Hai cháu bé ở Quảng Trị mắc bệnh Whitmore
Hai cháu bé ở Quảng Trị nhiễm vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore) được điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Bệnh viện Trung ương Huế thời gian gần đây đã tiếp nhận điều trị cho 2 trẻ mắc bệnh Whitmore đều đến từ Quảng Trị. Ảnh minh họa: Pexels.
Chiều 6/8, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết trong số 2 bệnh nhi nhiễm vi khuẩn Burkhoderia seudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore) điều trị tại Trung tâm Nhi, đến nay, một trường hợp hồi phục tốt đã ra viện về điều trị ngoại trú.
Theo đó, bệnh nhi N.L.D.H. (19 tháng t.uổi, trú huyện Hải Lăng, Quảng Trị) khởi phát bệnh với dấu hiệu sưng đau vùng mang tai trái, vào viện tại khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Trung ương Huế, để xẻ abces (áp xe). Sau đó, trẻ được cấy dịch abces ra vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore) nên đã chuyển tới Trung tâm Nhi khoa.
Video đang HOT
Qua 2 tuần điều trị với kháng sinh tĩnh mạch, bé H. ổn định sức khỏe, vết thương mang tai khô và đã ra viện điều trị ngoại trú với kháng sinh trong ít nhất 3 tháng, tái khám định kỳ.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi T.N.N. (6 tháng t.uổi, trú huyện Cam Lộ, Quảng Trị). Bệnh nhi phát bệnh trước vào viện 5 ngày với sốt cao liên tục, đi cầu phân lỏng 6-7 lần/ngày kèm thở nhanh, khó thở.
Trong thời gian điều trị tại bệnh viện tuyến dưới, trẻ được chẩn đoán và điều trị n.hiễm t.rùng huyết nhưng không đỡ sốt, thở nhanh, khó thở nên chuyển tuyến đến Bệnh viện Trung ương Huế.
Tại đây, kết quả cấy m.áu ra vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei, chẩn đoán abces phổi kèm nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei. Bé được điều trị kháng sinh tích cực đường tĩnh mạch phối hợp kháng sinh đường uống.
Sau 3 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi hết sốt, đỡ khó thở nhưng còn ho, đờm nhiều, tiếp tục điều trị kháng sinh theo phác đồ.
ThS.BS Trần Thị Hạnh Chân, Phụ trách khoa Tiêu hóa, Tiết niệu, Bệnh nhiệt đới (Trung tâm Nhi), cho biết bệnh Whitmore chủ yếu lây qua đường tiếp xúc da hoặc thức ăn, nước uống có vi khuẩn. Bệnh thường xuất hiện ở các thời điểm diễn ra bão lụt, nơi có điều kiện vệ sinh kém.
Bệnh nhân mắc bệnh cần điều trị kháng sinh dài ngày, thường bằng kháng sinh tiêm 2-4 tuần. Nếu đáp ứng tốt, bệnh có thể điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường uống ít nhất trong 3 tháng.
Theo bác sĩ Chân, việc điều trị bệnh Whitmore ở t.rẻ e.m, việc dùng thuốc thường khó tuân thủ do trẻ không hợp tác, nôn mửa. Ngoài ra, trong quá trình điều trị có trẻ bị suy giảm miễn dịch và tái phát bệnh, phải kéo dài thời gian điều trị đến khoảng một năm.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2014-2019, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận khoảng 83 trường hợp được chẩn đoán Whitmore (cấy bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei). Từ năm 2020 trở lại nay, số ca bệnh giảm dần. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận 17 ca bệnh.
Thừa Thiên - Huế: Điều trị hai ca bệnh Whitmore ở trẻ nhỏ
Ngày 6/8, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, Thừa Thiên - Huế cho biết, vừa qua Trung tâm Nhi khoa của đơn vị tiếp nhận, điều trị hai trường hợp nhiễm vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei, bệnh Withmore.
Đến nay, một bệnh nhi (19 tháng t.uổi) đã ổn định sức khỏe và được ra viện điều trị ngoại trú.
Khoảng 2 tuần trước, bệnh nhi 19 tháng t.uổi (trú huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) khởi phát bệnh với dấu hiệu sưng đau vùng mang tai trái, nhập viện tại Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Trung ương Huế để xẻ abces (áp-xe). Sau đó, bệnh nhi được cấy dịch abces ra vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore) nên được chuyển sang Trung tâm Nhi khoa.
Sau 2 tuần điều trị với kháng sinh tĩnh mạch, bệnh nhi đã ổn định sức khỏe, vết thương mang tai khô và được cho ra viện điều trị ngoại trú với kháng sinh trong ít nhất 3 tháng, tái khám định kỳ.
Trường hợp mắc bệnh Whitmore nặng hơn là bệnh nhi (6 tháng t.uổi, trú huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị). Cháu bé khởi bệnh trước nhập viện 5 ngày với sốt cao liên tục, đi cầu phân lỏng 6-7 lần/ngày kèm thở nhanh, khó thở. Quá trình điều trị tại bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhi được chẩn đoán và điều trị n.hiễm t.rùng huyết nhưng không đỡ sốt, thở nhanh, khó thở nên được chuyển tuyến đến Bệnh viện Trung ương Huế.
Tại đây, trẻ được cấy m.áu ra vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei và được chẩn đoán bị abces phổi kèm nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei. Các y bác sĩ Trung tâm Nhi khoa đã tiến hành điều trị kháng sinh tích cực đường tĩnh mạch phối hợp kháng sinh đường uống cho trẻ. Sau 3 ngày hồi sức tích cực, trẻ hết sốt, đỡ khó thở nhưng còn ho, đờm nhiều. Bệnh nhi tiếp tục được điều trị kháng sinh theo phác đồ dài ngày trong thời gian tới.
Người nhà bệnh nhi 6 tháng t.uổi cho biết, nước sinh hoạt và ăn uống trong gia đình được lấy từ nước giếng khoan qua máy lọc. Nguồn nước này cũng được sử dụng để vệ sinh cho trẻ.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hạnh Chân, Phụ trách khoa Tiêu hoá, Tiết niệu, Bệnh nhiệt đới, Trung tâm Nhi khoa, bệnh Whitmore chủ yếu lây qua đường tiếp xúc da hoặc thức ăn, nước uống có vi khuẩn. Bệnh thường xuất hiện ở các thời điểm diễn ra bão lụt, nơi có điều kiện vệ sinh kém.
Bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị kháng sinh dài ngày, thường là kháng sinh tiêm từ 2-4 tuần. Nếu đáp ứng tốt, người bệnh có thể điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường uống ít nhất trong 3 tháng.
"Việc điều trị bệnh Whitmore ở t.rẻ e.m tương tự như người lớn, là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc đối với các bệnh nhi thường khó tuân thủ do trẻ không hợp tác, nôn mửa. Thậm chí, trong quá trình điều trị có trẻ bị suy giảm miễn dịch và tái phát bệnh, phải kéo dài thời gian điều trị đến khoảng 1 năm" - Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hạnh Chân chia sẻ.
Từ 2014-2019, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận khoảng 83 trường hợp được chẩn đoán Whitmore (cấy bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei). Cao điểm từ tháng 10 đến giữa tháng 11/2020, có 28 bệnh nhân Whitmore được ghi nhận. Trong đó, nhiều trường hợp đến viện ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng... khiến việc điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.
Tuy nhiên, số ca bệnh Whitmore ghi nhận từ năm 2020 đến nay đã giảm dần. Từ đầu năm 2024 đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận và điều trị 17 ca bệnh.
Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế Hoàng Thị Lan Hương cho hay, thời gian qua, đơn vị đã hỗ trợ các cơ sở y tế khu vực miền Trung, Tây Nguyên nâng cao năng lực cấy vi khuẩn và phát hiện ca bệnh dương tính vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei. Nhờ đó, nhiều trường hợp được chẩn đoán bệnh ngay từ giai đoạn sớm, góp phần giảm tỉ lệ biến chứng và tăng tỉ lệ điều trị thành công.
Hoại tử chân do dùng nọc ong chữa bệnh Sau khi dùng nọc ong chích vào vùng đau, chân bệnh nhân sưng đỏ, hoại tử da. Sau khi bị ong đốt, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sưng đau kéo dài tại vị trí bị đốt, dẫn đến mưng mủ khớp gối. Ảnh: BVCC. Có t.iền sử viêm khớp dạng thấp 20 năm nay, chị H, 43 t.uổi ở Hà Tĩnh thường...