Don sông Trà – Hương vị mặn mòi từ những lam lũ của người dân Quảng Ngãi
Cùng với tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng… thì don là sản vật vô cùng đặc biệt được thiên nhiên ưu ái dành tặng riêng cho vùng quê “núi Ấn sông Trà”.
Kể cũng lạ, Quảng Ngãi có đến bốn dòng sông lớn gồm Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu và sông Vệ, nhưng don chỉ xuất hiện nơi dòng Trà Khúc hợp lưu với sông Vệ trước khi đổ ra cửa biển Cổ Lũy. Vì vậy, ngoài các xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú (nơi hạ lưu sông Trà chảy qua) và vùng Nghĩa An, Nghĩa Hòa của huyện Tư Nghĩa (thuộc hạ lưu sông Vệ) thì không thể tìm thấy don ở bất cứ nơi nào khác.
Người Quảng Ngãi xưa có câu “Con gái làng Son không ngon bằng tô don Vạn Tượng”. Thế mới biết, dẫu chỉ là câu ví đùa vui nhưng “tuyệt thế giai nhân” rồi cũng phải “lép vế” trước món ngon khó cưỡng mang đậm nét ẩm thực truyền thống của người dân xứ Quảng.
Những tháng “nắng hung nắng dữ” thì con don mới dâng hết độ ngon ngọt (Ảnh: Don Cổ Lũy)
Don là loài nhuyễn thể sinh trưởng trong nước lợ (nơi tiếp giáp giữa sông và biển), gần giống với hến nhưng don vùi sâu dưới cát, còn hến ở trên bề mặt nên don có vị ngọt và thơm hơn hến. Kích thước don nhỏ hơn (dài khoảng 1cm), ruột dài, màu trắng đục (ruột hến thường tròn), hai nửa vỏ màu vàng hoặc đen nhạt úp vào nhau tựa hình hột xoài, có tua màu hồng ở xung quanh.
Tới mùa khô hạn (khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm), người dân vùng hạ lưu sông Vệ, sông Trà lại bắt đầu mùa cào don. Như người sông Vệ hay nói, phải những tháng “nắng hung nắng dữ” thì con don mới dâng hết độ ngon ngọt cho người.
Don có vị ngọt và thơm hơn hến (Ảnh: phongnhaexplorer)
Người ta thường đi cào don lúc nước ròng (tức là khi con nước đang xuống) – một công việc tương đối cực nhọc với người dân nơi đây. Don sống vùi trong cát nên việc cào don khó hơn xúc hến. Dụng cụ cào don gồm một cán tre dài 2,5m, thùng cào dài 1m được gắn với dây đeo ngang hông, người cào một tay cầm cán tre, tay còn lại tì thắt lưng lấy thế đi giật lùi.
Video đang HOT
Don thường lẫn nhiều rác, sỏi nên sau khi cào don về phải chà sạch vỏ, tỉ mỉ rửa nhiều nước rồi lại ngâm trong nước gạo khoảng 4 giờ cho don nhả hết bùn cát. Khi don đã sạch, người ta cho don vào nồi luộc với tỷ lệ 1 bát don, 2 bát nước. Lúc nồi nước sôi đang nghi ngút khói thì cho don vào, khuấy nhẹ tay. Don gặp nóng đột ngột sẽ tự tách vỏ, nở bung ra, dùng đũa đảo vài lượt cho ruột don rời khỏi vỏ rồi đãi lấy ruột.
Don chế biến nhiều món ngon như canh, cháo, xào, gỏi (Ảnh: Đồng hương Quảng Ngãi)
Những con don tuy chỉ bé bằng đầu đũa ấy lại chế biến được rất nhiều món ngon như nấu canh, nấu cháo, ruột don xào hoặc trộn gỏi, ăn kèm bánh tráng (bánh đa)…
Với món don xào, bạn chỉ cần đợi dầu nóng già thì cho ruột don vào đảo nhẹ tay, đến khi don săn lại, nổ lách tách trong chảo thì nêm chút mắm, bột ngọt, rắc hạt tiêu, vài lát ớt, thêm ít hành tây, rau răm rồi tắt bếp. Ruột don xào có thể ăn với cơm, xúc bánh tráng nướng hoặc làm mồi nhậu lai rai thì ngon hết nấc.
Canh don ăn với bánh tráng gạo nướng (Ảnh: phongnhaexplorer)
Nước luộc don có thể dùng để nấu cháo. Một nhúm gạo được vo sạch thả vào nồi nước don ninh nhừ. Đến khi gạo chín nhuyễn, thêm vài lát gừng tươi thái chỉ rồi nhấc xuống. Nồi cháo don ngọt dịu, dậy hương thơm quyến rũ của các gia vị bổ sung như hành, tiêu… là món ăn phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, ở Quảng Ngãi, phổ biến nhất là món canh don kèm bánh tráng gạo nướng, vắt thêm miếng chanh cùng vài quả ớt sim, vừa ăn vừa hít hà.
Để nấu món này, người ta thường chắt phần nước luộc don trong, bắc lên bếp đun sôi trở lại rồi thả ruột don mới đãi vào, nêm gia vị vừa ăn, nhưng nhất định phải có chút cay the từ ớt để kích thích vị giác.
Sở dĩ nước don ngọt là bởi mật don tiết ra (Ảnh: Bảo Khánh)
Theo những người giàu kinh nghiệm chia sẻ, sở dĩ nước don ngọt là bởi mật don tiết ra, nhưng phải nấu đủ lượng thì nước don mới ra chất ngọt. Còn “bao nhiêu là đủ”, ấy lại thuộc về bí quyết của riêng người Quảng Ngãi.
Cũng là con don, cũng hành lá, cũng bánh tráng gạo nướng giòn nhưng muốn có bát don ngon thì người nấu phải “gửi cả tâm tình” của mình vào đó. Khi nấu canh don, chỉ cần quá lửa hoặc nêm nếm không phù hợp là mất ngon ngay.
Món don được cải biên với trứng vịt lộn chấm muối tiêu chanh (Ảnh: Don Cổ Lũy)
Tô don ngon không cần nhiều gia vị vẫn tỏa mùi thơm hấp dẫn nhưng chắc chắn không thể thiếu được mắm và ớt sim. Mỗi tô don được dọn ra chừng 3 thìa ruột, thêm chút hành lá thái nhỏ, hành tây thái sợi, ngâm nước cho khỏi hăng rồi chan nước don vào. Trên cùng bày mấy lát ớt đỏ vừa đẹp mắt, lại vừa át mùi tanh. Thực khách có thể vắt thêm chanh hoặc giấm tùy khẩu vị, sau đó bẻ bánh tráng gạo (sống hoặc nướng tùy sở thích) vào bát, đợi cho bánh mềm rồi thưởng thức.
Không chỉ là món ăn đặc sản mà don còn mang cả hơi thở và cuộc sống lam lũ của người dân xứ Quảng. Hãy một lần dừng chân bên núi Ấn sông Trà, thưởng thức những món ngon từ don để cảm nhận trọn vẹn hương vị mặn mòi của tình sông nước nơi đây.
Sự phát triển của ẩm thực trong hoạt động du lịch tỉnh Gia Lai
Ẩm thực có mối quan hệ chặt chẽ với du lịch, là điều kiện và động lực để phát triển du lịch. Đối với du khách, ăn uống không chỉ là nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu trong hành trình, mà còn phải đáp ứng về chất lượng, sự trải nghiệm hay khám phá điều mới mẻ của ẩm thực tại điểm đến.
Một số hoạt động ẩm thực đang được thu hút du khách hiện nay như: các hội chợ, lễ hội ẩm thực, nhà hàng ẩm thực đặc trưng của các vùng miền, ẩm thực đường phố, ẩm thực truyền thống qua những tour trải nghiệm đồng quê... Việt Nam được thế giới biết đến như là "bếp ăn của thế giới" bởi sự phong phú của các món ăn thể hiện đặc trưng vùng miền. Năm 2020, tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) đã bình chọn Việt Nam là "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á".
Cùng hòa nhập vào xu hướng phát triển ẩm thực du lịch này, những năm gần đây, tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều sự kiện mang nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên như: Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Pleiku), "Lễ hội hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh), Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (huyện Phú Thiện); Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô (huyện Ia Grai); Ngày hội du lịch huyện Kbang (huyện Kbang); Ngày hội Hoa Muồng vàng (huyện Chư Prông); Phiên chợ cửa khẩu (huyện Đức Cơ)... Tại các sự kiện này luôn tổ chức gian hàng ẩm thực, trong đó các món ăn truyền thống luôn có mặt như: cơm lam, gà nướng, thịt heo nướng, rượu cần và một số món ăn đường phố.
Ẩm thực Gia Lai còn được thực khách đánh giá cao bởi các món ngon, hấp dẫn tại các nhà hàng tại trung tâm thành phố Pleiku. Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) khi thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh "Tìm hiểu các giá trị văn hóa ẩm thực đặc trưng trong việc phát triển du lịch ở tỉnh Gia Lai", nguồn nguyên liệu của Gia Lai từ sông Sê San (cá Anh Vũ, cá lăng, cá chình), heo sọc dưa, thịt bò, gà đi bộ và sự phong phú của các loại rau... đã mang đến cho thực khách với những món ngon được đánh giá là đặc trưng của Gia Lai: cá Anh Vũ hấp, cá chình nướng nghệ, lẩu cá lăng, heo sọc dưa 7 món, bò một nắng muối kiến vàng, gà đi bộ lên mâm, rau rừng Gia Lai, gỏi tép Biển Hồ...
Đặc biệt, hai dân tộc Bahnar và Jrai có ảnh hưởng lớn đến vùng đất Gia Lai, phong tục tập quán, sinh hoạt nếp sống của họ thể hiện nét đặc trưng riêng về vùng miền tạo nên nét văn hóa riêng biệt cho Gia Lai. Tại thành phố Pleiku đã hình thành chuỗi các nhà hàng mang phong cách truyền thống Tây Nguyên chuyên phục các món ăn truyền thống của người đồng bào và đã trở thành những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Gia Lai như cơm lam, gà nướng, lá mì cà đắng... và luôn kết hợp chương trình văn nghệ cồng chiêng vào buổi tối để du khách cùng thưởng thức.
Ẩm thực đường phố của Gia Lai cũng không thể thiếu trong hành trình khám phá điểm đến của du khách. Cái tên "Chợ đêm Pleiku" vốn dĩ đã được hiện hữu từ rất lâu với người dân thành phố Pleiku và đã có tên trong sổ tay hành trình của du khách. Là một chợ đầu mối chủ yếu các mặt hàng nông sản, nhưng "Chợ đêm Pleiku" vẫn là điểm trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn của các món ăn đường phố: Bún mắm cua Gia Lai, lụi nướng, xiên nướng, cơm tô, bún thịt nướng, xôi chiên, chân gà nướng, sinh tố trái cây đủ loại...
Gia Lai là địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước khá thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả như: Sầu riêng, bơ, mít, xoài, nhãn, na (mãng cầu), thanh long, chôm chôm, cam, bưởi da xanh, chanh dây, dứa, chuối... Qua kết quả khảo sát của VIRI tại 10 quán cà phê có quy mô, không gian đẹp tại trung tâm Pleiku về "Xu hướng đồ uống trong thời gian tới sẽ tập trung vào một số đồ uống tốt cho sức khỏe", hầu như các quán cà phê đều có nhận xét chung về việc thực khách rất thích dùng các loại đồ uống từ trái cây của Gia Lai như: cam, bưởi, chanh dây, xoài, dưa hấu, thơm (dứa), bơ...
Có thể nói, ẩm thực của Gia Lai có sự chi phối khá lớn trong hành trình khám phá điểm đến của du khách. Tuy nhiên, ẩm thực Gia Lai cũng chỉ mới khai thác là một dịch vụ ăn uống trong tổng thể chuỗi các dịch vụ du lịch của du khách chưa thật sự thành sản phẩm ẩm thực du lịch. Để ẩm thực Gia Lai thật sự là lợi thế trong khai thác du lịch cần thiết có những hoạt động mang tính chuyên đề về ẩm thực như: lễ hội ẩm thực, lễ hội món ăn đường phố, lễ hội món ăn cao cấp, lễ hội món ăn truyền thống. Xây dựng các tour du lịch ẩm thực gắn với trải nghiệm văn hóa vùng miền để khai thác thế mạnh về ẩm thực truyền thống. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá cho hoạt động ẩm thực du lịch trên cơ sở khai thác tối ưu công nghệ thông tin hiện nay; xây dựng sản phẩm quảng bá chất lượng cao (video, clip, sách) giới thiệu món ăn, chương trình trải nghiệm ẩm thực du lịch...
Bánh xèo Việt Nam 'gây thương nhớ' tại Lễ hội văn hóa dân tộc Italy Món ăn bình dân bánh xèo đã giúp Việt Nam tạo ấn tượng đặc biệt cho ẩm thực truyền thống và lần thứ tư giành giải cao tại Lễ hội văn hóa dân tộc Bagnara của Italy. Ảnh minh họa Lễ hội văn hóa dân tộc Bagnara năm 2022 được tổ chức tại thị trấn Bagnara, tỉnh Ravenne thuộc vùng Emilie Romangne của...