“Đòn bẩy” cho chương trình giáo dục phổ thông mới
Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, mô hình trường học mới (MHTHM) được nghiên cứu triển khai ở cấp tiểu học từ 12/2012 đến 5/2016.
Mối quan hệ giữa GV với HS, nhà trường với cộng đồng, môi trường học tập cải thiện theo hướng tích cực
Từ năm học 2016-2017 đến nay, MHTHM được thực hiện ở các cơ sở giáo dục tiểu học trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Bên cạnh ưu điểm thì MHTHM cũng còn những hạn chế đòi hỏi các nhà trường, giáo viên điều chỉnh, vận dụng sáng tạo để phương pháp dạy học trên hỗ trợ đắc lực cho quá trình triển khai CTGDPT và SGK mới.
Thuận lợi song hành cùng thách thức
Ghi nhận từ Bộ GD&ĐT cho thấy: Đến nay, việc thực hiện MHTHM nhìn chung đã thành công, đạt hiệu quả tốt, tạo tiền đề vững chắc và điều kiện thuận lợi cho đổi mới CT, SGK sắp tới về cả cơ sở vật chất, đội ngũ GV và HS.
Từ phương pháp dạy học (PPDH) này GV đã thay đổi cách thức tổ chức lớp học, tự quản và tự học của HS được nâng lên. Mối quan hệ giữa GV với HS, nhà trường với cộng đồng, môi trường học tập cải thiện theo hướng tích cực.
Với MHTHM, cách thức tổ chức lớp học có nhiều thay đổi tích cực
MHTHM cũng đã thay đổi cách nhìn về quá trình dạy học của GV, giúp định hướng cho GV một cách rõ ràng hơn về đổi mới PPDH. GV biết vận dụng thích hợp các PPDH tích cực nhằm phát huy tối đa khả năng tự học, sáng tạo của mỗi HS; tăng cường các hoạt động hướng dẫn, tổ chức để HS được thực hành, trải nghiệm nhiều hơn trong mỗi giờ học…
Áp dụng MHTHM đã tạo ra thay đổi tích cực trong quá trình học tập, rèn luyện của HS. HS được học tập tích cực, chủ động, hứng thú do có cơ hội bày tỏ, chia sẻ qua trải nghiệm; có cơ hội thực hành và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày…
Đặc biệt, từ khi triển khai MHTHM, các trường TH đã chú trọng đổi mới cách thức nội dung các hoạt động giáo dục để phát triển phẩm chất năng lực HS. Nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức…
Video đang HOT
Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm thì MHTHM cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Ví như, việc quản lí, tổ chức lớp học theo MHTHM ở một số địa phương, lớp học còn mang tính hình thức. Các hội đồng tự quản được thành lập nhưng GV chưa tổ chức, chưa tạo điều kiện để HS hoạt động thực sự. Các công cụ hỗ trợ cho tổ chức lớp được thực hiện và đi vào hoạt động nhưng một số trường chưa phát huy tác dụng, thậm chí nhiều GV chưa hiểu hết ý nghĩa, bản chất của công cụ đó.
HS mạnh dạn, tự tin với phương pháp dạy học MHTHM
Bên cạnh đó, một số GV do nguyên nhân nào đó còn cứng nhắc, rập khuôn máy móc nên việc vận dụng PPDH theo MHTHM chưa linh hoạt, dạy học theo nhóm còn mang tính hình thức, chưa phát huy hết ưu thế của PPDH này, hiệu quả mang lại chưa cao.
Về nội dung, GV còn quá lệ thuộc vào tài liệu hướng dẫn học tập, chưa chú ý dạy theo đối tượng HS, dạy học còn hời hợt, thiếu sự hỗ trợ tích cực để khắc sâu kiến thức, nâng cao năng lực cho HS…
Để MHTHM hỗ trợ tích cực đổi mới giáo dục
Đến nay, một số địa phương đã và đang triển khai tốt MHTHM như: Kiên Giang (85%); Điện Biên (84%); Cần Thơ (78,3% ); Lào Cai (54,9%); Lâm Đồng (51,9%)… Nhiều địa phương có tỉ lệ HS tham gia MHTHM từ 20-40%.
Học sinh được trải nghiệm nhiều hơn với MHTHM
HMTHM có nhiều tính ưu việt và việc thực hiện MHTHM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tuy nhiên, theo ông Thái Văn Tài – Quyền Vụ trưởng Vụ GD TH – thì cần quan niệm đây là một PPDH tích cực để chỉ đạo và vận dụng một cách hợp lý. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là đội ngũ GV gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng mới (điều chỉnh nội dung dạy học để gắn với thực tiễn cuộc sống HS, không linh hoạt trong sử dụng phương pháp, hình thức, không có thói quen làm và sử dụng đồ dùng dạy học, ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học…).
Vì vậy cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, trong đó tập huấn trực tiếp vẫn là hình thức hiệu quả nhất.
GV thực hiện PPDH này một cách linh hoạt, bảo đảm hiệu quả trên nguyên tắc đặt mục tiêu giáo dục hiệu quả HS lên hàng đầu.
Khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn học, GV cần chuẩn bị phương án tổ chức các hoạt động học cho HS, ghi nhật kí, điều chỉnh, bổ sung để tránh tình trạng GV không nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
Ngành giáo dục các địa phương cần chỉ đạo việc thực hiện MHTHM một cách linh hoạt, bảo đảm hiệu quả, có thể vận dụng các thành tố tích cực của PPDH này khi thấy phù hợp với tình hình thực tế và có hiệu quả. Coi MHTHM là một PPDH tích cực, tuyên truyền các điển hình thực hiện tốt để các cơ sở giáo dục tiểu học tích cực vận dụng, đổi mới PPDH phát triển năng lực phẩm chất HS.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng chỉ ra, các địa phương cần triển khai đồng loạt các giải pháp về chỉ đạo quản lý; Phát triển đội ngũ GV và CBQL; Tổ chức lớp học mới, môi trường học tập; Phối hợp với cha mẹ HS và cộng đồng… – ông Thái Văn Tài – Quyền Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học.
Đức Trí
Theo GDTĐ
Tới đây, giáo viên sẽ dạy 2 buổi/ngày nhưng lương không tăng
Bộ trưởng Nhạ cho hay, tới đây, giáo viên tiểu học sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày, vất vả hơn hiện nay nhưng lương, thu nhập không tăng.
Ngày 14/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với Giáo dục Tiểu học. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.
Đối với Giáo dục Tiểu học, năm học 2019-2020 sẽ là năm "nước rút" để chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ lớp 1 sau đúng một năm nữa - đây cũng là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất tại Hội nghị triển khai năm học mới của bậc học này.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi tại Hội nghị (Ảnh: moet.gov.vn)
Tại Hội nghị, ông Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết:
Trong điều kiện chỉ còn một năm nữa sẽ chính thức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, do đó những mục tiêu trong năm 2019-2020 của bậc Tiểu học sẽ chủ yếu xoay quanh việc chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trọng này.
"Cụ thể, Giáo dục Tiểu học sẽ tập trung thực hiện rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất các trường tiểu học đáp ứng điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn bị sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học.
Đồng thời sẽ chú trọng đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lí, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục, chú trọng kết hợp giữa dạy chữ và dạy người" - ông Tài cho hay.
Đổi mới là quá trình, nếu đòi hỏi chu toàn hết ngay khó có thể làm được nhưng quan trọng là có lộ trình, bước đi và phải đúng hướng và kiên định" - Bộ trưởng chia sẻ.Nhắc lại kinh nghiệm triển khai mô hình trường học mới (VNEN) khi chưa chuẩn bị thấu đáo về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất như mội bài học cho lần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trước hết là với lớp 1 tới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện và định hướng chuẩn bị tâm thế cho những người tham gia vào quá trình đổi mới.
"Tới đây, giáo viên tiểu học sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày, vất vả hơn hiện nay nhưng lương, thu nhập không tăng, đây là việc phải được định hướng để giáo viên sẵn sàng tâm thế.
Nhìn nhận một số việc mà giáo dục tiểu học đã triển khai trong thời gian qua như đổi mới kiểm tra, đánh giá, khen thưởng học sinh hay giảm áp lực hồ sơ sổ sách cho giáo viên, Bộ trưởng cho rằng, đã được triển khai tốt nhưng vẫn chưa triệt để, vẫn còn đánh giá khen thưởng dựa trên mong muốn của phụ huynh, thành tích của nhà trường; vẫn còn tình trạng lạm dụng hồ sơ sổ sách ở một số cơ sở giáo dục, gây áp lực cho giáo viên.
"Việc giảm hồ sơ sổ sách Bộ đã chỉ đạo rồi nhưng ở nhiều cơ sở giáo dục việc triển khai chưa triệt để.
Có nơi lãnh đạo chưa kịp đổi mới, còn chưa thực sự coi mình là người trong cuộc, vẫn còn cảm thấy đây là vấn đề của người khác. Chỉ khi chúng ta thấy được đây là việc của mình thì mới thống nhất được trong hành động" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Riêng về vấn đề chuẩn bị cơ sở vật chất cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng đề nghị, cần nâng cao hơn nữa vai trò của địa phương để giải quyết những vấn đề còn tồn tại hiện nay như sĩ số học sinh/lớp đông, thiếu trường lớp dạy và học 2 buổi/ngày, thiếu công trình nước sạch, nhà vệ sinh, sắp xếp, dồn ghép trường lớp cơ học, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Để học thực sự là niềm vui Một kỳ nghỉ hè dài vừa kết thúc, học sinh của nhiều trường đã bắt đầu đến trường nhập học. Làm sao để đón năm học mới với tâm thế hào hứng là điều mà nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm. Đồng hành cùng con Cha mẹ bên cạnh các con trong ngày nhập trường đầu tiên luôn là sự khích lệ...