Đừng để các trường cao đẳng sư phạm trở thành “những đứa con bị bỏ rơi”

Theo dõi VGT trên

Tất cả các trường cao đẳng sư phạm đang gặp nhiều khó khăn, mất phương hướng, nhiều trường ở tư thế ‘cầm cự’ khi quy mô đào tạo giảm, ngành đào tạo bị thu hẹp.

Trong buổi làm việc với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chiều ngày 28/10, lãnh đạo các trường cao đẳng sư phạm đã bày tỏ những trăn trở, lo lắng khi chưa có một kết luận rõ ràng về định hướng phát triển tương lai.

Tiến sĩ Hồ Văn Thành, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các trường cao đẳng sư phạm đã trình bày báo cáo “Tổng quát tình hình hoạt động của các trường cao đẳng sư phạm”.

Theo đó, do thay đổi về chính sách ( Luật Giáo dục 2019; NĐ 71/2020) đột ngột, không có lộ trình nên các trường cao đẳng sư phạm rơi vào trạng thái bị động hoàn toàn.

Vẫn chờ đợi quy hoạch, lãng phí nhân lực, vật lực

Hoạt động của các trường đang vô cùng khó khăn khi quy mô đào tạo giảm, ngành đào tạo bị thu hẹp (chỉ còn ngành giáo dục mầm non và một số ngành thuộc giáo dục nghề nghiệp); hoạt động bồi dưỡng bị thu hẹp hoặc không được giao nhiệm vụ; việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên chưa được giao chỉ tiêu tuyển sinh; vị thế trường cao đẳng sư phạm ngày càng giảm, kéo theo việc tuyển sinh khó khăn, liên tục nhiều năm không đạt chỉ tiêu.

Điều này cũng dẫn đến sự lãng phí về nguồn nhân lực (đội ngũ giảng viên dôi dư); tiền lương, thu nhập giảm (ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần, đội ngũ); lãng phí nguồn vật lực (do cơ sở vật chất không được khai thác, sử dụng hết công suất, hiệu quả).

Đừng để các trường cao đẳng sư phạm trở thành những đứa con bị bỏ rơi - Hình 1

Bị thu hẹp ngành đào tạo, vị thế giảm, các trường cao đẳng sư phạm gặp khó khăn trong tuyển sinh. (Ảnh minh họa: PM)

Tất cả các trường cao đẳng sư phạm dường như bị mất phương hướng, nhiều trường ở trong tư thế “cầm cự”.

Bên cạnh đó, khó khăn của các trường cao đẳng sư phạm còn do việc quy hoạch mạng lưới chậm, định hướng không rõ ràng, khiến các địa phương và các trường lúng túng.

Do chậm ban hành quy hoạch hoặc chưa có định hướng quy hoạch hệ thống trường sư phạm rõ ràng, cùng với áp lực thực hiện tinh giảm biên chế, bộ máy, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập nên nhiều trường cao đẳng sư phạm địa phương đã được sáp nhập cơ học nhiều trường với nhau thành trường cao đẳng hoặc cao đẳng cộng đồng, sáp nhập vào đại học sư phạm trọng điểm quốc gia, thậm chí giải thể. Một số trường ở các địa phương khác trong tư thế chờ đợi quy hoạch của trung ương.

Ở một số địa phương, trường cao đẳng sư phạm sau khi đã teo tóp do bị cắt giảm nhiệm vụ có khả năng trở thành một khoa trong trường dạy nghề, chịu sự điều chỉnh theo hướng “nghề hóa” như chỉ đạo hiện nay của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Các trường cao đẳng sư phạm đã nhiều lần đề xuất, kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam để đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành trung ương và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh giải quyết khó khăn, bất cập trong việc thực thi nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và việc hoàn thiện thể chế về trường cao đẳng sư phạm phù hợp với các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên đến nay, các khó khăn, bất cập này chưa được tháo gỡ.

Video đang HOT

Các trường cao đẳng sư phạm cũng đề xuất một số kiến nghị.

Thứ nhất, cần duy trì hệ thống trường sư phạm địa phương trên cơ sở quy hoạch, sắp xếp phù hợp với từng địa phương và có lộ trình tương ứng với việc ban hành hoặc sửa đổi các luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Có kế hoạch đầu tư toàn diện để vừa nâng cấp trình độ đào tạo giáo viên (lên đại học), vừa đa ngành hóa các trường này.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện việc phân cấp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cho các địa phương như từ trước đến nay, trong đó có nhiệm vụ của trường sư phạm địa phương trong việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên; bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; bồi dưỡng cấp chứng chỉ công nghệ thông tin, ngoại ngữ, quản lý giáo dục trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương quy định, hướng dẫn thực hiện chuyển tiếp cho số sinh viên cao đẳng sư phạm đang đào tạo và tốt nghiệp trong các năm 2020, 2021 và 2022. Các quy định chuyển tiếp theo hướng vừa đảm bảo quyền lợi cho người học, vừa tạo điều kiện cho các trường cao đẳng sư phạm hoạt động trong khi chờ Chính phủ sắp xếp, quy hoạch.

Thứ tư, sớm ban hành Điều lệ trường cao đẳng sư phạm, các quy định về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng sư phạm.

Thứ năm, cho phép các trường cao đẳng sư phạm tiến hành tuyển sinh chính quy ngành giáo dục mầm non năm 2021 như các năm học trước: Trường cao đẳng sư phạm tuyển sinh theo chỉ tiêu phân bổ; khi nhập học, sinh viên có bản cam kết; địa phương xem xét, duyệt cấp kinh phí hỗ trợ sinh viên theo quy định (theo nghị định 116/2020/NĐ-CP).

Thứ sáu, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, điều chỉnh, sửa đổi thông tư 24/2019/TT-BGDĐT về quy chế đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Thứ bảy, mong muốn được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo có quan điểm dứt khoát, rõ ràng đối với sứ mạng các trường cao đẳng sư phạm; sớm giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng của các trường.

Bộ sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045″ và “Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050″, để các trường và địa phương biết sứ mạng của các trường cao đẳng sư phạm địa phương sẽ như thế nào, đi về đâu.

Điều này có ảnh hưởng lớn đến vị trí việc làm của giảng viên, đặc biệt là các giảng viên có học hàm, học vị cao. Sẽ rất khó khăn về điều kiện đội ngũ nếu như việc quy hoạch mạng lưới bị chậm trễ, vì lúc đó đã có nhiều nhà giáo có trình độ tiến sĩ đã chuyển công tác…

Sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các trường

Thầy Trương Đình Thăng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị nói rằng, các trường cao đẳng sư phạm hiện nay giống như “những đứa con bị bỏ rơi”, do không bị điều chỉnh bởi Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục đại học 2018 và Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Đặc biệt là trong bối cảnh bị thu hẹp đào tạo, chưa được định hướng rõ sẽ đi đâu về đâu.

Mong mỏi của các trường là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần công bố càng sớm càng tốt về sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm, để các trường, các địa phương có thể sắp xếp và triển khai kế hoạch, hoạt động theo định hướng của Bộ.

Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng – Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nêu quan điểm: “Phải sớm giải quyết những bất cập, khó khăn đang xảy ra với các trường cao đẳng sư phạm. Không thể và không nên giải thể hệ thống các trường này bởi xét về nhu cầu đào tạo, chúng ta vẫn đang thiếu và rất cần các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học.

Đặc biệt, cần phải tính đến nhiệm vụ đào tạo giáo viên về lâu dài, cần sớm giải quyết nguyện vọng của các trường cao đẳng sư phạm hiện nay, tiến tới phát triển các trường thành trường đại học đa ngành”.

Đừng để các trường cao đẳng sư phạm trở thành những đứa con bị bỏ rơi - Hình 2

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ khẳng định, các trường cao đẳng sư phạm cần được duy trì, tồn tại và tiếp tục phát triển, thực hiện sứ mệnh đào tạo giáo viên cùng với các trường đại học. Ảnh: Tùng Dương

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nói rằng, hệ thống các trường cao đẳng sư phạm cần được duy trì, tồn tại và tiếp tục phát triển, thực hiện sứ mệnh đào tạo giáo viên cùng với các trường đại học.

Nếu các trường được sáp nhập với các trường đại học địa phương hoặc được nâng cấp để đào tạo giáo viên thì sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh từng địa phương đó.

Nhưng nếu chỉ giao cho các trường đại học sư phạm trọng điểm nhận đặt hàng đào tạo thì học sinh ở các địa phương phải đi xa để học tập, chưa kể đến có thể xảy ra những xáo trộn trong việc phân công đội ngũ này về các địa phương sau khi tốt nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phải xác định sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm, đó chính là đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo để đội ngũ giáo viên mầm non đạt trình độ cao đẳng, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đạt trình độ đại học. Và trong tương lai, các trường này sẽ phát triển thành một trường đại học đa ngành ở địa phương.

Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo có định hướng rõ ràng như vậy, các địa phương cũng sẽ tập trung đầu tư cho các trường về cơ sở vật chất (diện tích, điều kiện xây dựng,…) và đội ngũ cán bộ. Như vậy, chúng ta có sự bổ sung số lượng vào hệ thống các trường đại học.

Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho biết thêm: “Việc các trường cao đẳng sư phạm lựa chọn trở thành phân hiệu của các trường đại học sư phạm trọng điểm là không phù hợp, dẫn đến các trường cao đẳng sư phạm xa rời sứ mệnh vốn có của mình, trong khi đó, chính địa phương cũng mất đi một cơ sở đào tạo nhân lực sư phạm”.

Bàn về giải pháp đường dài cho các trường cao đẳng sư phạm, thầy Nhĩ cho rằng, đối với các tỉnh đã có trường đại học địa phương thì tiến tới sáp nhập trường cao đẳng sư phạm vào trường đại học địa phương đó. Như vậy có thể giữ được cơ sở vật chất, giữ được đội ngũ cán bộ của trường cao đẳng sư phạm và giúp trường đại học địa phương phát triển lớn mạnh hơn.

Những tỉnh nào chưa có đại học địa phương như các tỉnh Hà Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Trị,… thì nên nâng cấp các trường cao đẳng sư phạm trở thành các trường đại học địa phương, để các trường được thực hiện sứ mệnh đào tạo đội ngũ giáo viên cho chính địa phương của mình.

Đào tạo sư phạm: Cần thống nhất chuẩn chuyên môn

Đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới 2018, các trường đại học (ĐH) đào tạo sư phạm đã nhanh nhạy chuyển hướng trong việc xây dựng chương trình, mở ngành mới...

Đào tạo sư phạm: Cần thống nhất chuẩn chuyên môn - Hình 1


Đào tạo khối ngành sư phạm cần thống nhất chuẩn chuyên môn. Ảnh minh họa.

Thay đổi để thích ứng

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), toàn quốc hiện có 56 trường ĐH đào tạo sư phạm, bao gồm: 14 trường ĐH sư phạm; 42 trường ĐH đa ngành có đào tạo giáo viên; 2 học viện; 3 phân hiệu và 1 khoa trực thuộc. Với 31 ngành đào tạo trình độ ĐH; 1 ngành ở trình độ cao đẳng, tính tới tháng 12/2020, quy mô đào tạo ĐH sư phạm chính quy là 52.362 sinh viên; tổng số giảng viên là 5.866 người.

Trong đó, nhiều ngành mới mở để đáp ứng Chương trình GDPT 2018. Năm 2019, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã mở ngành đào tạo Sư phạm Khoa học Tự nhiên với 50 chỉ tiêu. Năm 2020, trường tuyển 43 chỉ tiêu cho ngành đào tạo Sư phạm Lịch sử - Địa lý. Đến năm 2021, chỉ tiêu tuyển mới với ngành Khoa học Tự nhiên lên đến 160 sinh viên, ngành Lịch sử - Địa lý là 190 em.

Nhìn chung bên cạnh việc mở các chuyên ngành sư phạm Khoa học tự nhiên và Lịch sử - Địa lý, các trường ĐH cũng xây dựng các chương trình đào tạo từ 25 -35 tín chỉ cho giáo viên (đã có 1 bằng ĐH chuyên ngành) để có thể dạy được các môn liên môn và tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đối với các khóa sinh viên đang giảng dạy, nhà trường cũng chủ động bổ sung kiến thức sư phạm liên môn để khi tốt nghiệp, các em đủ khả năng đảm nhận các môn học tích hợp trong chương trình mới.

Đào tạo sư phạm không thể giậm chân tại chỗ là quan điểm được ông Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhiều lần nhấn mạnh. Thay đổi để thích ứng với yêu cầu mới đặt ra không chỉ là việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa phổ thông mà còn là dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Muốn vậy, các trường sư phạm đẩy mạnh đổi mới mô hình và chương trình đào tạo theo hướng tăng cường rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Nhà trường phải đổi mới phương pháp dạy và học, chuyển từ truyền đạt một chiều, tiếp thu thụ động, thiếu phản biện sang cách học có tương tác và khơi dậy được tiềm năng, trí tuệ, sự tham gia của người học.

Chia sẻ quan điểm này, GS. TS Nguyễn Văn Nở (Trường ĐH Cần Thơ) cho biết: Ngay khi có chủ trương Chương trình GDPT mới, Khoa Sư phạm đã tham mưu với lãnh đạo trường và thống nhất xây dựng lại chương trình đào tạo. Trong đó chú trọng thiết kế lại chương trình đào tạo với tinh thần đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT mới; vừa đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ sư phạm trong tình hình mới.

Thống nhất chuẩn đào tạo

Một thực tế hiện nay đó là ngay trong các trường sư phạm cũng đào tạo song song các ngành nghề khác như du lịch lữ hành, quản trị nhân lực... hoặc các ngành học không phải sư phạm. Theo các chuyên gia giáo dục, điều này là xu hướng tất yếu trong bối cảnh các trường ĐH đang thực hiện hoặc tiến tới thực hiện tự chủ ĐH. Trở thành các trường ĐH đa ngành là sự thay đổi về mô hình. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là làm sao để đảm bảo chất lượng đào tạo sư phạm không giảm sút, thậm chí phải ngày càng nâng cao, đáp ứng được những thay đổi của chương trình và đời sống xã hội đặt ra.

Tại cuộc họp trực tuyến với các trường sư phạm, trường có đào tạo giáo viên trên cả nước vừa diễn ra, ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nhìn nhận, trong thời gian qua và sắp tới, các trường sư phạm đã, đang và sẽ thay đổi về mô hình; theo đó đa ngành là xu thế lớn. Không nên coi việc chuyển đổi theo xu hướng đa ngành là điều gì đó không tốt với đào tạo giáo viên. Dù đa ngành, hay thuần túy đào tạo sư phạm, điều quan trọng là đào tạo giáo viên phải đạt được các chuẩn đặt ra.

"Chúng ta chấp nhận mô hình có thể đa dạng, chấp nhận sự chuyển đổi, nhưng điều không đổi là chuẩn về chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn về nghiệp vụ mà sinh viên sư phạm cần đạt được. Do đó, các trường đào tạo giáo viên theo mô hình đa ngành cần đặc biệt lưu ý đến các nghiệp vụ sư phạm để không vì xu hướng đa ngành khiến đào tạo giáo viên giảm chất lượng. Với các trường chủ yếu đào tạo giáo viên, cũng cần cân nhắc về mô hình phát triển của mình trong tương lai"- ông Sơn nhấn mạnh.

Để làm được điều đó, hiện nay, các trường đào tạo sư phạm đều công bố công khai chuẩn đầu ra của mình để xã hội và các nhà tuyển dụng, người học đánh giá. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cũng là thước đo quan trọng để nhìn nhận về chất lượng đào tạo của nhà trường.

Theo PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, vấn đề xây dựng chương trình đào tạo là câu chuyện muôn thuở của các trường ĐH không chỉ riêng khối ngành sư phạm mà là của tất cả các trường ĐH, CĐ nói chung. Trong dòng chảy biến đổi của thời gian, những yêu cầu đặt ra đối với chương trình đào tạo cũng liên tục thay đổi. Với đào tạo sư phạm hiện nay, khung chương trình đào tạo phù hợp với chương trình, sách giáo khoa mới là yêu cầu đặt ra.

Yêu cầu chung là các trường sư phạm phải bám sát Chương trình GDPT 2018 đã được Bộ GDĐT phê duyệt để xây dựng, cải tiến khung chương trình đã có nhưng cũng cần tính đến yếu tố vùng miền, địa phương... Việc xây dựng một chương trình chung để tất cả các trường tuân theo sẽ khó khả thi mà phụ thuộc vào quan điểm, chiến lược phát triển của từng trường...

Tuy nhiên, chuẩn đầu ra với những điểm chung về chuyên môn, nghiệp vụ sinh viên cần đạt được thì trường nào cũng cần công khai và có hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục, người học và xã hội sẽ giúp giám sát việc đó.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợClip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ
14:25:41 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tận hưởng bình yên bên chồng đại giaSao Việt 21/12: Midu tận hưởng bình yên bên chồng đại gia
16:16:45 21/12/2024
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏBức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ
18:02:04 21/12/2024
Hoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giâyHoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giây
14:29:19 21/12/2024
Hiện tượng mạng đổi đời sau 1 đêm vừa livestream vừa hát, bất ngờ ở ẩn khi đang gây sốt khắp MXH hiện tại ra sao?Hiện tượng mạng đổi đời sau 1 đêm vừa livestream vừa hát, bất ngờ ở ẩn khi đang gây sốt khắp MXH hiện tại ra sao?
14:54:26 21/12/2024
Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?
14:13:31 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mẹ vợ bị con rể bán hết tài sản, U60 cay đắng ra phòng trọ 10m2 sống: Bật khóc khi nhìn thấy một thứ

Mẹ vợ bị con rể bán hết tài sản, U60 cay đắng ra phòng trọ 10m2 sống: Bật khóc khi nhìn thấy một thứ

Netizen

20:02:16 21/12/2024
Trên nền tảng Threads, một tài khoản có tên viết tắt là H.L, đang sống ở Hà Nội gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện của cô giúp việc.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 45: Bị Hùng phản bội, Kiên mất hết mọi thứ

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 45: Bị Hùng phản bội, Kiên mất hết mọi thứ

Phim việt

20:00:38 21/12/2024
Hùng tuyên bố út vốn khỏi Passion, đòi lại mặt bằng quán và yêu cầu Kiên dọn hết đồ đi. Kiên cũng đau đớn khi biết Hùng ăn cắp công thức đồ ăn nhanh mình tạo ra.
Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Tin nổi bật

20:00:12 21/12/2024
Sau sự việc hàng chục tảng đá lớn lăn xuống sát làng Tu Hon (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) do dư chấn động đất, tỉnh Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp tại đây để triển khai các biện pháp ứng phó.
Công chúa Kpop lột phăng hình tượng trong sáng, hoá quý cô sexy khoe dáng cực bốc

Công chúa Kpop lột phăng hình tượng trong sáng, hoá quý cô sexy khoe dáng cực bốc

Nhạc quốc tế

19:55:43 21/12/2024
Gạt phăng hình tượng công chúa ngọt ngào, Jang Wonyoung hoá quý cô sexy ngút trời trong chiếc mini-dress đen tiêu chuẩn.
Triệt xóa băng nhóm buôn bán động vật nguy cấp, quý, hiếm từ nước ngoài về Việt Nam

Triệt xóa băng nhóm buôn bán động vật nguy cấp, quý, hiếm từ nước ngoài về Việt Nam

Pháp luật

19:55:25 21/12/2024
Để qua mắt lực lượng chức năng, Niệm chỉ đạo Giáo chế tạo khoang bí mật sau thùng xe ô tô bán tải của Giáo để cất giấu các bì vảy tê tê trong quá trình vận chuyển.
Binz không dám nhận mình là rapper, lý do đằng sau khó ai ngờ tới

Binz không dám nhận mình là rapper, lý do đằng sau khó ai ngờ tới

Sao việt

19:51:03 21/12/2024
Dù có những thành công nhất định trong sự nghiệp, thế nhưng mới đây Binz gây bất ngờ khi chia sẻ anh từng không dám giới thiệu với mọi người về công việc của mình.
Mẹ tôi biếu thông gia một giỏ trứng nướng, nhưng chỉ nửa tiếng sau không ngờ gây hiểu lầm

Mẹ tôi biếu thông gia một giỏ trứng nướng, nhưng chỉ nửa tiếng sau không ngờ gây hiểu lầm

Góc tâm tình

19:46:26 21/12/2024
Mẹ tôi là một người phụ nữ khá thảo tính. Hơn 20 năm qua gia đình tôi đã chuyển nhà 4 lần rồi, đi tới đâu mẹ tôi cũng được hàng xóm quý mến vì cái tính hay cho hay biếu.
Quan hệ bất ngờ giữa Văn Hậu - Hải My và MC Anh Tuấn - "anh tài" gây sốt MXH khi chơi cello dưới tuyết

Quan hệ bất ngờ giữa Văn Hậu - Hải My và MC Anh Tuấn - "anh tài" gây sốt MXH khi chơi cello dưới tuyết

Sao thể thao

19:42:57 21/12/2024
Đoàn Văn Hậu bối rối về cách xưng hô với MC Anh Tuấn - người gây bùng nổ mạng xã hội với màn kéo cello dưới tuyết cực đẹp tuần qua.
Dương Mịch mặt biến sắc, nhịn nhục trước hàng triệu khán giả sau khi nghe xong 1 câu nói

Dương Mịch mặt biến sắc, nhịn nhục trước hàng triệu khán giả sau khi nghe xong 1 câu nói

Sao châu á

19:39:45 21/12/2024
Trên MXH, cư dân mạng chê trách MC sự kiện và BTC thiếu tôn trọng, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dẫn đến lỗi sai khó chấp nhận liên quan đến thông tin nghệ sĩ.
Trung Quốc: Rộn ràng không khí Giáng sinh tại Macau

Trung Quốc: Rộn ràng không khí Giáng sinh tại Macau

Thế giới

19:34:16 21/12/2024
88 địa điểm trên khắp Macau đã được trang hoàng lộng lẫy, mang đậm yếu tố kỷ niệm 25 năm ngày trở về Trung Quốc, các địa điểm cũng đặc biệt quyến rũ vào ban đêm khi hệ thống chiếu sáng được đồng thời bật lên.
Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Thời trang

19:17:34 21/12/2024
Từ công sở, dạo phố đến những buổi gặp gỡ quan trọng, với khả năng kết hợp linh hoạt cùng phụ kiện, trang phục màu trung tính luôn là lựa chọn hoàn hảo để thể hiện gu thời trang thanh thoát và tinh tế của người mặc.