Dự giờ – không còn áp lực, hình thức
Dự giờ theo cách truyền thống với mục đích đánh giá, xếp loại giờ dạy thường mang lại kết quả không như mong đợi.
Mọi hoạt động chuyên môn trong nhà trường đều phải hướng tới người học. Ảnh: Thế Đại
Do đó, cải tiến của Bộ GD&ĐT về nội dung này trong những năm gần đây, đặc biệt quy định mới tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học – được GV ủng hộ.
Nhận thức đúng về mục đích của dự giờ
Chia sẻ của ông Hà Huy Giáp – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Bắc Giang, sinh hoạt chuyên môn (SHCM) trong nhà trường được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau; trong đó hình thức SHCM theo kiểu dự giờ và rút kinh nghiệm tiết dạy được thực hiện thường xuyên nhằm phát triển năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ GV.
Trong SHCM truyền thống, hình thức này được tổ chức theo quy trình tương đối thống nhất. Trước tiên, nhà trường phân công GV chuẩn bị bài, sau đó lên lớp dạy minh họa, rồi tổ chức rút kinh nghiệm tìm ra những ưu điểm, hạn chế và sau cùng xếp loại giờ dạy.
Với cách tổ chức như vậy, ông Hà Huy Giáp cho rằng: Chưa thu hút sự tham gia tích cực của đội ngũ GV trong nhà trường. Chính vì vậy, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV phát triển rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là cán bộ quản lý, GV chưa xác định đúng mục đích, ý nghĩa của SHCM. Họ cho rằng, việc tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm sau đó để thống nhất phương pháp, quy trình dạy các môn học và đánh giá, xếp loại GV là vấn đề cốt lõi của SHCM.
“Do có sự phân khối, phân môn, nên việc dự giờ SHCM trong nhà trường thường tổ chức theo hình thức khối hoặc tổ riêng biệt. Vì thế đã tạo ra một “bức tường” ngăn cách giữa GV trong trường, họ khó có thể nhìn nhận với một mục tiêu chung, một sự cam kết cùng hành động trong việc giúp HS học tập. Việc xây dựng mối quan hệ cộng tác giữa các GV trong nhà trường trở nên khó khăn, dẫn đến sự suy giảm động cơ học tập của mỗi nhà giáo, GV chỉ thảo luận về việc dạy, hơn là việc của HS” – ông Hà Huy Giáp cho hay.
Nói thêm về hạn chế trong cách làm truyền thống, ông Hà Huy Giáp nêu: Các ý kiến nhận xét sau giờ dạy nhằm mục đích đánh giá GV, xếp loại tiết dạy. Dựa trên các tiêu chí, quy trình đã có sẵn, người dự đối chiếu với các hoạt động dạy của giáo viên.
Thông thường, người dự nhận xét nhiều về cách kiểm tra bài cũ, cách vào bài như thế nào, trình bày bảng ra sao, cách diễn đạt của GV, nội dung bài học được chuyển tải có đầy đủ và chính xác không, phương pháp sư phạm như thế nào? Giáo viên dạy có theo trình tự, có đủ các bước không? phân phối thời gian ra sao?…
Ý kiến nhận xét của người dự giờ thường chung chung, ít có minh chứng từ việc học của HS. Những ý kiến góp ý hầu như không tìm ra một kinh nghiệm thỏa mãn để cải tiến bài học.
Video đang HOT
“Không khí buổi SHCM thường rất nặng nề, có khi căng thẳng, thiếu tinh thần học hỏi để phát triển năng lực chuyên môn cho GV. Mỗi lần tham dự SHCM, giáo viên không mấy hứng thú mà ngược lại họ cảm thấy bị áp lực, mệt mỏi nên không muốn tham gia. Người phải chịu thiệt thòi hơn cả chính là HS. Kết quả, SHCM truyền thống, với mục đích đánh giá, xếp loại giờ dạy và thống nhất quy trình dạy học theo dạng bài thường mang lại kết quả không như mong đợi.” – ông Hà Huy Giáp chia sẻ.
Việc dự giờ của giáo viên chủ nhiệm góp phần đánh giá toàn diện học sinh mình quản lý hơn. Ảnh: Đại Quang
Hướng tới học sinh
Thông tư 32/2020 ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học không quy định nhiệm vụ bắt buộc của GV là phải dự giờ và hồ sơ cá nhân cũng bỏ sổ dự giờ, thăm lớp. Nhận định của cô Vũ Thị Anh, GV Trường THPT Ân Thi ( Hưng Yên), quy định này như một sự “cởi trói” cho GV về “gánh nặng” hồ sơ sổ sách.
Giáo viên chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách là: Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học); Kế hoạch bài dạy (giáo án); Sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Riêng GV chủ nhiệm có thêm sổ chủ nhiệm.
Việc điều chỉnh này rất phù hợp và tạo thuận lợi cho GV. Việc không bắt buộc GV dự giờ, nhưng dự giờ học của HS do mình chủ nhiệm, theo cô Anh là quy định mở, giúp GV chủ nhiệm đánh giá HS toàn diện hơn; đúng với hướng kiểm tra, đánh giá hiện nay: Đánh giá quá trình.
Thầy Hà Văn Long – GV Trường THPT Yên Dũng số 2, Bắc Giang cũng đồng tình với quy định này và cho rằng sẽ tốt cho GV bộ môn. “Giáo viên bộ môn chỉ cần đi dự các giờ mà họ thấy cần, dự người mà họ thấy hay, cần học hỏi, chứ không cần phải hình thức mỗi tuần một lần dự như trước đây. Họ sẽ có thêm thời gian tập trung cho chuyên môn. Giáo viên chủ nhiệm cũng sẽ được dự giờ các giờ có HS lớp mình học, như vậy sẽ nắm bắt được thêm tình hình học tập của HS ở các bộ môn khác nhau, từ đó thấy rõ hơn khả năng của các em. Tôi ủng hộ cách làm này” – thầy Hà Văn Long nêu quan điểm.
Là người tâm huyết với nội dung này, ông Hà Huy Giáp nhấn mạnh: Để các buổi SHCM trong nhà trường đạt hiệu quả, phát triển năng lực chuyên môn, mang lại nhiều ý nghĩa cho đội ngũ GV là nhiệm vụ cần thiết được đặt ra. Trong những buổi SHCM đó, GV cùng dự giờ và suy ngẫm về bài dạy; hợp tác nghiên cứu, tìm hiểu bằng cách đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm và một loạt các bước cụ thể tìm ra cấu trúc trong các bài học để giúp HS học tập một cách thực sự.
Chính vì vậy, những năm gần đây, Bộ GD&ĐT chú trọng cải tiến cách SHCM hướng tới việc phát triển năng lực chuyên môn cho GV và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Từ năm học 2006 – 2007, mô hình SHCM theo nghiên cứu bài học được triển khai thí điểm tại các trường học của tỉnh Bắc Giang đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Hoạt động dự giờ SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, hay dự giờ để nắm tình hình lớp học không nhất thiết phải xếp loại giờ dạy. Cùng với đó, không yêu cầu GV có sổ dự giờ mà chỉ cần ghi nhận qua sổ tay cá nhân để GV có tư liệu học tập. Việc dự giờ cũng cần phải linh hoạt, sao cho phù hợp, hài hòa trên tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao tay nghề chuyên môn; không tạo áp lực cho GV, HS. Chỉ khi đó, việc dạy và học mới thật sự hiệu quả, đem lại kết quả như mong muốn.
Chương trình mới cần đổi mới đánh giá chất lượng, tránh bội thực dự giờ thăm lớp
Trong giai đoạn thay đổi chương trình, thay sách giáo khoa thì việc sinh hoạt chuyên môn cũng cần xoáy vào việc tìm hiểu sâu về chương trình mới, đọc, nghiền ngẫm
Ngành giáo dục hiện đang thực hiện công cuộc đổi mới được kỳ vọng là lớn nhất từ trước đến nay. Để góp phần đạt được mục tiêu to lớn ấy thì vai trò của nhà trường vô cùng quan trọng.
Một tiết dạy dự giờ VNEN (Báo Quảng Ngãi)
Tuy nhiên, không ít trường học hiện nay vẫn chưa thật sự chuyển mình, cách làm việc, cách tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học vẫn đang trung thành với kiểu xưa cũ, thể hiện rõ nhất là việc dự giờ thăm lớp giáo viên.
Bội thực với dự giờ
Không ít cán bộ quản lý trường học hiện nay vẫn thường mặc định, đánh giá một giáo viên phải thông qua dự giờ, để nâng cao chất lượng dạy và học cũng cần phải dự giờ...
Vì thế, một năm, giáo viên nhiều trường tiểu học phải dạy và dự giờ không hề ít. Hoạt động này, không chỉ tạo áp lực cho giáo viên mà cũng không mang lại lợi ích thiết thực như nâng cao chất lượng giảng dạy như nhiều người vẫn nghĩ.
Có thể kể đến dự giờ đột xuất, dự giờ giáo viên chuyển đến, dự giờ giáo viên chuyển khối, dự giờ chuyên môn tổ, dự giờ thao giảng trường, dự giờ thao giảng cụm, dự giờ thao giảng thị xã, hội giảng cấp trường chào mừng các ngày lễ...và chưa kể dự giờ thanh tra khi trường có kiểm tra.
Để chuẩn bị cho những tiết dạy dự giờ giáo viên phải bỏ ra rất nhiều thời gian chuẩn bị cho mình, cho học sinh. Nào là chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị trò chơi cho tiết dạy sinh động, rồi phải gà bài, mớm bài, dạy đi dạy lại không ít lần.
Vì thế tiết dạy nào cũng hoàn hảo, học sinh lớp nào học cũng tốt, cũng giỏi nên rất khó học tập cũng như đánh giá những khó khăn học sinh đang mắc phải để có biện pháp giúp đỡ.
Nâng cao chất lượng chuyên môn đâu mỗi chỉ mỗi dự giờ?
Nếu dự một giờ học tự nhiên thì thông qua tiết dạy đó, giáo viên mới biết được những khó khăn học sinh đang gặp phải do chương trình quá nặng hay do giáo viên triển khai phương pháp dạy học chưa hợp lý?
Từ đó, các thầy cô giáo mới rút ra kinh nghiệm điều chỉnh kiến thức và phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Thế nhưng trước một tiết dạy cái gì cũng hoàn hảo thì những lời góp ý sẽ trở nên dư thừa và vô ích.
Không chỉ thế, để đánh giá một phương pháp dạy học mới, một mô hình giáo dục mới mà chỉ căn cứ vào những tiết dự giờ như vậy sẽ làm cho những nhận xét không sát với thực tế.
Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao mô hình dạy học, hay những tiết dạy thực nghiệm chuyên đề, thực nghiệm sách giáo khoa trong thời gian thử nghiệm luôn được đánh giá tốt nhưng khi đưa vào dạy thực tế thường vấp phải những phản ứng trái chiều.
Có nhiều biện pháp thiết thực nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
Một số cán bộ quản lý thường mặc định sinh hoạt chuyên môn là phải dự giờ để trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau. Bởi thế, giáo viên trong trường có bao nhiều đều phải lên tiết dự giờ cho toàn trường dự bấy nhiêu.
Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn thường dự 2 tiết dạy, rồi góp ý, nhận xét cũng quá trưa chưa xong nhưng rốt cuộc cũng chẳng ai học hỏi được gì nhiều. Bởi, ai cũng hiểu ở lớp mà dạy y chang những tiết dạy dự giờ thì nhiều học sinh sẽ không thể theo kịp.
Để nâng cao chất lượng dạy và học đâu chỉ mỗi dự giờ? Việc giáo viên ngồi lại với nhau trao đổi những kinh nghiệm, đưa ra những biện pháp bản thân đã và đang sử dụng hiệu quả sẽ bổ ích hơn nhiều.
Đó là biện pháp nào để giúp học sinh học yếu theo kịp chương trình? Biện pháp nào bồi dưỡng học sinh khá, giỏi đạt hiệu quả? Làm cách nào để học sinh hứng thú với học tập? Hay, cách nào để giáo dục học sinh cá biệt? Làm thế nào để học sinh ngoan hơn?...
Ngoài ra, cả tổ sẽ cùng nhau nghiên cứu một số bài học của các môn học trong tuần cùng đưa ra phương pháp dạy, hình thức tổ chức lớp học sao cho sinh động, cách vào bài gây hứng thú cho học sinh, cách tổ chức trò chơi học tập sinh động...
Những khó khăn vướng mắc trong khi dạy ở lớp, giáo viên có thể chia sẻ ra trong buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng nhau tháo gỡ...
Những điều này sẽ thiết thực hiệu quả hơn rất nhiều việc chỉ tập trung vào tiết dự giờ và cố tìm ra những lỗi sai của đồng nghiệp để còn góp ý.
Và, ngay trong giai đoạn thay đổi chương trình, thay sách giáo khoa thì việc sinh hoạt chuyên môn cũng cần xoáy vào việc tìm hiểu sâu về chương trình mới, đọc, nghiền ngẫm những bài học trong sách để tự điều chỉnh, thay thế khi chưa thật hợp lý vẫn hiệu quả hơn ngàn vạn lần kiểu sinh hoạt chuyên môn nặng dự giờ như hiện nay.
Những mặt trái khi giáo viên đi dự giờ đồng nghiệp Một khi quy định việc dự giờ của giáo viên không kiêm nhiệm chức vụ chỉ dừng lại ở việc rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau thì công việc này sẽ đơn giản hơn nhiều. Sau khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 01/11/2020, giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông không còn phải dự giờ, thăm lớp...