Apple và những bên khác đã để Google và Microsoft, công ty sở hữu c ông cụ tìm kiếm Bing, cạnh tranh với nhau nhằm giành được khoản thanh toán lớn từ Google.
Video đang HOT
Bộ Tư pháp Mỹ đã thực hiện bốn vụ kiện chống độc quyền lớn đối với ba công ty thuộc nhóm doanh nghiệp công nghệ hàng đầu (Big Tech) kể từ năm 2020. Đối với Google, cơ quan quản lý Mỹ đã cho rằng doanh nghiệp này trả hàng chục tỷ USD (khoảng 26,3 tỷ USD vào năm 2021) để đảm bảo tính năng tìm kiếm của họ là mặc định trên các sản phẩm điện thoại thông minh và trình duyệt web. Cơ quan quản lý Mỹ nhận định các khoản thanh toán đó cho thấy Google đã vi phạm luật chống độc quyền để duy trì vị thế thống trị của mình.
Ngược lại, ông Murphey cho rằng những khoản chi hàng tỷ USD của Google phản ánh sự cạnh tranh trên thị trường. Ông cũng lập luận rằng, các khoản thanh toán từ Google cho các nhà sản xuất thiết bị cùng những bên khác thường được chuyển tới người dùng dưới dạng các sản phẩm điện thoại rẻ hơn hoặc gói dữ liệu có giá tốt hơn.
Hơn nữa, ông Murphy lập luận rằng Microsoft hầu như được thiết lập là trình duyệt mặc định được cài đặt sẵn trên các thiết bị vào đầu những năm 2010. Song công cụ tìm kiếm Bing của họ chỉ nhận được 15% truy vấn tìm kiếm từ người dùng.
Ông cho hay lập luận rằng việc thay đổi cài đặt mặc định trên thiết bị có thể phức tạp đối với một số người có điểm đúng. Nhưng những người đó có thể khắc phục khó khăn này bằng cách chuyển sang một trình duyệt khác hoặc dùng cách xử lý khác.
Trước đó trong phiên điều trần cuối tháng 10, Giám đốc điều hành (CEO) của Google, ông Sundar Pichai đã thừa nhận việc đưa Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định hoặc duy nhất trên điện thoại và trình duyệt web đóng vai trò quan trọng trong việc “giữ chân” người dùng trung thành.
Theo giới chuyên gia pháp lý, vụ kiện chống độc quyền đối với Google là vụ kiện lớn nhất kể từ sau vụ kiện đối với Microsoft cách đây hơn 2 thập kỷ liên quan tới sự thống trị của hệ điều hành Windows. Nếu thua kiện, Google có thể sẽ buộc phải hủy bỏ một số hoạt động kinh doanh lâu nay giúp duy trì vị thế của công ty công nghệ này.
Nhật Bản: Điều tra chống độc quyền đối với Google
Hãng tin Kyodo ngày 23/10 đưa tin Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản thông báo bắt đầu mở cuộc điều tra tập đoàn công nghệ Google liên quan cáo buộc tập đoàn này gây sức ép với các nhà sản xuất điện thoại thông minh.
Biểu tượng Google. Ảnh: AFP/TTXVN
Google bị nghi ngờ ép buộc các nhà sản xuất điện thoại thông minh tích hợp ứng dụng tìm kiếm của hãng này đồng thời đặt biểu tượng của hãng ở những vị trí cụ thể trên điện thoại.
Google cũng ký hợp đồng với nhà sản xuất thiết bị Android để không tích hợp các ứng dụng tìm kiếm của đối thủ trên thiết bị. Đổi lại phía nhà sản xuất sẽ được chia phần lợi nhuận thu về từ quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm của Google. Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản sẽ lấy ý kiến của công chúng về vấn đề này đến hết ngày 22/11.
Trước đó, nhà chức trách Mỹ và châu Âu cũng đã thắt chặt các quy định liên quan đến Google - tập đoàn được cho là chiếm tới 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến toàn cầu. Trong năm 2022, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật ngăn chặn các công ty công nghệ lớn ưu tiên các sản phẩm của riêng họ.
Trong khi đó, Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số do Liên minh châu Âu (EU) ban hành cùng năm cũng siết chặt quy định đối với các công ty công nghệ lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo điều kiện cho các công ty mới gia nhập thị trường, cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
Tiềm năng khám phá các lĩnh vực hợp tác mới giữa Việt Nam và Luxembourg Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đại Công quốc Luxembourg (15/11/1973 - 15/11/2023), Bộ trưởng Ngoại giao và châu Âu Luxembourg, ông Jean Asselborn, đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại châu Âu về mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua. Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg,...