Đối phó với nấm âm đạo khi mang thai
Sẽ là một trở ngại cho những bà bầu khi bị nhiễm nấm vì cảm giác ngứa ngáy râm ran, khí hư ra nhiều làm bạn khó chịu, mệt mỏi. Đặc biệt tại thời điểm khí hậu ẩm ướt, mưa nắng thất thường cộng thêm những thay đổi trong quá trình thai nghén là nguyên nhân cho các loại nấm phát triển mạnh. Bạn sẽ làm gì khi bị nhiễm nấm đây?
Khi mang thai, ở một số chị em sẽ thấy hiện tượng khí hư ra nhiều, thỉnh thoảng thấy ngứa ở vùng kín nhưng không dám gãi. Có chị vì ngại ngùng mà không biết chia sẻ cùng ai, đi khám thì cũng không thấy bác sĩ nói gì nên bụng bảo dạ chắc không phải bị nhiễm nấm.
Nếu bị nhiễm nấm âm đạo ở giai đoạn đầu thì những ảnh hưởng xấu của nó cũng không đáng ngại lắm. Tuy nhiên, vẫn cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng tới làn da hay đôi mắt của bé trong quá trình sinh thường.
Lời khuyên:
- Nên vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh theo cách như sau “lá chè xanh rửa sạch đun kỹ rồi pha với nước thêm một chút muối rồi vệ sinh ngày 2-3 lần”. Nước chè xanh rất tốt vì có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều… Ngoài việc vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh nên tắm bằng nước chè xanh để cải thiện tình trạng viêm nhiễm do nấm âm đạo gây ra.
Khi đi vệ sinh, nên lau rửa “vùng kín” từ trước ra sau để tránh lây nhiễm nấm âm đạo.
- Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A có trong rau quả, trứng, thực phẩm giàu vitamin D có trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa, ăn sữa chua thường xuyên và nên dùng thêm tỏi trong các món ăn để tăng cường hệ miễn dịch.
- Nên uống nhiều nước khoảng 2 lít/ngày.
Video đang HOT
- Nên mặc quần áo rộng rãi, lựa chọn quần chip bằng chất liệu cotton và thay quần chip thường xuyên.
- Khi đi vệ sinh, nên lau rửa “vùng kín” từ trước ra sau để tránh lây nhiễm nấm từ hậu môn cho “vùng kín”.
- Không được ăn quá nhiều các thực phẩm ngọt.
- Không tắm nước quá nóng, tránh dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo.
- Không nên làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
- Không dùng đồ lót hay miếng lót làm từ vải flannel vì nó sẽ là nơi ẩn náu lý tưởng cho các loại vi khuẩn.
- Đa số chị em phụ nữ khi mang bầu đều bị nhiễm nấm âm đạo vì vậy khi đã bị nhiễm nấm rồi thì phải giữ cho vùng âm đạo sạch, khô và tốt nhất không nên mặc quần lót đi ngủ để tăng cường lưu thông không khí giúp vùng kín khô, thoáng.
Nếu bà bầu nào có bị nhiễm nấm âm đạo cũng đừng lo lắng quá kẻo ảnh hưởng tới mẹ và bé. Hãy làm theo những chỉ dẫn ở trên để loại bỏ tình trạng khó chịu này.
Theo SKDS
Hậu quả từ thói quen ngoáy tai
Ngoáy tai là thói quen rât thường gặp, từ trẻ đên già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là đê cho tai sạch. Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vây ngoáy tai thường xuyên như thê có tôt không?
Hậu quả khi ngoáy tai nhiều
Ngoáy tai nhiêu gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thê đưa thêm vi khuân, nâm từ môi trường bên ngoài xâm nhâp vào da ông tai. Chảy máu tai do rách da ông tai ngoài là môt trong những tai biên hay gặp nhât của viêc ngoáy tai. Khoa Câp cứu Bênh viên tai mũi họng Trung ương cũng đã tiêp nhân môt trường hợp bênh nhân ngoáy tai bằng que sắt lây từ môt cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tôn thương nặng nê.
Nêu ngoáy tai làm nhiêm khuẩn ông tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.
Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhĩ.
Viêm ống tai là hậu quả thường gặp
Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.
Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường.
Nhiễm nấm do ngoáy tai.
Cách xử trí đúng môt sô biêu hiên khó chịu của tai
Khi ngứa tai, tức là ông tai ngoài đang bị tôn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tôn lan rông và nặng nê hơn. Lúc này nên nhỏ thuôc dùng cho tai ngoài trong vòng môt tuân. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.
Nêu nước vô tình vào trong ông tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lây que tăm bông đặt nhẹ vào trong ông tai, đê yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự đông hút hêt, tuyêt đôi không nên lau chùi nhiêu.
Nêu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.
Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.
Mỗi bộ phận của tai ngoài giữ chức năng riêng
Tai ngoài là bộ phận của tai (cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai ngoài - đúng như tên gọi của nó, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn. Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.Theo SKDS
Mặc quần lót ẩm gây bệnh phụ khoa Nên sấy khô quần lót trước khi mặc Nấm âm đạo là một bệnh phổ biến ở phụ nữ. Bệnh có thể lây qua quan hệ tình dục, mặc quần áo ướt, lây qua bệ xí, tắm rửa nước bẩn ở ao hồ. Mấy ngày mưa liên tiếp nên chị P. (40 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) phơi quần áo mà không...