Tây Ban Nha và Bỉ kêu gọi giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong cuộc họp báo được tổ chức tại cửa khẩu biên giới Rafah của Ai Cập ngày 24/11, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã kêu gọi một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Dải Gaza.
Binh sĩ Israel được triển khai tại biên giới Dải Gaza ngày 20/11/2023. AFP/TTXVN
Hai nhà lãnh đạo Bỉ và Tây Ban Nha đã đến thăm cửa khẩu Rafah giữa Ai Cập và Dải Gaza sau cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi diễn ra cùng ngày.
Phát biểu họp báo tại cửa khẩu, Thủ tướng Tây Ban Nha Sánchez đã mô tả tình hình hiện nay ở Dải Gaza là “thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong thời hiện đại”. Ông nói: “Những gì đang xảy ra rõ ràng là một thảm họa. Chúng ta đã giải quyết nó một cách hiệu quả nhằm ngăn chặn bạo lực và tăng cường viện trợ cho Gaza. Chúng tôi cảm ơn Tổng thống El-Sisi vì những thành tựu đó”.
Video đang HOT
Ông Sánchez cũng cảnh báo về vòng xoáy bạo lực khi cho rằng việc một hay nhiều bên gây hấn thêm nữa sẽ chỉ dẫn đến bạo lực gia tăng. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế chính thức công nhận Nhà nước Palestine độc lập, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải công nhận về mặt ngoại giao. Ông nói rõ: “Chúng tôi có thể sẽ quyết định công nhận Nhà nước Palestine nếu Liên minh châu Âu (EU) không làm điều đó”. Ông cũng kêu gọi tổ chức một hội nghị hòa bình quốc tế với sự tham gia của cả người Palestine và người Israel, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại toàn diện.
Về phần mình, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho rằng việc phá hủy Dải Gaza là “không thể chấp nhận được” và kêu gọi lực lượng Hamas cố gắng phóng thích tất cả các con tin. Theo ông De Croo, lệnh ngừng bắn tạm thời kéo dài 4 ngày hiện nay ở Dải Gaza cần phải được chuyển thành một lệnh ngừng bắn lâu dài.
Qatar thông báo thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/11
Ngày 23/11, Qatar cho biết lệnh ngừng bắn toàn diện tại Dải Gaza sẽ bắt đầu từ 7h00 sáng 24/11 và đợt đầu tiên gồm 13 dân thường sẽ được rời Gaza từ ngày 24/11 vào lúc 16h00 (giờ địa phương) theo thỏa thuận con tin giữa hai bên.
Chuyển người bị thương sau các cuộc oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 22/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với báo giới tại Doha, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, ông Majed Al-Ansari cho biết danh sách tất cả các dân thường bị bắt giữ tại Gaza được trả tự do đã được nhất trí.
Qatar là trung gian hòa giải cho thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin nói trên. Ngày 22/11, Israel và Hamas đã nhất trí ngừng bắn tạm thời trong 4 ngày từ ngày 23/11 để trao đổi ít nhất 50 con tin bị bắt đưa về Gaza và khoảng 150 người Palestine đang bị giam giữ ở Israel, cũng như để tạo điều kiện cho hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza. Tuy nhiên, trong thông báo cuối ngày 22/11, Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Israel, ông Tzachi Hanegbi cho biết thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực vào ngày 23/11 như dự kiến.
Trong phản ứng ngày 23/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp, bà Anne-Claire Legendre kêu gọi thực hiện ngay lập tức thỏa thuận giữa ngừng bắn, đồng thời kêu gọi "thả ngay lập tức tất cả con tin". Bà nói: "Chúng tôi kêu gọi các bên tôn trọng đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận này".
Cùng ngày, Ai Cập cho biết Israel và Hamas dự kiến sẽ tạm dừng giao tranh ở Dải Gaza từ ngày 24/11 vì mục đích nhân đạo. Người đứng đầu cơ quan thông tin Nhà nước Ai Cập, ông Diaa Rashwan cho biết "theo lộ trình liên lạc và tham vấn của Ai Cập, thỏa thuận ngừng bắn, với tất cả các điều kiện của nó, dự kiến sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 24/11".
Trong diễn biến khác cùng ngày, Đại sứ Israel tại Nga, ông Alexander Ben Zvi tuyên bố Nhà nước Do Thái sẽ tiếp tục tăng cường chiến dịch tại Gaza sau khi các con tin được thả. Đại sứ Ben Zvi khẳng định "Israel phải làm mọi cách để đảm bảo an toàn cho người dân của mình".
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc gặp các Thủ tướng Tây Ban Nha và Bỉ đến thăm Jerusalem, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng Liên hợp quốc (LHQ) đã chậm trễ trong việc xử lý cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Gaza, cho rằng các nhân viên nhân đạo LHQ đã không vào "vùng an toàn" cho người tị nạn Palestine mà Israel đặt ra. Theo ông Netanyahu, hiện mỗi ngày, khoảng 150 xe tải chở hàng viện trợ đã được vào Gaza và con số này có thể sẽ tăng tới 200 xe.
Về phần mình, phát biểu tại cuộc gặp Tổng thống Israel Isaac Herzog, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho rằng Chính quyền Palestine (PA) nên kiểm soát Dải Gaza và cộng đồng quốc tế cần tổ chức hội nghị hòa bình càng sớm càng tốt. Ông nhấn mạnh: "Giải pháp hai nhà nước phải được thực hiện để đảm bảo an ninh của Israel".
Lý do Bỉ do dự trừng phạt kim cương Nga Bỉ lo ngại lệnh trừng phạt làm tổn hại lĩnh vực kim cương hàng đầu thế giới của nước này, nhưng một số quốc gia EU đang mất kiên nhẫn. Kim cương của Nga một lần nữa lọt vào tầm ngắm của châu Âu trong gói trừng phạt mới nhưng Bỉ có vai trò to lớn trong lĩnh vực này. Ảnh: TASS Theo...