Đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai, mẹ bầu nên biết
Đau dây chằng khi mang thai là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ với những cơn đau nhẹ, ít và tăng dần lên khi bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ do lúc này thai nhi đã phát triển doàn diện thể chất toàn diện nhất.
Dây chằng là một nhóm các mô cứng có tác dụng hỗ trợ cơ bắp và các cơ quan nội tạng. Dây chằng được gắn vào mỗi bên của phần dạ con, và ở bên thành của khung xương chậu. Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp khi mang thai, nhất là khi thai nhi phát triển nhiều, dẫn đến việc dây chằng cũng phải mở rộng và dày lên để đủ sức hỗ trợ tử cung, nâng đỡ trọng lượng bé, nước ối, nhau thai, … Đau dây chằng thường diễn ra ở phần bụng dưới, có khi đau sâu ở bên trong háng, kéo dài lên phía trên và ra phía ngoài hai bên đầu hông, có thể đau ở một hoặc cả hai bên bụng của mẹ bầu, đau nhói khi đột ngột thay đổi vị trí hoặc đau âm ỉ ở phần bụng dưới khi làm việc quá sức,…
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Các bà bầu nên có một chế độ làm việc nhẹ nhàng, thư giãn, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Khi làm việc mà cảm giác bị đau thì hãy ngừng công việc một chút và thư giãn cho đến khi cơn đau giảm hẳn mới nên quay lại làm việc. Mẹ bầu đừng nên gắng sức vì như thế có thể sẽ khiến triệu chứng đau thêm phần trầm trọng hơn mà thôi. Đối với những mẹ bầu làm việc trong môi trường văn phòng thì sau thời gian làm việc 45 phút – 1 tiếng, chị em nên đi lại thư giãn khoảng 5 phút.
Tư thế nằm của bà bầu rất quan trọng bởi nằm đúng thì bạn sẽ hạn chế được rất nhiều “vị khách không mời” trong thai kỳ của mình như chứng đau lưng, đau hông, đau xương chậu khi mang thai,… Theo đó, bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái để giúp máu dễ dàng lưu thông từ tim đến các cơ. Mẹ có thể đặt một chiếc gối ở dưới bụng và một chiếc kẹp giữa 2 chân. Khi đang ngồi mà cảm giác đau hãy đứng lên hoặc nằm xuống từ từ để được thư giãn.
Vận động cơ thể
Mẹ bầu nên thường xuyên vận động thân thể. Đi bộ chính là một cách hiệu quả để giảm các cơn đau dây chằng. Khi đi bộ, mẹ nên sử dụng giày thể thao để các dây chằng tại chi dưới di chuyển linh hoạt hơn.
Massage thư giãn
Video đang HOT
Khi bị đau, mẹ có thể xoa bóp hông, đắp khăn nóng vào vùng bụng dưới. Ngoài ra, mẹ có thể ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm vòi sen có tác dụng tương tự giúp dễ chịu và làm dịu các cơn đau. Chú ý mẹ chỉ nên để nước vừa đủ ấm và chỉ nên ngâm mình khoảng 10 – 15 phút thôi nhé!
Dùng đai đỡ bụng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho bụng bầu và giúp chống lưng cho các chị em. Loại đai này thích hợp dùng cho mẹ khi đi bộ nhiều, đi xe dường dài,… Nó sẽ hỗ trợ dây chằng trong quá trình nâng đỡ tử cung đầy vất vả nên mẹ sẽ đỡ bị đau hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng đai đỡ bụng, vì khi đó các cơ được hỗ trợ sẽ làm việc ít đi, có thể kéo theo những hệ quả về vấn đề giảm trương lực cơ sau sinh.
Dùng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau khiến mẹ không ngủ được thì mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng Paracetamol để giúp giảm đau. Mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi mang thai bởi việc này sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi.
Gặp bác sĩ
Nếu cơn đau dây chằng kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng kèm các dấu hiệu như đau dữ dội, sốt, ớn lạnh, buồn nôn… mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn tốt nhất cho tình trạng của mình.
Theo www.phunutoday.vn
Bị tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?
Trong chu kì ,mang thai, bệnh tiểu đường được các mẹ bầu chú ý quan tâm. Mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Ăn những thực phẩm chứa carbonhydrates phức tạp, hạn chế ăn carbonhydrates đơn giản
Với những người bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường. Những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.
Carbonhydrates là thành phần chính để tạo ra lượng đường trong máu gồm carbonhydrates phức tạp và carbonhydrates đơn giản. Trong khi Carbonhydrates đơn giản làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng, thì carbonhydrates phức tạp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Những thực phẩm có carbonhydrates đơn giản mẹ bầu nên hạn chế ăn bao gồm bánh ngọt, bánh mì, cơm, kẹo, đường,...
Nên ăn những thực phẩm chứa carbonhydrates phức tạp, đó là:
- Bánh mì làm từ lúa mì
- Lê, đào, cam, táo
- Đậu
- Bắp
- Nên ăn nhiều hoa quả tươi
Người bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn thêm đường như glucose, bánh kẹo, tốt nhất là nên ăn hoa quả tươi, đặc biệt là dùng nước ép hoa quả, sữa chua, sữa, cơ thể bạn sẽ hấp thụ các loại đường trong nước hoa quả hoặc trong sữa chậm hơn.
Chọn thực phaamrcos chỉ số đường huyết (GI) thấp
Chỉ số đường huyết GI là chỉ lượng đường glucose từ thực phẩm ngấm vào máu ở mức độ nào đó sau khi ăn. Thực phẩm có GI thấp đó là những loại giàu chất xơ, giúp bạn quản lý bệnh tiêu đường hiệu quả, cơ thể không mất nhiều thời gian để tiêu hóa và glucose được giải phóng từ từ vào máu.
Những thực phẩm có chỉ số GI thấp đó là: mì ống làm bằng bột lúa mì; lê, đào, táo, cam, đậu đỗ, ngô ngọt...
Hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao như khoai tây chiên, gạo trắng.
Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
- Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo. Đồ ăn có GI cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.
- Cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa: Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad; Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào; Cắt chất béo từ thịt.
- Không bỏ bữa ăn: Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.
- Không ăn quá nhiều thức ăn có đường: Hãy thử cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas... Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì chỉ ăn có 3 bữa chính, hãy ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày, cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao. Và đây cũng là cách tạo thời gian cho insulin đủ thời gian chuyển hóa năng lượng.
Theo www.phunutoday.vn
Bé trai ở Tuyên Quang chào đời mới 10 ngày đã bị thủy đậu Mẹ bé mắc bệnh thủy đậu ba ngày trước khi sinh và lây cho con, khiến bé mới 10 ngày tuổi đã xuất hiện triệu chứng bệnh. Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng sốt, xuất hiện bóng nước toàn thân. Trước khi sinh ba ngày mẹ bé bị thủy đậu. Khi mang thai...