Động tác nhỏ ai cũng làm được, có tác dụng bổ thận, chữa đau lưng, ngừa đột quỵ
Kiễng gót chân chỉ là một động tác nhỏ nhưng lại là một phương pháp giữ gìn sức khỏe cổ xưa. Người trung niên và cao tuổi thường xuyên kiễng chân, sẽ bất ngờ với hiệu quả của nó mang lại.
Đôi bàn chân chịu trọng lực toàn bộ cơ thể, giúp chúng ta đi lại hàng ngày. Bởi vậy từ thời xa xưa người dân đã ngâm chân bằng nước ấm mỗi tối để giữ gìn đôi bàn chân khỏe mạnh. Trên thực tế bàn chân chứa rất nhiều huyệt đạo liên quan đến các bộ phận trong cơ thể, do đó các chuyên gia Đông y cho rằng, biện pháp kiễng gót chân có thể mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Kiễng gót chân là một bài tập aerobic tốt
Ảnh minh họa
Khi bạn kiễng chân lên, lượng máu bị ép ra mỗi khi cơ bắp chân hai bên co lại gần tương đương với lượng máu do tim đập ra. Nó không chỉ giữ cho nhịp tim của con người ở mức khoảng 150 nhịp/phút, để máu có thể cung cấp đủ oxy cho cơ tim, có lợi cho sức khỏe tim mạch của con người, mà còn rèn luyện cơ bắp và mắt cá chân, ngăn ngừa giãn tĩnh mạch và tăng cường sự ổn định của khớp cổ chân.
Hơn nữa, tập luyện kiễng gót chân còn có thể vận động chân tay và trí óc, loại bỏ các vấn đề mệt mỏi do não phải tập trung sử dụng trong thời gian dài, giảm hoa mắt chóng mặt. Điều quan trọng nhất là nó có thể tránh được tổn thương khớp gối, đây là bài tập tốt cho nhiều người cao tuổi mà khớp gối không được tốt lắm.
Ngoài ra, kiễng gót chân còn có nhiều tác dụng không ngờ:
1. Bổ thận khí
Ảnh minh họa
Những người thận khí yếu, thận dương không đủ thường có các triệu chứng như sợ lạnh, đau gót chân, chi dưới sưng tấy, có thể thực hiện bài tập kiễng gót chân thường xuyên để phát huy tác dụng bổ sung dương khí cho thận.
2. Phòng và điều trị chứng đau thắt lưng
Khi bị phong hàn, tà khách ẩm lạnh xâm nhập vào kinh lạc bàng quang, khí huyết không thông. Kích thích kinh mạch bàng quang bằng động tác kiễng gót chân có thể khai thông kinh lạc nhưng không gây đau đớn, đồng thời có thể ngăn ngừa đau lưng, thoái hóa đốt sống cổ.
Video đang HOT
3. Phòng chống đột quỵ
Đột quỵ là chứng bệnh phổ biến thường gặp ở những người lớn tuổi, bệnh nhân mỡ máu, người thừa cân, béo phì, huyết áp… Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tình trạng thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém, hay gặp phải biểu hiện bị chóng mặt, ù tai, đau đầu sau gáy.
Nhằm ngăn ngừa chứng bệnh nguy hiểm này, người bệnh nên dành thời gian tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, bài tập kiễng gót chân có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu một cách hiệu quả mà bạn nên tham khảo và thực hiện thường xuyên liên tục để thấy được kết quả.
4. Ngừa tiểu kém
Nam giới đi tiểu khó, theo Tây y là bệnh về tuyến tiền liệt, thường gặp hơn là phì đại tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt. Theo quan điểm của Trung y, đó là do bàng quang khí hóa không thông. Bài tập kiễng gót chân là một mẹo nhỏ để điều trị bệnh tuyến tiền liệt.
Phương pháp tập luyện kiễng gót chân cụ thể:
1. Đứng kiễng gót chân
Ảnh minh họa
Giữ cơ thể đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai và hít thở sâu : Từ từ kiễng gót chân hết cơ giữ nguyên tư thế từ 5 – 10 giây, sau đó hạ từ từ gót chân chạm đất, lặp lại động tác từ 5 – 10 lần mỗi nhịp. Ngày tập từ 2 – 3 lần có thể là sáng sớm, cuối chiều hoặc trước khi đi ngủ.
2. Đi kiễng gót chân
Mỗi lần đi từ 30 đến 50 bước, nghỉ ngơi một lúc, sau đó lặp lại vài lần nữa tùy theo thể trạng của bạn, với tốc độ vừa phải, thoải mái.
3. Ngồi kiễng gót chân
Ngồi trên một chiếc ghễ, giữ cho đầu gối và đùi ngang với nhau, có thể đặt hai chai nước suối hoặc một vật nặng trên đùi để tập tạ, mỗi lần kiễng chân 30-50 lần, có thể tự điều chỉnh tốc độ.
Lời khuyên:
1. Khi thực hiện các bài tập kiễng gót chân, không dùng lực quá mạnh, nếu không sẽ dễ gây đau các đầu ngón chân. Nếu mới tập cảm thấy đau, đừng lo lắng, hãy nghỉ ngơi và ngâm chân bằng nước nóng, cơ thể sẽ hồi phục trở lại.
2. Ngoái ra những người ngồi nhiều, hay đứng lâu, tốt nhất nên thực hiện bài tập kiễng chân khoảng 30 phút để máu lưu thông trở lại chi dưới, khiến chi dưới không tê mỏi khi đứng, ngồi quá lâu.
Đau ở 9 vị trí này cảnh báo cơn đau tim, đột quỵ sắp "ghé thăm" bạn
Dưới đây là những vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính không thể bỏ qua.
1. Đau xương ức hoặc vùng tim
Đau xương ức hoặc đau tim, người khó chịu, đổ mồ hôi, sợ hãi là một trong những dấu hiệu mắc nhồi máu cơ tim cấp tính.
2. Đau ở ngực trước, vai trái, nách trái
Đau cánh tay trái hoặc cẳng tay trái và bị tức ngực có thể liên quan đến bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính.
3. Đau xương ức và cổ
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành thường bị đau tức ngực, đau vai, đau cánh tay, đau xương ức và đau cổ. Người trung niên và người cao tuổi cần cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính.
4. Đau lưng
Đau ở vùng thắt lưng, lưng và vai cũng là dấu hiệu mắc nhồi máu cơ tim cấp tính.
5. Đau bụng trên
Nếu bệnh nhân bị ra mồ hôi, nôn mửa, đau bụng trên hoặc thậm chí ngất, khả năng bị nhồi máu cơ tim cấp tính rất cao.
6. Đau cổ
Bởi vì các dây thần kinh ở vùng cổ họng và tim bị chi phối bởi các dây thần kinh cột sống. Khi bị thiếu máu và thiếu oxy, các chất axit và peptide như axit lactic, axit pyruvic và axit photphoric sẽ được sản xuất ra, kích thích dây thần kinh phế vị gây đau họng. Nếu bạn bị đau họng nhưng không rõ nguyên nhân kèm tức ngực, đổ mồ hôi hoặc buồn nôn, có thể bạn đã mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
7. Đau hàm, đau răng
Khi cơ thể có những triệu chứng như đau hàm, đau răng kèm theo chóng mặt và đổ mồ hôi, thì có khả năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính.
8. Đau nửa đầu
Một số người nghĩ rằng đau nửa đầu được gây ra do co thắt mạch não trước khi bị nhồi máu cơ tim, nó cũng có thể được gây ra do mắc rối loạn vận mạch.
9. Đau chân bên trái, háng trái
Đau đột ngột ở chân trái, tức ngực, khó thở và đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu mắc nhồi máu cơ tim cấp.
Tại sao nên bỏ ngay thói quen ngồi bắt chéo chân? Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Mỹ, ngồi quá nhiều làm tăng nguy cơ tử vong do các bệnh mạn tính. Đối với những người có yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông cao, cần phải tránh ngồi bắt chéo chân - ẢNH: SHUTTERSTOCK Nhưng có một tư thế ngồi đặc biệt nguy hại, đó là...