Em bé ngưng thở do đuối nước
Bệnh nhi hai tuổi ngã xuống đầm, được đưa vào Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khi đã ngưng thở, tím tái.
Gia đình không rõ bé rơi xuống đầm từ lúc nào, chỉ biết trước đó bé chơi cùng chị gái học lớp 5. Khi phát hiện, bé đã ngừng thở.
Khi được đưa vào viện, bé da xanh tím, đồng tử giãn tối đa, mất hết phản xạ, mạch và huyết áp bằng không. Các bác sĩ tiến hành hồi sức cấp cứu, đặt nội khí quản, cho trẻ thở máy…
Ngày 2/6, bé vẫn trong tình trạng hôn mê.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi đuối nước. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Video đang HOT
Ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có trên 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước, 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cuối năm 2019 cho thấy đuối nước cướp đi mạng sống gần 3.000 trẻ em mỗi năm, chiếm trên 45% số ca trẻ tử vong do tai nạn thương tích.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí hai tuần gần đây tiếp nhận hai bệnh nhi nữa bị đuối nước.
Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở bởi co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước.
Khi trẻ bị đuối nước, cần nhanh chóng đưa ra khỏi mặt nước bằng mọi cách, đặt nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực, từ đó có những biện pháp sơ cứu như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực…
Khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại. Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp. Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé, sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.
Để phòng tránh đuối nước, trẻ cần được dạy bơi lội và kỹ thuật sơ cấp cứu. Bể nước, cống rãnh, miệng giếng… phải có nắp đậy an toàn. Học sinh đi học bằng ghe, thuyền, cần phải có đồ dùng bảo hộ như phao cứu sinh và có người lớn đi kèm.
Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao, có người lớn trông coi. Những nơi thường xảy ra tai nạn, chính quyền địa phương cần phải thành lập đội cứu hộ và các phương tiện cần thiết để cấp cứu. Đặt các biển báo nguy hiểm tại các bãi tắm biển, tắm sông.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phải luôn giám sát con em mình. Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đặc biệt đối với trẻ mới biết đi, trẻ hiếu động luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới xung quanh.
Bé 21 tháng tuổi hôn mê, tiên lượng nặng vì đuối nước
Trẻ nhập viện trong tình trạng bất tỉnh, da xanh tím, đồng tử giãn tối đa, mất hết phản xạ, mạch, huyết áp bằng không. Bác sĩ chẩn đoán trẻ ngừng tuần hoàn do đuối nước.
Thông tin từ khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho hay bệnh viện đang điều trị cho một bệnh nhi bị đuối nước rất nặng.
Bệnh nhi là H.H.N., 21 tháng tuổi, trú tại Yên Thanh - Uông Bí. Theo thông tin từ gia đình, trước đó, bệnh nhi có chơi cùng chị gái học lớp 5 ở nhà. Nhà của bé có đầm rộng, không rào chắn. Khi người nhà phát hiện, bé đã có biểu hiện ngừng thở, tím tái. Gia đình ngay lập tức đưa bé đến viện.
Bé 21 tháng tuổi bị đuối nước hiện hôn mê, tiên lượng rất nặng. Ảnh: BVCC.
Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển - Uông Bí tiếp nhận trẻ trong tình trạng bất tỉnh, da xanh tím, đồng tử giãn tối đa, mất hết phản xạ, mạch, huyết áp bằng không. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ ngừng tuần hoàn do đuối nước.
Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức cấp cứu, đặt nội khí quản, cho trẻ thở máy... Hiện, bé vẫn trong tình trạng hôn mê, tiên lượng rất nặng.
Chỉ trong hơn hai tuần nay, khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, đã tiếp nhận liên tiếp 3 bệnh nhi nhập viện do đuối nước.
Qua các trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phải luôn giám sát con em mình khi đi tắm biển, ao, hồ; đậy kín các vật dụng chứa nước trong nhà; không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đặc biệt đối với các trẻ mới biết đi, trẻ hiếu động luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới xung quanh.
Nếu trẻ không may bị đuối nước, cần sơ cứu ngay khi trẻ được đưa lên khỏi mặt nước. Sơ cứu tại chỗ đúng rất quan trọng bởi kỹ thuật này có thể cứu trẻ và hạn chế các di chứng cho trẻ khi bị ngạt nước.
Mâu thuẫn gia đình, người phụ nữ phải lọc máu cấp cứu vì uống 50 viên Paracetamol Các bác sĩ bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành lọc máu cấp cứu, cứu sống một người bệnh nhập viện do ngộ độc khi uống 50 viên Paracetamol. Người bệnh là B.T.K.T . 37 tuổi trú tại Quảng Yên - Quảng Ninh trước đó do có mẫu thuẫn trong gia đình người bệnh có tự mua và...