APEC 2023: Cuộc họp thảo luận IPEF đạt tiến triển về một số khía cạnh
Ngày 13/11, tại thành phố San Francisco của Mỹ, cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước tham gia thảo luận Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương ( IPEF) đã kết thúc ngày làm việc đầu tiên.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại phiên họp thứ nhất Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nền kinh tế thành viên APEC ở San Francisco, California (Mỹ) ngày 13/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn Kyodo, phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết cuộc họp đã đạt được tiến triển về một số khía cạnh như thúc đẩy số hóa các thủ tục thương mại. Tuy nhiên, ngày họp đầu tiên không đi đến một “thỏa thuận đáng kể” cho toàn bộ lĩnh vực thương mại.
Video đang HOT
Dự kiến, bộ trưởng thương mại các nước tham gia thảo luận IPEF, gồm Mỹ và 13 quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sẽ tiếp tục bàn thảo về các vấn đề kinh tế trong cuộc họp ngày 14/11.
Cuộc họp bộ trưởng IPEF diễn ra trước thềm Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 tại San Francisco.
Tháng 5/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố khởi động tiến trình thảo luận về IPEF nhằm củng cố quan hệ kinh tế với các nền kinh tế quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khu vực ước tính chiếm khoảng 40% Tổng sản phẩm (GDP) toàn cầu hiện nay. Các nước tham gia thảo luận IPEF đang nỗ lực thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn chung trên 4 trụ cột – gồm thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng, thuế và chống tham nhũng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nước đã đạt được nhất trí về tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng đối với các mặt hàng quan trọng hồi tháng 5 vừa qua và hiện đang hướng tới thống nhất về 3 trụ cột còn lại.
Các nước tham gia thảo luận về IPEF hiện gồm Mỹ, Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ hy vọng thăm Trung Quốc để 'nối lại tiếp xúc'
Kênh truyền hình MSNBC ngày 28/6 phát cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, trong đó bà Yellen cho biết bà hy vọng có chuyến thăm Trung Quốc để thiết lập lại tiếp xúc với Bắc Kinh, trong bối cảnh có những bất đồng giữa 2 nước.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong trả lời phỏng vấn, bà Yellen nói: "Tôi hy vọng đến Trung Quốc để thiết lập lại tiếp xúc. Có một ban lãnh đạo mới nên chúng tôi cần tìm hiểu lẫn nhau". Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho rằng hai nước cần thảo luận với nhau về những bất đồng hiện nay để không có những hiểu lầm. Tuy nhiên, bà khẳng định Mỹ đang và sẽ hành động để bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia cho dù việc này gây thiệt hại kinh tế.
Bà Yellen không cho biết cụ thể thời điểm thăm Trung Quốc. Đầu tuần này, hãng Bloomberg đưa tin bà dự định thăm Trung Quốc vào đầu tháng 7 để tiến hành cuộc hội đàm đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc mới được bổ nhiệm.
Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 18-19/6. Tại các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Blinken nhấn mạnh Washington không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn duy trì hợp tác cấp cao với Bắc Kinh. Ông Blinken là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Trung Quốc sau 5 năm quan hệ giữa hai nước căng thẳng vì nhiều vấn đề.
Giới quan sát nhận định chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken đến Trung Quốc sẽ mở đường cho các cuộc gặp song phương khác trong những tháng tới, bao gồm khả năng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo thăm Trung Quốc. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken cũng được cho là có thể tạo tiền đề cho các cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại các hội nghị thượng đỉnh đa phương vào cuối năm.
Liên quan đến quan hệ giữa hai nước, ngày 28/6, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink thông báo Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí xem xét mở rộng các chuyến bay thương mại giữa hai nước nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân.
Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, ông Kritenbrink nói rõ hai bên đã nhất trí tăng số chuyến bay thương mại theo giai đoạn.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có khoảng 350 chuyến bay/tuần giữa Mỹ và Trung Quốc, song hiện nay chỉ có 24 chuyến/tuần. Ông Kritenbrink nhấn mạnh có thể mở thêm nhiều chuyến bay nữa. Theo quan chức ngoại giao này, thỏa thuận trên đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Blinken.
Mỹ-Trung nỗ lực hướng tới thượng đỉnh song phương Cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong diễn ra ngày 9/11 được cho là tín hiệu tích cực mới nhất nhằm mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước, sau một loạt những nỗ lực từ cả hai bên nhằm ổn định quan hệ song phương. AP...