Đột quỵ do tăng huyết áp
Người đàn ông 64 tuổi, bị tăng huyết áp nhưng không điều trị, 10 ngày trước đang nói chuyện thì đột ngột xuất huyết não, co giật, bất tỉnh.
Người nhà lập tức đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cấp cứu. Lúc này, chỉ số huyết áp của bệnh nhân tăng rất cao 220/120mmHg (huyết áp bình thường ở người trưởng thành là khoảng 120/80 mmHg). Cùng các kết quả chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết não thùy trán phải.
Qua hơn 10 ngày điều trị tích cực, từ hôn mê sâu, suy hô hấp phải thở máy, bệnh nhân đã có thể tự thở được. Hiện tại, ông có thể vận động tứ chi, tỉnh táo, nói tốt.
Bệnh nhân (bên trái) hồi phục ngoạn mục sau cơn xuất huyết não, đã tỉnh táo và giao tiếp tốt. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Diệp Trọng Khải,Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, cho biết xuất huyết não thường xảy ra đột ngột, diễn biến bệnh nhanh. Bệnh có thể xuất hiện trong lúc làm việc, sinh hoạt, hoặc ngay trong giấc ngủ hay vừa thức dậy, nên rất khó phát hiện và có nguy cơ tử vong cao. Nếu can thiệp trễ, khi bệnh nhân đã hôn mê quá sâu, não bị chèn ép quá nhiều thì dù có thể giữ được mạng sống nhưng khả năng hồi phục rất thấp. Xuất huyết não là một trong hai dạng của đột quỵ.
Các dấu hiệu xuất huyết não thường gặp như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, co giật, chóng mặt, ù tai, không đứng vững, mắt mờ, người nói lắp và mất khả năng vận động hoặc mất ý thức…
Để phòng tránh đột quỵ, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người cao tuổi, có tiền sử các bệnh về huyết áp. Người có nguy cơ đột quỵ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế ăn mặn, ăn mỡ động vật và hạn chế dùng cà phê, rượu bia, thuốc lá,… thường xuyên vận động để tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Video đang HOT
“Quan trọng nhất là phải khám định kỳ, uống thuốc điều trị tăng huyết áp thường xuyên, không tự ý bỏ thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa”, bác sĩ Khải nhấn mạnh.
Tăng huyết áp gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với tim và mạch máu, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ (gồm cả nhồi máu não và xuất huyết não). Cơ chế gây bệnh là khi huyết áp tăng, lực tác động của máu lên thành động mạch cao hơn mức cần thiết. Lâu ngày, mạch máu bị tổn thương, không đàn hồi tốt nữa. Mạch có thể bị vỡ khi cục máu đông dồn ép, gây xuất huyết.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị tăng huyết áp. Có gần 40% không biết bệnh, 69% không được kiểm soát.
Đột quỵ "hỏi thăm" bất cứ ai
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, dù là đang làm việc gắng sức hay nghỉ ngơi
Chỉ trong vòng vài ngày đã liên tiếp xảy ra 3 ca đột quỵ, cướp đi mạng sống 2 người: một là giáo viên trẻ và một là nghệ sĩ nổi tiếng; riêng một người may mắn được cứu sống nhờ chuyển đến cơ sở y tế kịp trong lúc đợi máy bay.
Những hiêu lâm chết người
Ba nạn nhân đột quỵ trên thuộc nhóm người có cuộc sống về thể chất, tinh thần ổn định. Nữ giáo viên trẻ tầm 30 tuổi sau ngày chấm thi, buổi sáng đi làm đã có biểu hiện hoa mắt, mệt, nằm nhà nghỉ đến trưa và khi người nhà phát hiện thì đã quá nặng, không qua khỏi. Còn nam nghệ sĩ bị đột quỵ trong lúc đi thang bộ tập thể dục trong chung cư tầm giờ trưa vắng người, khi được phát hiện thì đã muộn.
Bác sĩ chuyên khoa I Trân Thi Mai Uyên, Trương Khoa Nôi thân kinh - Đôt quy Bệnh viện Gia An 115 (TP HCM), cho biết trong qua trinh kham chưa bênh, ba đa găp rât nhiêu ngươi tre co suy nghi răng đột quỵ hâu như chỉ xảy ra ở độ tuổi trung niên, rât it găp ơ đô tuôi thanh thiêu niên.
Thưc tê, trước đây đôt quy chủ yếu gặp ở nhóm người cao tuổi (trung bình 50-70 tuổi), thường có tiền sử bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường. Tuy nhiên, hiện nay đột quỵ (cả nhồi máu não và xuất huyết não) đang gia tăng ở người trẻ. Không ít trường hợp tử vong hoặc phải sống cả đời trong cảnh tàn phế sau cơn đột quỵ, dù tuổi đời còn rất trẻ.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Gia An 115 (TP HCM)
Theo các chuyên gia, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi 18-50. Tại Việt Nam, tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới gấp 4 lần nữ giới.
Chinh vi vây, ngươi tre tuổi dù đang cảm thấy bản thân khỏe mạnh cũng không nên chủ quan bởi đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai và khi ấy, hệ lụy sẽ rất khó lường.
Ngoài ra, nhiêu ngươi cung lâm tương răng chi nhưng ngươi thưa cân, beo phi mơi phai lo lăng vê đôt quy. Tuy nhiên, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường... la nhưng bênh ly nên co liên quan mât thiêt vơi đôt quy va nhưng bênh nay hoan toan co thê xay ra ơ nhưng ngươi co cân năng binh thương hoăc gây.
Môt hiêu lâm thương găp khac vê đôt quy la cac cơn đột quỵ hoan toan không hề có dấu hiệu báo trước. Theo bác sĩ Mai Uyên, trong rât nhiêu trương hơp, ngươi bênh xuât hiên cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, nêu ngươi bênh đi kham ngay va chu đông ap dung cac biên phap phong tranh thi se giam nguy cơ khơi phat cơn đôt quy.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là vàng, vì nếu chậm trễ, mỗi phút qua đi sẽ có 2 triệu tế bào thần kinh bị mất. Nếu tim ngưng đập trong gần 20 phút, tim vẫn có thể hồi phục nhưng chỉ cần thiếu ôxy chưa đến 10 giây, não đã mất ý thức, khó hồi phục.
TS-BS Nguyễn Bá Thắng - Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Trưởng Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - cho biết đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, dù là đang làm việc gắng sức hay nghỉ ngơi. Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt, để bảo đảm "thời gian vàng", nhằm giảm thiểu những nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TP HCM, sự chậm trễ trong cấp cứu đột quỵ thường do người dân chưa hiểu biết đúng về tình trạng này. Khi thấy có người lăn ra bất tỉnh, tưởng rằng họ bị "trúng gió" và tìm cách sơ cứu bằng những biện pháp dân gian như giật tóc, xức dầu, cạo gió, bấm huyệt thay vì chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và xử trí.
Bác sĩ Mai Uyên khuyên cao trên thị trường hiện có rất nhiều thực phẩm chức năng được quảng cáo như "thần dược" phòng ngừa đột quỵ. Các thực phẩm chức năng này không thể thay thế được thuốc, chỉ có tác dụng hỗ trợ. Các trang mạng xã hội có chia sẻ chương trình "đứng một chân để phát hiện đột quỵ" cũng chưa có cơ sở khoa học.
Để phòng ngừa "sat thu" đôt quy, mỗi người cần xây dựng lối sống lành mạnh như hạn chế bia rượu; không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích; tuân thủ chế độ ăn uống điều độ, nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, giảm muối, giảm mỡ; tập luyện thể dục hằng ngày; tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài.
Thận trọng thuốc giảm cân
Bộ Y tế nhiều lần cảnh báo việc lạm dụng thuốc giảm cân là con dao hai lưỡi. Nhiều sản phẩm được quảng cáo giúp giảm cân an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số thuốc giảm cân có chứa chất cấm sibutramine. Sibutramine là hoạt chất đã bị Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấm sử dụng (theo Công văn số 5149/QLD-CL ngày 14-4-2011). Chất sibutramine tạo cảm giác no và không thèm ăn nhưng tăng nguy cơ co giật, đau tim, loạn nhịp tim và đột quỵ.
Bị đột quỵ khi ở một mình, phải làm sao? Trên thực tế những người bị đột quỵ khi sống một mình thì tỷ lệ tử vong của họ cao hơn so với những nhóm người người khác sống với gia đình, người thân, bạn bè,... Ảnh minh họa. Một vấn đề ở đây được đặt ra chính là sự chậm trễ trong cấp cứu đột quỵ. Khi đột quỵ xảy ra đặc...