Đột quỵ khi đang khám bệnh, hồi phục hoàn toàn sau 12 giờ
Người đàn ông 38 tuổi, đến Bệnh viện Đại học Y Dược tái khám bệnh mạn tính định kỳ, đột nhiên không nói được, rồi liệt tay, chân.
Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu, chụp CT não, sau đó điều trị thuốc tan cục máu đông, truyền thuốc và dùng dụng cụ lấy huyết khối chỉ trong vòng 25 phút. May mắn được phát hiện ngay tại bệnh viện và can thiệp kịp thời, người bệnh hồi phục rất nhanh, sức cơ trở lại khá tốt. Sau 12 giờ, anh hầu như không còn triệu chứng, trở lại bình thường. Hình ảnh chụp MRI sau đó cho thấy người bệnh không còn tổn thương nào trên não và hình mạch máu não được thông hoàn toàn.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết: Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, xảy đến đột ngột và rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Nếu nhận biết được các dấu hiệu và cấp cứu trong “thời gian vàng”, người bệnh có cơ hội phục hồi. Ngược lại sẽ gây ra hậu quả nặng nề với sức khỏe. Hiện tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tại Việt Nam đang có xu hướng tăng, trung bình khoảng 2% mỗi năm.
Điều trị đột quỵ tập trung vào điều trị cấp cứu. Dựa trên các phương pháp chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có hai cách để cấp cứu và thông mạch máu. Thứ nhất là dùng thuốc làm tan cục máu, phương pháp này chỉ dùng trong 4-5 giờ đầu kể từ khi người bệnh có triệu chứng đầu tiên. Thứ hai là dùng dụng cụ để thông mạch máu, thời gian “cửa sổ” để áp dụng là 6 giờ sau khi xảy ra đột quỵ. Do đó, người bệnh cần được đưa đến cấp trong thời gian sớm nhất để kịp thời can thiệp.
Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ trở thành người tàn tật, không còn khả năng tự chăm sóc bản thân, là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 25-30% người bệnh sau đột quỵ tự đi lại, phục vụ bản thân; 20-25% đi lại khó khăn và cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hàng ngày; 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Theo TS BS. Nguyễn Bá Thắng, đột quỵ là bệnh lý liên quan trực tiếp đến mạch máu não, gián đoạn việc cấp máu, làm não ngưng hoạt động, từ đó các chức năng do não điều khiển cũng sẽ ngưng hoạt động. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ: một là do mạch máu bị vỡ, hai là do mạch máu bị tắc nghẽn. Người bệnh sẽ có biểu hiện yếu, liệt, không nói được, gục xuống, thậm chí là hôn mê. Để phát hiện sớm cơn đột quỵ, cần dựa vào những dấu hiệu ban đầu (hay còn gọi là quy tắc FAST) sau đây:
F – Face (mặt): Người bệnh có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi người bệnh cười mở miệng lớn.
A – Arm (cánh tay) : Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt một bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên và giữ lại cùng một lúc.
S – Speech (nói chuyện): Người bệnh khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường, hoặc không hiểu lời nói.
T – Time (thời gian ): tranh thủ tối đa thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc gọi xe cứu thương để được cấp cứu kịp thời.
Theo bác sĩ Thắng, các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ gồm người có bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và những rối loạn về mỡ trong máu, bệnh tim, thừa cân, béo phì, người có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia… là các yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Bên cạnh đó, tuổi tác cũng yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn.
“Để phòng ngừa đột quỵ, cần giữ lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, thể dục, thể thao; chế độ ăn hợp lý, tăng cường rau xanh, giảm mỡ béo, đường bột; bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia… Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các yếu tố nguy cơ, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả”, bác sĩ khuyến cáo.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng thăm khám cho một bệnh nhân sau đột quỵ. Ảnh. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm
Hiện nay, ngày càng nhiều người đột quỵ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người chủ động phòng ngừa đột quỵ từ sớm.
Video đang HOT
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.
Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% trong số những người sống sót là có bình phục hoàn toàn.
Đột quỵ dẫn đến tử vong cao do không cấp cứ kịp thời (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Theo VTV PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh - Chuyên khoa tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính sau:
Thiếu máu não cục bộ
Trường hợp này chiếm 80-85% số ca đột quỵ, thường xảy ra do động mạch não bị hẹp và tắc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do có cục máu đông trong tim hoặc mạch máu bị xơ vữa và trôi lên não. Điều này cản trở lưu thông máu cung cấp lên não khiến tế bào não bị thiếu hụt oxy quá mức và bị chết đi. Các tế bào não bị chết sẽ ảnh hưởng đến vùng cơ thể mà nó chi phối, dẫn đến các hiện tượng như rối loạn tri giác, liệt tay chân, liệt mặt, nói ngọng...
Xuất huyết não
Xuất huyết não chiếm 15-20% các cơ đột quỵ não. Đây là trường hợp mạch máu não bị vỡ, kết quả là các chất phóng thích từ hồng cầu vỡ sẽ dẫn đến tổn thương não sau xuất huyết.
Xuất huyết não là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ (Ảnh minh họa)
Những người bị huyết áp cao đồng thời gặp phải chứng phình động mạch não hay mạch máu não bị dị dạng bẩm sinh thường có nhiều nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết não.
Bị bệnh cao huyết áp
Người mắc cao huyết áp đặc biệt có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người khác. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của những bệnh tim mạch nguy hiểm như: huyết áp cao, động mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim, đột quỵ... Nhóm bệnh nhân bị huyết áp cao thường rơi vào những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu...
Ngoài 3 nguyên nhân chính nói trên cũng phải kể đến một vài yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ như: tuổi tác và lối sống không lành mạnh. Bên cạnh đó, người cao tuổi có sức khỏe kém dễ bị đột quỵ hơn người trẻ.
Tại sao nên sớm phòng ngừa đột quỵ?
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên phòng đột quỵ từ sớm bởi những nguyên nhân:
Gây tử vong
Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước và có khiến một người đột quỵ tử vong chỉ trong vài phút. Theo một số thống kê, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 thế giới chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
Di chứng tàn tật lâu dài
Ảnh minh họa
Vì một bên não bị tổn thương trong cơn đột quỵ nên những cơ quan do vùng não đó điều khiển cũng sẽ bị ảnh hưởng để lại di chứng tàn tật lâu dài. Những di chứng đột quỵ phổ biến nhất là: Liệt nửa người, méo miệng, mất ngôn ngữ, suy giảm nhận thức... Nếu gặp di chứng này, bệnh nhân có thể phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Như vậy, đột quỵ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến gia đình và người thân.
Giảm tuổi thọ
Đột quỵ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng của người bệnh. Những tháng ngày phải đối mặt với bệnh tật dễ khiến tinh thần người bệnh xuống dốc, thậm chí trầm cảm Những tiêu cực về thể chất lẫn tinh thần dần dần khiến họ giam tuổi thọ và già đi hơn so với số tuổi.
Cách phòng ngừa đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Các thực phẩm giúp phòng tránh đột quỵ (Ảnh minh họa)
Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc
Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ
Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh
Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể
Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Không hút thuốc lá
Ảnh minh họa
Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.
Hạn chế uống bia, rượu
Thay vì thường xuyên sử dụng rượu, bia với nồng độ cao, bạn nên uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày). Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, giúp bảo vệ tim và não.
Biểu hiện của thiếu máu não thoáng qua Tôi rất hay bị hoa mắt, choáng váng, nhất là khi làm việc gắng sức. Tôi hơi lo lắng vì mẹ tôi đã từng bị đột quỵ. Có phải tôi bị thiếu máu não không, thưa bác sĩ? Vũ Thanh Tùng (Thanh Hóa) Ảnh minh họa Với những dấu hiệu kể trên thì chưa đủ căn cứ để nói bạn bị thiếu máu...