Từ xa xưa tác dụng chữa bệnh của tỏi đã được biết đến- đây là phương thuốc đã được sử dụng từ hàng nghìn năm nay.
Tỏi tươi có chứa những chất bổ tự nhiên có tác dụng như kháng sinh, chống virus, chống nấm, khử trùng và chống khuẩn. Ngoài ra tỏi còn là chất chống oxy hoá tuyệt vời, vì thế việc dùng tỏi hàng ngày giúp khắc phục được tác dụng có hại của các gốc tự do.
Tỏi còn có các đặc tính lợi tiểu, nó giúp loại bỏ chứng phù nề và loại các độc tố ra khỏi cơ thể, được coi là phương thuốc chống viêm rất tốt. Từ lâu tỏi còn được sử dụng một cách hiệu quả trong công nghệ làm đẹp. Dùng tỏi tươi hàng ngày giúp ngăn ngừa nhiều bệnh về da và thậm chí còn làm chậm quá trình lão hoá.
Video đang HOT
Mỗi ngày bạn hãy thử dùng một tép tỏi nghiền nhuyễn pha vào nước chấm, vào sữa chua hoặc dùng tỏi với pho mát. Tuy nhiên, dùng tỏi tươi sẽ tốt hơn, bởi vì tỏi đã nấu hoặc phi trong mỡ trong quá trình chế biến đã bị mất đi một phần những tính năng có ích. Sau đây là các cách chữa bệnh bằng tỏi đặc biệt có hiệu quả:
Chữa trứng cá
Hãy trộn nước ép của hai tép tỏi với nước dấm trắng với lượng tương đương. Dùng bông gạc tẩm ướt trong dung dịch này xoa vào những vùng da bị trứng cá vài lần trong ngày. Hiệu quả của bài thuốc tỏi- dấm chữa những nốt trứng cá chính là dựa trên cơ sở những đặc tính kháng sinh, chống nấm, khử trùng và diệt khuẩn của tỏi. Còn những chất chống ôxy hóa có trong tỏi giúp khôi phục da và bảo vệ da tránh khỏi ảnh hưởng của các gốc tự do. Dấm có khả năng khôi phục sự cân bằng độ pH.
Chữa mụn rộp
Nếu bên trong môi của bạn xuất hiện mụn rộp thì hãy cắt lát tép tỏi và nước tỏi ép vào chỗ loét. Nước tỏi rất cay cho nên sẽ bị rát nhưng vết thương sẽ chóng khô và nhanh lành, ngoài ra điều này ngăn ngừa việc nhiễm trùng ở vết loét.
Chữa bệnh vảy nến
Hãy thử dùng viên nang dầu tỏi để xử lý những vùng da bị viêm đỏ giống bệnh vẩy nến. Dùng kim để chọc thủng viên nang và bôi dầu tỏi vào chỗ bị đau.
Chữa rụng tóc
Từ nhiều thế kỷ nay tỏi vẫn được dùng như một loại thuốc thiên nhiên để chữa chứng rụng tóc. Hãy dùng dầu tỏi bôi vào chỗ tóc rụng và dùng túi hoặc mũ ngủ bịt kín lại. Lặp lại liệu pháp này liền trong vài tuần, sáng dậy nhớ gội sạch dầu tỏi.
Chữa bệnh nấm ở bàn chân
Nấm bàn chân là một bệnh lý và làm mất thẩm mỹ. Có thể dùng tỏi tươi để chữa nấm chân. Nghiền vài tép tỏi, xát một lượng tỏi đặc này vào chỗ bị nấm và băng chặt lại khi đi ngủ. Sáng ra hãy rửa chân, bôi dầu tỏi vào chỗ nấm chân và đi tất. Lặp lại cách chữa này cho đến khi nào hết ngứa và vết đỏ biến mất hoàn toàn.
Theo VNE
Tin mới nhất
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?
09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp
09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp
09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi
08:58:24 07/02/2025
Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu...
Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?
08:46:40 07/02/2025
Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa. Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng
06:16:31 07/02/2025
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân
06:14:23 07/02/2025
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối... để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?
06:12:17 07/02/2025
Tuy nhiên, với bất cứ bệnh lý nào đều có tỷ lệ diễn biến bất thường, bệnh cúm mùa cũng vậy, một số người mắc sẽ có biến chứng nặng. Diễn biến nặng ở cúm mùa như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử...
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng
06:10:01 07/02/2025
Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.
Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi
06:07:47 07/02/2025
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thu, nếu bệnh nhi đến chậm khoảng 1 giờ nữa thì dị vật có thể di chuyển xuống ruột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu... buộc phải phẫu thuật mở để xử lý.
Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn
05:48:30 07/02/2025
Vì thế, để tốt nhất cho trẻ, nếu cần ăn hoa quả gọt sẵn thì bạn nên tự tay chọn và xem trực tiếp quá trình gọt, cắt rồi cho trẻ dùng ngay sau đó.
4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh
14:47:46 06/02/2025
Thịt gà là món ăn nhiều người ưa thích thường xuyên đưa vào chế độ ăn. Thịt gà chứa nhiều protein nạc đáng kể, ít chất béo và có nhiều công thức nấu ăn với thịt gà.