Châu Âu phản ứng thế nào trước việc Thủ tướng Anh từ chức?
Việc bà Truss từ chức Thủ tướng Anh đã gây ra những phản ứng khác nhau từ các nhà lãnh đạo ở châu Âu.
Bà Liz Truss đã từ chức Thủ tướng Anh. Ảnh: AFP
Theo trang tin Euronews.com ngày 21/10, bà Liz Truss đã từ chức Thủ tướng Anh chỉ sau 45 ngày nhậm chức, khiến bà trở thành nhà lãnh đạo tại vị ngắn nhất trong lịch sử nước Anh.
Chính trị gia đảng Bảo thủ đã được bầu làm Thủ tướng Anh vào ngày 6/9 sau khi người tiền nhiệm của bà, Boris Johnson, từ chức. Việc bà Truss từ chức đã dẫn đến phản ứng khác nhau từ các nhà lãnh đạo châu Âu.
Tại Brussels, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Roberta Metsola tuyên bố rằng EU sẽ duy trì mối quan hệ hợp tác với quốc gia thành viên cũ của EU, cả từ góc độ thương mại, chia sẻ thông tin tình báo và từ góc độ an ninh. Bà Roberta Metsola cũng hy vọng tình hình bất ổn ở Anh sẽ được giải quyết với thủ tướng tiếp theo.
Video đang HOT
Ở Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron bày tỏ mong muốn Anh sớm khôi phục sự ổn định và vượt qua bất ổn. Ông Macron nói: “Tôi sẽ không phản ứng hay can dự vào đời sống chính trị của Anh, nhưng hy vọng nước này một lần nữa có thể nhanh chóng ổn định và tiến lên càng nhanh càng tốt. Điều đó tốt cho chúng tôi và tốt cho châu Âu”.
Về phần mình, Thủ tướng Ireland Micheál Martin nói: “Tôi nghĩ rằng sự ổn định là rất quan trọng và chúng tôi muốn Chính phủ Anh có thể lựa chọn người kế nhiệm càng nhanh càng tốt trong bối cảnh đang diễn ra một cuộc xung đột lớn trên lục địa ở châu Âu”.
Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã bình luận về sự ra đi của nữ Thủ tướng Anh bằng cách chỉ trích các chính sách kinh tế của bà Truss.
Ông Sánchez nêu rõ: “Đó là sự kết thúc của một cách tiếp cận lỗi thời về cách ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế này. Chúng ta cần củng cố phúc lợi nhà nước và tất nhiên chúng ta cần phải thực hiện phản ứng tài chính công bằng đối với người dân trong cuộc khủng hoảng”, lưu ý rằng Chính phủ Tây Ban Nha đang giảm thuế đối với các gia đình có thu nhập thấp và trung bình và đặt gánh nặng lớn hơn cho các công ty.
Tại Nga, Bộ Ngoại giao nước này ngày 20/10 hoan nghênh việc từ chức của Thủ tướng Truss. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết nước “Anh chưa bao giờ có một thủ tướng đáng quên đến như vậy”.
Bà Truss đã giành chiến thắng trong cuộc tranh cử vào mùa Hè vừa qua với chương trình nghị sự về một nền kinh tế tăng trưởng nhờ vào thuế thấp và cải cách quy định. Nhưng phản ứng thực tế của thị trường đối với kế hoạch giảm thuế, vốn bị các nhà kinh tế gọi là “một thảm họa chính sách và phá hỏng danh tiếng uy tín tài chính của Anh”, đã khiến bà phải ra đi chỉ sau 6 tuần nhậm chức.
Đảng Bảo thủ Anh công bố điều kiện tranh cử vị trí lãnh đạo đảng
Đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh sẽ bầu chọn lãnh đạo mới của đảng, cũng là thủ tướng mới của nước Anh vào tuần tới sau khi Thủ tướng Liz Truss từ chức ngày 20/10 sau 45 ngày cầm quyền đầy biến động.
Thủ tướng Anh Liz Truss phát biểu trước Hạ viện tại thủ đô London ngày 19/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, nghị sĩ Graham Brady, Chủ tịch Ủy ban 1922, cơ quan phụ trách việc bầu lãnh đạo đảng Bảo thủ, ngày 20/10 cho biết các ứng cử viên tranh chức thủ lĩnh đảng sẽ cần sự ủng hộ của 100 nghị sĩ. Yêu cầu này cao hơn nhiều so với cuộc đua vào vị trí lãnh đạo đảng mùa Hè vừa qua mà bà Truss đã giành chiến thắng khi các ứng cử viên chỉ cần sự ủng hộ của 20 nghị sĩ để ra tranh cử. Với tổng số 357 nghị sĩ đảng Bảo thủ, điều này có nghĩa sẽ chỉ có tối đa 3 ứng cử viên tranh cử.
Ông Brady cho biết nếu chỉ có 1 ứng cử viên giành đủ sự ủng hộ, vị trí lãnh đạo đảng sẽ được xác định vào ngày 24/10 tới, ngày kết thúc việc đề cử ứng viên. Nếu có hơn 1 ứng cử viên đủ điều kiện, thủ lĩnh mới của đảng sẽ được công bố vào ngày 28/10 sau khi các nghị sĩ đảng lựa chọn 2 ứng cử viên cuối cùng để các thành viên đảng bỏ phiếu trực tuyến tiến tới quyết định ai là người chiến thắng.
Báo chí địa phương đã điểm tên một số ứng cử viên có thể tranh cử, trong đó có cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, lãnh đạo Hạ viện Penny Mordant, cựu Thủ tướng Boris Johnson, cựu Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Kemi Badenoch và Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace.
Đảng Bảo thủ Anh phải tiến hành bầu chọn lãnh đạo mới của đảng, cũng là Thủ tướng mới của nước Anh sau khi bà Truss thông báo từ chức vào ngày 20/10 và trở thành Thủ tướng tại vị trong thời gian ngắn nhất ở Anh, chỉ 6 tuần.
Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ireland Micheal Martin đã bày tỏ hy vọng nhà lãnh đạo tiếp theo tại Anh sẽ giúp nước này ổn định. Phát biểu với báo giới khi tới Brussels (Bỉ) tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Macron đã nhấn mạnh rằng việc nước Anh sớm trở lại ổn định là rất quan trọng. Trong khi đó, Thủ tướng Martin nhấn mạnh quan hệ kinh tế mật thiết giữa Ireland với Anh và bày tỏ mong muốn nước này sẽ bầu được Thủ tướng mới trong thời gian sớm nhất.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng ra tuyên bố cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Vương quốc Anh để đối phó với "những thách thức toàn cầu", sau khi Thủ tướng Liz Truss từ chức.
Thủ tướng Anh lún thêm sâu vào khủng hoảng khi Bộ trưởng Nội vụ từ chức Nhiệm kỳ của Thủ tướng Anh Liz Truss đang chìm trong hỗn loạn hơn bao giờ hết khi Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman từ chức sau 7 tuần đảm nhiệm vị trí. Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman nộp đơn từ chức. Ảnh: Reuters Ngày 19/10, bà Suella Braverman cho biết bà đã từ chức Bộ trưởng Nội vụ do sử dụng...