Đồng Nai phát hiện ca nhiễm vi khuẩn ‘ăn thịt người’
Bệnh nhân 14 tuổi, ở Đồng Nai, được phát hiện nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore sau lần nạo hạch vùng cổ tại bệnh viện tỉnh.
Vết loét đặc trưng của bệnh Whitmore. Ảnh: Science Direct.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai, bệnh nhân tên T.T.D.M. (14 tuổi, trú tại huyện Xuân Lộc) được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai sau khi phát hiện có nổi hạch vùng cổ. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán em M. bị viêm hạch và được cho điều trị tại nhà.
Ngày 22/8, bác sĩ sĩ chỉ định bệnh nhân nhập viện mổ lấy hạch. Mẫu bệnh phẩm được gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để xét nghiệm. Sau 7 ngày, kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore).
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của em M. vẫn bình thường. Bệnh nhân đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Gia đình và những người có tiếp xúc với bệnh nhân hiện chưa ghi nhận triệu chứng tương tự.
Whitmore là bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh thường xâm nhập vào cơ thể người qua da bị trầy xước.
Những người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm khuẩn là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Ngoài ra, một số người mắc bệnh còn do hít phải những hạt bụi hay uống nước, ăn những thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Việc lây truyền từ người sang người hay truyền từ động vật sang người rất hiếm gặp.
Video đang HOT
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau, xuất hiện cùng lúc hoặc lẻ tẻ như viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn da mô mềm: áp xe dưới da, mụn mủ, viêm mô tế bào; áp xe đa cơ quan như gan, lách, thận, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai, áp xe đa ổ ở mô dưới da… Những tổn thương này có dạng loét, gây hoại tử một hoặc nhiều nơi trên cơ thể.
Bệnh có khả năng tái phát cao nếu không điều trị đúng cách và theo dõi sát. Cho đến nay, Whitmore vẫn chưa có vaccine dự phòng.
Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần:
- Đảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
- Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội; không xử lý, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm có bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng; Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/ gần nơi bị ô nhiễm.
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) nếu thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, người bệnh cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm.
- Khi nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn, phát hiện và điều trị kịp thời.
Vi khuẩn khiến trên 500 người ngộ độc ở Đồng Nai nguy hiểm như thế nào, cách phòng ngừa?
Kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở thành phố Long Khánh (Đồng Nai) cho thấy đa số bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Theo Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Salmonella là vi khuẩn đường ruột, có trong phân người, động vật bị nhiễm bệnh và môi trường.
Theo Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, các loại thực phẩm có nguy cơ dễ bị nhiễm Salmonella gồm: thịt gia cầm và các sản phẩm từ thịt; trứng, các sản phẩm từ trứng và các loại thực phẩm khác như trái cây và rau củ, chocolate, ngũ cốc, bơ đậu phộng, bánh, gia vị...
Các nạn nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai. Ảnh: TTXVN
Các vụ ngộ độc lớn trên cả nước liên quan đến vi khuẩn Salmonella gồm: vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Ischool Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11/2022; vụ ngộ độc bánh mì Phượng ở Hội An, tỉnh Quảng Nam vào tháng 9/2023; vụ ngộ độc bánh su kem tại thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh vào tháng 9/2023; vụ cơm gà Trâm Anh tại Nha Trang (Khánh Hòa) vào tháng 3/2024 và vụ gần đây nhất là vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở thành phố Long Khánh (Đồng Nai).
Các yếu tố góp phần gây ra ngộ độc thực phẩm như: Thực phẩm được nấu chín nhưng không dùng ngay mà bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong thời gian quá lâu (thường hơn 2 giờ) hoặc bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ không thích hợp.
Bên cạnh đó, nhiệt độ hâm nóng thức ăn chưa đạt yêu cầu như hâm nóng thực phẩm trong thời gian quá nhanh làm cho thực phẩm chưa nóng đều; bảo quản thực phẩm không đúng cách làm lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.
Các dụng cụ, thiết bị dùng để chế biến thực phẩm không được vệ sinh sạch sẽ; sử dụng các thực phẩm bị nhiễm bệnh; người bệnh chạm tay vào thực phẩm đã chế biến sẵn cũng góp phần gây ra ngộ độc thực phẩm.
Theo chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành, lượng vi khuẩn Salmonella trong thực phẩm phải đủ lớn mới có thể gây ra ngộ độc. Vì khi qua dạ dày, chúng sẽ bị tiêu diệt một phần bởi dịch vị tiết ra ở dạ dày, lượng Salmonella còn lại xuống tới ruột non mới có cơ hội phá hủy lớp niêm mạc ruột gây ra triệu chứng ngộ độc.
Phòng Quản lý ngộ độc thực phẩm Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh khuyến cáo, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu...) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để xử lý kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.
Theo đó, để phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc, cần thực hiện theo thông điệp "5 chìa khóa để thực phẩm an toàn hơn" của Tổ chức Y tế thế giới:
Tách riêng thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến nhằm tránh việc lây nhiễm chéo.
Nấu chín kỹ thức ăn nhằm tiêu diệt hết vi khuẩn gây hại.
Giữ thực phẩm sạch bằng cách giữ bàn tay sạch trước và trong khi chế biến thực phẩm; giữ cho dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm phải sạch; giữ cho khu vực bếp sạch, phòng chống động vật, côn trùng gây hại có thể xâm nhập.
Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn: Thực phẩm sau nấu chín nên dùng ngay, không nên để thực phẩm đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng; thực phẩm chưa dùng hết nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh càng sớm càng tốt; không nên sử dụng thực phẩm được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh quá lâu (không quá 5 ngày); không rã đông thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ phòng.
Sử dụng nước và nguyên liệu thực phẩm sống sạch, an toàn: Chọn nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của nguyên liệu thực phẩm.
Bác sĩ đưa ra cảnh giác về 'khuẩn ăn thịt người' vào mùa mưa Trước khi nhập viện 3 ngày, ông N.V.C (59 tuổi, ngụ thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) sốt cao, người lừ đừ, đau vùng lưng nhiều hơn, không tự đi lại được, các hoạt động sinh hoạt cá nhân phải có người hỗ trợ. Kết quả xét nghiệm tại bệnh viện cho thấy, ông C. bị mắc "vi khuẩn ăn thịt...