EU công bố viện trợ 210 triệu euro để giúp Mauritania hạn chế tình trạng di cư
Liên minh châu Âu (EU) đã công bố gói viện trợ 210 triệu euro để giúp Mauritania trấn áp những kẻ buôn người và ngăn chặn các tàu thuyền di cư khởi hành, trong bối cảnh số người cố gắng vượt Đại Tây Dương từ Tây Phi đến châu Âu tăng mạnh.
Số lượng người di cư đến Mauritania tăng cao kỷ lục. Ảnh: Euractiv
Chủ tịch Ủy ban Liên minh Châu Âu Ursula von der Leyen đã thông báo về gói viện trợ trên cũng như viện trợ nhân đạo và tạo việc làm, trong cuộc gặp ngày 8/2 với Tổng thống Mauritania Mohamed Ould Ghazouani và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
Đại diện của Mauritania cũng lưu ý rằng nước này đang phải vật lộn để đối phó với số lượng người di cư và người tị nạn vào biên giới ngày càng tăng khi an ninh suy giảm ở khu vực Sahel.
Bên cạnh việc công bố thêm quỹ cho di cư và an ninh, hai nhà lãnh đạo châu Âu đã công bố một loạt dự án tài trợ và phát triển để sản xuất hydro xanh ở Mauritania như một phần của sáng kiến chuyển đổi năng lượng của EU.
Video đang HOT
Bà Von der Leyen nói: “Sự bất an và thiếu cơ hội kinh tế trong khu vực đang thúc đẩy những kẻ buôn lậu và người di cư trở nên mạo hiểm và khiến mạng sống của nhiều người gặp nguy hiểm.”
Trong khi nhà lãnh đạo Maảuitania tiếp tục cam kết hợp tác với Tây Ban Nha và EU để ngăn chặn tình trạng người di cư như hiện nay, ông cũng nhấn mạnh cái giá mà đất nước ông phải gánh chịu.
“Mauritania đang phải trả giá đắt trong việc quản lý dòng người di cư” Thủ tưởng Mauritania, Ould Ghazouani nói và cho biết thêm rằng quốc gia của ông đã tiếp nhận 150.000 người tị nạn từ nước láng giềng Mali và đang trở thành điểm tiếp nhận người nhập cư chứ không chỉ là một quốc gia quá cảnh như trước.
Mauritania đã được ca ngợi là đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố và cũng là một trong những quốc gia ổn định nhất ở Sahel.
Trong khi đó, quần đảo Canaria của Tây Ban Nha cũng ngày càng trở thành điểm trung chuyển cho những người di cư và người tị nạn cố gắng đến lục địa châu Âu từ Tây Phi. Chỉ riêng trong tháng 1, khoảng 7.270 người di cư đã đổ bộ lên quần đảo này, nhiều bằng sáu tháng đầu năm 2023.
Bà Von der Leyen cho biết, tuyến đường Đại Tây Dương đến châu Âu là một trong những tuyến đường nguy hiểm nhất thế giới. Không có gì lạ khi một con tàu biến mất ở Đại Tây Dương và đôi khi xuất hiện trở lại vài tháng sau đó ở phía bên kia đại dương mà không có người sống sót.
Quần đảo Canaria vốn đã phải vật lộn với số lượng người di cư đến kỷ lục vào năm 2023 với gần 40.000 người đến bờ biển trên những chiếc thuyền chủ yếu từ Sénégal.
Bất chấp sự hiện diện của cả lực lượng tuần tra bờ biển của Tây Ban Nha và Mauritania, phần lớn những người di cư đến quần đảo Canaria trong năm nay đều xuất phát từ Sénégal.
Tây Ban Nha phản đối triển khai lực lượng chống cướp biển của EU ở Biển Đỏ
Ngày 27/12, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết nước này phản đối triển khai lực lượng hải quân chống cướp biển của Liên minh châu Âu (EU) tham gia liên minh an ninh do Mỹ dẫn đầu để bảo vệ hoạt động vận tải biển trước các vụ tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ.
Tàu chở hàng Galaxy Leader (phải) về tới cảng tỉnh Hodeida sau khi bị lực lượng Houthi bắt giữ ngoài khơi Biển Đỏ. Ảnh: AFP/TTXVN
Lực lượng hải quân chống cướp biển của EU mang tên Atalanta, được thiết lập năm 2008, hiện đang hoạt động tại Ấn Độ Dương, với sự tham gia của 1 tàu hải quân Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha tiếp quản quyền chỉ huy sứ mệnh trên biển của EU từ Anh năm 2019, khi London chuẩn bị rời khỏi Liên minh châu Âu. Trụ sở hoạt động của Atalanta cũng được chuyển đến căn cứ hải quân Rota ở miền Nam Tây Ban Nha.
Phát biểu tại họp báo thường niên cuối năm, Thủ tướng Tây Ban Nha Sanchez cho biết lực lượng Atalanta không có "những đặc tính" cần thiết để tiến hành tuần tra ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Houthi trên Biển Đỏ. Tuy nhiên, ông Sanchez khẳng định chính phủ của ông sẵn sàng ủng hộ EU thành lập một lực lượng khác nhằm giải quyết vấn đề trên.
Biển Đỏ nối với Địa Trung Hải qua kênh đào Suez, hình thành tuyến vận tải biển ngắn nhất kết nối châu Âu và châu Á. Kể từ khi xung đột giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel bùng phát ngày 7/10 vừa qua, lực lượng Houthi ở Yemen đã tiến hành một số vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào Israel cũng như các tàu thương mại hướng đến nước này đi qua Biển Đỏ. Lực lượng này tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động tấn công cho đến khi Israel ngừng chiến dịch quân sự tại Dải Gaza và cho phép phân phối hàng cứu trợ tới dân thường Palestine tại vùng lãnh thổ này.
Mỹ đã thành lập một liên minh an ninh và phát động chiến dịch "Người bảo vệ thịnh vượng" nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động vận tải hàng hóa trên Biển Đỏ. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, những nước tham gia liên minh gồm Bahrain, Canada, Pháp, Italy, Hà Lan, Na Uy, Seychelles, Tây Ban Nha, Anh, Hy Lạp, Australia và một số quốc gia khác. Tuy nhiên, Tây Ban Nha, Italy và Pháp đã phủ nhận việc tham gia liên minh, đồng thời khẳng định cam kết hoạt động dưới sự chỉ huy của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (LHQ), NATO hay EU.
Chia rẽ tại hội nghị EU - Địa Trung Hải về cuộc xung đột Israel - Hamas Việc Israel vắng mặt tại hội nghị EU- Địa Trung Hải sẽ thử thách hơn nữa chính sách ngoại giao Trung Đông của châu Âu, với việc các quốc gia Arab và các nước EU gặp nhau trong bối cảnh lệnh ngừng bắn không ổn định ở Dải Gaza. Đại diện các quốc gia Arab và EU gặp nhau khi lệnh ngừng bắn...