Dùng thuốc nào khi bị dị ứng thức ăn?
Dị ứng thức ăn nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ…
Phòng và xử trí dị ứng thức ăn: Những điều cần nhớ
1. Dị ứng thức ăn là gì?
Dị ứng thức ăn được định nghĩa là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể nhận diện sai lầm một loại thực phẩm là có hại. Theo thuật ngữ chuyên môn, các chất (chủ yếu là protein) có trong các loại thực phẩm này được gọi là dị nguyên. Dị ứng thức ăn ảnh hưởng đến khoảng 6-8% trẻ em dưới 3 tuổi và 3% người lớn. Dị ứng thức ăn xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn và tỷ lệ này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.
8 loại thức ăn chịu trách nhiệm cho phần lớn các phản ứng dị ứng là:
Sữa bò. Trứng. Cá. Đậu phộng. Động vật có vỏ. Đậu nành. Hạt cây. Lúa mì.
Một số thực phẩm dễ gây dị ứng.
2. Những biểu hiện của dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn thường có các biểu hiện:
Nổi mề đay, ngứa ngáy, có thể là ngứa ran và ngứa trong miệng. Chóng mặt, choáng, ngất xỉu. Thở khò khè, khó thở, nghẹt mũi. Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Sưng vùng môi, mặt, lưỡi, cổ họng và những phần khác của cơ thể. Sốc phản vệ: Đây là dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng vì nó gây ra co thắt khí quản, phù nề thanh quản, khó thở, tụt huyết áp, bất tỉnh… nên cần được điều trị sớm nhất có thể.
Mức độ nặng của biểu hiện bị dị ứng thức ăn phụ thuộc vào thời gian cơ thể phản ứng lại thức ăn, cơ địa của bệnh và hàm lượng thức ăn được đưa vào cơ thể.
Cần phải phân biệt dị ứng thức ăn với ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn tiết độc tố gây ra. Biểu hiện thường là nôn nhiều, tiêu chảy liên tục, sốt cao, mất nước, hoặc nhiều người cùng bị cùng một lúc.
Nổi mề đay là một trong những biểu hiện của dị ứng thức ăn.
Video đang HOT
3. Dùng thuốc điều trị dị ứng thức ăn
Hiện nay chưa có cách đặc trị với dị ứng thức ăn và cũng không có thuốc để phòng ngừa phản ứng. Nguyên tắc điều trị cơ bản vẫn là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó.
3.1.Điều trị dị ứng thức ăn không dùng thuốc
- Không ăn những thực phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng.
- Nếu sử dụng thức ăn chế biến sẵn không có nhãn mác, cần cẩn trọng và hỏi đầu bếp về thành phần có trong thức ăn.
- Không sử dụng thực phẩm hết hạn, ôi thiu, ẩm mốc…
- Tập thói quen ăn uống tại nhà, hạn chế ăn uống lề đường. Trong trường hợp đi xa, có thể mang theo thức ăn đã chế biến, cẩn trọng với những thức ăn không rõ nguồn gốc.
- Đọc thành phần trên bao bì thức ăn một cách kỹ càng để đảm bảo không chứa những loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho cơ thể, thường là những loại thực phẩm sau: Sữa bò, trứng, cá, đậu phộng, đậu nành, động vật có vỏ, hạt cây, múa mì. Khi đi ăn tại nhà hàng hoặc ở nơi khác cần phải hỏi rõ thành phần chế biến để tránh tiếp xúc với loại protein gây ra dị ứng thức ăn.
3.2. Điều trị dùng thuốc
Đây là thuốc chính trong điều trị các tình trạng dị ứng. Tuy nhiên với dị ứng thức ăn thì thuốc kháng histamine có ít giá trị ngoại trừ các phản ứng toàn thân cấp tính với nổi mày đay và phù mạch. Histamin là một trong những chất trung gian trong phản ứng dị ứng. Histamin được dự trữ nhiều nhất trong các tế bào mast ở các mô (chủ yếu ở phổi, ruột, da) và trong các hạt bài tiết của tế bào ưa kiềm.
Các thuốc kháng histamin H1 đóng vai trò là đối kháng cạnh tranh với thụ thể histamin tại tế bào đích, histamin không gắn được với thụ thể nên không có tác dụng trên tế bào nên có tác dụng chống dị ứng (phân biệt với thuốc kháng histamin H2 giúp giảm tiết acid dạ dày). Hiện có nhiều loại thuốc kháng histamin H1 có nhiều loại trên thị trường bao gồm 2 nhóm chủ yếu là thuốc thế hệ 1 và thuốc thế hệ 2.
Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin… qua được hàng rào máu não nên có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Các thuốc này thường phải dùng nhiều lần trong ngày vì thời gian tác dụng ngắn.
Thuốc kháng histamin thế hệ 2 phổ biến như loratadin, cetirizin, fexofenadin… ít tác dụng phụ gây buồn ngủ hơn thuốc thế hệ 1 nên được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị.
Các tác dụng phụ của thuốc: Gây buồn ngủ (không dùng cho người vận hành máy móc). Một số ít trường hợp có thể gặp chóng mặt, ù tai, mờ mắt và run, khô miệng, bí tiểu, mờ mắt và táo bón… Lưu ý, thuốc chống chỉ định với bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, Glôcôm, tắc nghẽn ống tiêu hóa và đường tiểu hoặc dị ứng thuốc.
Epinephrine
Phản ứng dị ứng có thể gây ra bởi thức ăn nghiêm trọng nhất là gây ra sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng xảy ra đột ngột, biểu hiện trầm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Epinephrine (còn được biết đến với cái tên adrenaline) có thể giúp nhanh chóng thoát khỏi cơn sốc phản vệ. Có một dụng cụ chứa epinephrine để những người có nguy cơ, tiền sử dị ứng nghiêm trọng có thể tự chủ động sử dụng thuốc mà không kịp đến bệnh viện. Dụng cụ này được gọi là bút tiêm tự động Epinephrine.
Các triệu chứng sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài phút hay vài giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như:
Miệng: Ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi; Da: Ngứa, phát ban, tấy đỏ, sưng; Ruột: Ói mửa, tiêu chảy, ruột rút; Hô hấp: Thở dốc, ho, thở khò khè; Tim mạch: Mạch yếu, chóng mặt, choáng.
Lợi ích của epiephrine nhiều hơn rất nhiều so với nguy cơ rủi ro khi sử dụng. Tuy nhiên, thuốc vẫn có biểu hiện tác dụng phụ ở một vài cá nhân.
Một số tác dụng phụ hay gặp bao gồm: Tim đập nhanh, cảm giác đau ngực, lo lắng, bồn chồn, run người, cảm thấy lạnh, đau đầu, chóng mặt, nôn ói nhẹ, khô họng, những cơn thở ngắn và nhanh.
Thuốc chống viêm
Corticoid là nhóm thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau do có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Do thuốc thường làm giảm nhanh các triệu chứng nên tình trạng lạm dụng corticoid gây ra rất nhiều tác dụng phụ.
Một số loại thông dụng hiện nay như hydrocortisone, prednisolone, methylprednisolone, prednisone, fluocinolone, betamethasone, dexamethasone… Có thể sử dụng corticoid an toàn, không có tác dụng phụ nghiêm trọng trong thời gian ngắn (khoảng 1 – 2 tuần), nhưng một số bất lợi nhẹ có thể xảy ra như: Kích ứng dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, khó ngủ…
Tuy nhiên, nếu dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng đợt ngắn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng: Loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng huyết áp, tăng đường huyết, Hội chứng Cushing, đặc biệt là cơn suy thượng thận – một trong những cấp cứu nội khoa khi ngưng đột ngột corticoid sau một thời gian dài dùng thuốc dẫn đến tuyến thượng thận bị ức chế.
Hiện nay chưa có cách đặc trị với dị ứng thức ăn và cũng không có thuốc để phòng ngừa phản ứng. Nguyên tắc điều trị cơ bản vẫn là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó.
4. Điều trị dị ứng thức ăn cần lưu ý gì?
- Chỉ sử dụng thuốc điều trị dị ứng thức ăn khi đã được sự tư vấn của bác sĩ. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là nhóm corticoid, vì có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm.
- Không thể chữa trị dứt điểm khi bị dị ứng thức ăn vì nó liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của từng người do đó phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Đối với trẻ nhỏ, nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để hạn chế tình trạng dị ứng thức ăn. Khi mẹ không có sữa để cho con bú, nên sử dụng những loại sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân và tránh việc sử dụng sữa bò.
- Không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi mà chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ từ với mỗi tuần một loại thức ăn mới để hạn chế những thức ăn gây dị ứng cho trẻ. Tránh những thực phẩm gây dị ứng như lòng trắng trứng, hải sản, lạc cho đến khi trẻ sau 12 tháng tuổi.
- Khi trẻ đã bắt đầu vào thời kỳ ăn dặm, nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm ít gây dị ứng như gạo và các loại củ, đồng thời hạn chế những thức ăn chế biến công nghiệp như thịt lợn xông khói, thịt muối, thực phẩm có chứa chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo.
- Những loại thức ăn có mẫn cảm chéo với thức ăn gây dị ứng cho trẻ cũng cần được tránh như sữa dê với sữa bò, thịt bò với thịt cừu, các loại cá…
- Việc loại trừ một số thực phẩm ra khỏi khẩu phần ăn nên việc bổ sung vitamin và muối khoáng theo chỉ định của bác sĩ cũng cực kỳ quan trọng trong việc chữa trị bệnh.
- Báo cho giáo viên, bảo mẫu, người chăm sóc trẻ nếu con bạn có tiền sử dị ứng với một loại thức ăn nào đó.
- Tìm hiểu thông tin, kiến thức về dị ứng thực phẩm để có thể xử lý trong tình huống khẩn cấp.
Trẻ bị dị ứng, từng sốc phản vệ có nên tiêm vaccine Covid-19?
Con tôi bị dị ứng hải sản, từng sốc phản vệ thì có tiêm được vaccine ngừa Covid-19? (Thùy Linh, 42 tuổi, Đà Nẵng)
Trả lời:
Trong tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát và diễn biến phức tạp, vấn đề bao phủ vaccine là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có con từng có tiền căn dị ứng thức ăn, thú cưng, khói bụi, phấn hoa... lo lắng về các tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêm vaccine Covid-19.
Phụ huynh cần biết, bất kỳ một loại vaccine nào cũng có khả năng là nhân tố gây dị ứng, sốc phản vệ, dù tỷ lệ là hiếm. Tuy nhiên, với những người đã có tiền căn dị ứng với thức ăn, côn trùng, thú cưng, phấn hoa, thuốc, khói bụi... thì tỷ lệ có thể phản ứng sốc phản vệ với vaccine có thể cao hơn những người khác.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị mọi người nên được tiêm chủng dù họ có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng không liên quan tới vaccine hoặc thuốc tiêm, như dị ứng thực phẩm, thú cưng, rắn độc, môi trường hoặc cao su. Những người có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc tiền sử gia đình phản ứng dị ứng nghiêm trọng cũng có thể được tiêm vaccine
Trong trường hợp này, trẻ có thể cần sự tư vấn và thăm khám cẩn thận của một chuyên gia dị ứng (nếu có) hoặc phụ huynh (người giám hộ) cần cung cấp thông tin tiền căn dị ứng, sốc phản vệ cho nhân viên y tế ở khu vực khám sàng lọc trước tiêm. Bác sĩ sẽ thăm khám đánh giá sức khỏe của trẻ và quyết định trẻ có nên tiêm chủng ở cơ sở y tế có đầy đủ phương tiên cấp cứu sốc phản vệ hay không.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh tại Đà Nẵng. Ảnh: Văn Đông
Thạc sĩ, bác sĩ Kiều Xuân Thy
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3
Ngứa- dấu hiệu ung thư bạn không nên bỏ qua Ngứa là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bạn muốn gãi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ngứa, trong đó có cả bệnh ung thư. Ngứa cũng có thể là một phản ứng với một số phương pháp điều trị ung thư. Những bệnh ung thư nào có thể gây ngứa? Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra các loại...