Dược thiện từ đậu nành
Đậu nành (hay đậu tương) được xem là “vua” các loại đậu, bởi giàu chất đạm, là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người.
Từ đậu nành , người ta có thể làm ra nhiều món ăn khác nhau, vừa mát, bổ mà giá thành lại rẻ. Đặc biệt, các món ăn từ đậu nành rất thích hợp cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp…
Theo Đông y, đậu tương có vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và thận, có tác dụng giải biểu, lợi thấp, hoạt huyết, khu phong, giải độc, bổ dưỡng và chữa hoàng đản. Đậu tương là thức ăn có đầy đủ chất đạm, chất béo, chất đường, chất khoáng, các vitamin, các enzym dễ tiêu hóa, giúp phát triển và tái tạo các tế bào màng và tế bào thần kinh, giúp tạo hình cơ, gân, xương và cung cấp năng lượng; do đó là nguồn bồi bổ cơ thể tốt nhất với trẻ em, nhất là trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy, làm việc quá sức, làm việc trí óc, người bị tăng cholesterol, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, suy gan, thấp khớp, gút, đái tháo đường, người có nguy cơ bị ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư dạ dày… có nguy cơ bệnh mạch vành tim.
Món ăn từ đậu tương tốt cho sức khỏe
Video đang HOT
Tương đậu nành : vị mặn, tính bình; vào tỳ vị thận; điều vị, trừ nhiệt giải độc, trừ phiền. Dùng làm gia vị, tăng thêm màu sắc hương vị, làm tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon (khai vị trợ tiêu hóa). Dùng ngoài bôi vết bỏng, ong cắn đốt (chống viêm nề, đau ngứa).
Tàu hũ
Sữa đậu (sữa đậu nành): được làm từ đậu nành, thêm đường có tác dụng dinh dưỡng cao, vị ngon, thường được dùng làm nước giải khát hay ăn sáng. Sữa đậu vị ngọt tính bình; bổ phế trừ đàm, thường dùng cho các trường hợp ho suyễn phù nề, viêm khí phế quản, táo bón, huyết hư thiếu máu (đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt).
Đậu phụ (đậu phụ bì, đậu phụ y): từ sữa đậu đun sôi cô đặc qua lọc và ép khuôn. Đậu phụ làm các món ăn; vị ngọt tính bình, thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, tiêu viêm, an thai giải độc, rất thích hợp cho người cao tuổi, phụ nữ thai nghén và các nhà tu hành.
Tàu hũ (tàu phở, đậu phụ): tính vị cam lương, ích khí hòa trung, sinh tân thanh nhiệt, nhuận táo giải độc, thường bổ sung thêm nước đường gừng tươi để giải khát giải nhiệt. Dùng cho các trường hợp đau đầu kiết lỵ, đái tháo đường, suy nhược, ho suyễn, say rượu…
Chao (một loại tương – đậu phụ): Đông dính dạng phomát, ngâm trong dung dịch loãng rất giàu các chất dinh dưỡng, được người cao tuổi, các tín đồ tôn giáo ăn chay ưa dùng, có bán phổ biến ở miền Nam.
Theo SKĐS
Đói ăn rau, đau uống thuốc
Hầu hết các loại rau gia vị đều có mùi thơm đặc trưng, giúp món ăn ngon và còn có công dụng trị bệnh.
* Diếp cá: Rau diếp cá (còn gọi dấp cá, ngư tinh thảo) có vị tanh, hơi cay, tính hơi hàn. Diếp cá giúp thanh nhiệt giải độc, hữu hiệu trong việc điều trị mụn nhọt, lở ngứa, sưng đau, chữa táo bón. Chữa sốt cho trẻ em.
* Tía tô: Trong dân gian, tía tô thương đươc dung đê xông hơi hay nấu cháo giải cảm. Lá tía tô còn dùng trong các trường hợp ho suyễn, tức thở, đau bụng, đầy trướng, ngộ độc thức ăn, làm đẹp da, trừ mụn cơm.
* Húng quế: Có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, ổn định lượng đường trong máu, giảm cholesterol; bảo vệ cấu trúc tế bào khỏi bức xạ và oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư. Tinh dầu húng quế còn đươc dung dưỡng da và dưỡng tóc, điều trị mụn trứng cá và bệnh vảy nến.
* Húng lủi: Giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích, làm dịu các cơn đau dạ dày, đầy hơi, làm dịu các chứng bệnh về hô hấp, giảm đau cổ họng, trị viêm họng kèm sốt.
Theo PNO
Cá rô đồng: Món ăn - bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu. Rô đồng là loài cá nước ngọt, sống phổ biến ở các ao, ruộng lúa, ao đìa, sông rạch... Mùa sinh sản chủ...