EU gây áp lực để Moldova áp đặt thêm biện pháp trừng phạt Nga
Ủy ban châu Âu kêu gọi Moldova nỗ lực hơn trong tuân thủ các biện pháp trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra.
Những người biểu tình ủng hộ EU ở Moldova ngày 21/5/2023. Ảnh: AFP
Theo Đài phát thanh Tự do châu Âu (RFE/RL), Moldova đang chịu áp lực phải thực hiện các bước tiếp theo để phù hợp với các biện pháp trừng phạt và hạn chế Nga của EU, sau khi Ủy ban châu Âu đưa ra khuyến nghị trong báo cáo tiến độ hàng năm ủng hộ việc mở các cuộc đàm phán thành viên có điều kiện với Moldova.
Moldova và Ukraine đã đạt được tư cách ứng cử viên trở thành thành viên EU vào tháng 6 năm ngoái. Báo cáo của Ủy ban châu Âu công bố mới đây khen ngợi Moldova đã đáp ứng 6 trong số 9 tiêu chí cần thiết để mở các cuộc đàm phán tư cách thành viên.
Video đang HOT
Báo cáo nhấn mạnh rằng Moldova ủng hộ vững chắc Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra với Nga, đồng thời khen ngợi nước này đã tiếp nhận số lượng lớn người tị nạn. Moldova, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu, là nơi có số lượng người tị nạn Ukraine bình quân đầu người lớn nhất.
Tuy nhiên, báo cáo kêu gọi Moldova nỗ lực hơn trong tuân thủ các biện pháp trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Báo cáo nêu rõ năm ngoái, Moldova có tỷ lệ 54 % đồng tình với các biện pháp hạn chế của EU.
Báo cáo cho biết, năm nay, Moldova đã bắt đầu dần dần tuân thủ một số trong 115 biện pháp hạn chế của EU liên quan đến các hoạt động của các thực thể Nga ở nước ngoài, đồng thời cho biết thêm rằng tỷ lệ tuân thủ đã đạt 78% tính đến tháng 8/2023, khi Moldova cũng trục xuất 22 nhà ngoại giao và nhiều nhân viên Nga khác.
Hơn nữa, Moldova năm nay đã trừng phạt 13 công dân Nga, trong đó có lính đánh thuê Wagner, báo cáo của Ủy ban châu Âu cho biết.
Tuy nhiên, cần phải làm nhiều việc hơn nữa để phù hợp với các biện pháp hạn chế của EU và tăng cường thực thi, bao gồm cả việc tăng cường sức mạnh cho các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về hành động này.
Tổng thống Moldova Maia Sandu đã hoan nghênh những kết quả và khuyến nghị của báo cáo, đồng thời cam kết sẽ tăng cường nỗ lực cải cách để gia nhập EU vào cuối thập kỷ này.
Tổng thống Sandu viết trên Facebook: “Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm vì con đường chúng tôi đã chọn đầy những thách thức. Công việc không khiến chúng tôi sợ hãi và mục tiêu của chúng tôi là giúp Moldova sẵn sàng gia nhập EU vào năm 2030″.
Moldova đặt mục tiêu gia nhập EU trước năm 2030
Tổng thống Moldova Maia Sandu ngày 29/12 bày tỏ hy vọng rằng nước này sẽ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trước năm 2030.
Cờ Liên minh châu Âu (EU) tại Quảng trường Schuman, Brussels, Bỉ. Ảnh: Reuters
Phát biểu trên kênh truyền hình Moldova-1, Tổng thống Sandu nhấn mạnh: "Tôi nghĩ chúng ta cần phải trở thành thành viên EU vào cuối thập kỷ này".
EU đã trao tư cách ứng cử viên gia nhập liên minh này cho Moldova hồi tháng 6 năm nay. Đây được cho là thành tựu ngoại giao của Tổng thống Sandu khi đất nước mà bà lãnh đạo là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu và đang đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế.
Việc gia nhập EU là một quá trình dài và phức tạp để đưa luật pháp của nước đó thống nhất với luật pháp liên minh này. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Moldova, Dumitru Alaiba, trong tháng này cho biết ông đang vạch ra các cải cách dài hạn và sẽ cắt giảm các quy định cồng kềnh và phức tạp để tạo nền tảng cho nền kinh tế thân thiện với doanh nghiệp và đẩy nhanh việc gia nhập EU.
Ông nhấn mạnh sẽ ưu tiên việc hủy bỏ các quy định phức tạp của nền kinh tế và cải cách hệ thống thuế "cồng kềnh" vốn cản trở các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho tham nhũng và làm giảm thu nhập.
Moldova đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng và phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan vấn đề này kể từ cuối tháng 2 năm nay. Hồi đầu tháng này, Moldova đã lần thứ năm phải kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 60 ngày, bắt đầu từ ngày 6/12 nhằm đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng trong mùa Đông, quản lý dòng người di cư, cũng như giải quyết các rủi ro an ninh khác.
Hungary ra tuyên bố chính thức về việc mở đàm phán gia nhập EU của Ukraine Hungary cho rằng việc mở đàm phán gia nhập với một quốc gia đang có xung đột sẽ gây ra rủi ro an ninh cho toàn bộ châu Âu và tạo thêm gánh nặng tài chính cho EU. Thủ tướng Hungary Viktor Orbán. Ảnh: Hungarytoday.hu Tờ Daily News Hungary ngày 12/11 dẫn lời người phát ngôn đảng cầm quyền Fidesz của Hungary Istvan...